‘Cuộc đời thật bất công’ khi biết những điều này chỉ thuộc về Lâm Tâm Như
Giàu có, xinh đẹp, có chồng soái ca, Lâm Tâm Như không sống uổng cuộc đời này!
Nếu nói chỉ ngưỡng mộ Lâm Tâm Như thôi chắc chưa đủ mà phải khẳng định là “ghen tị” với cô mới đúng!
Người đẹp bị thời gian bỏ quên
Ở tuổi 40, Lâm Tâm Như vẫn khiến nhiều người lầm tưởng là cô gái xuân sắc mới bước qua tuổi đôi mươi bởi hiếm có ai còn giữ được nét thanh xuân, tươi trẻ như nàng Hạ Tử Vy năm nào. Không chỉ gây ấn tượng khi xuất hiện tại các sự kiện nổi bật với gout thời trang tinh tế, Lâm Tâm Như còn khiến nhiều fan ngưỡng mộ khi ở hữu làn da trắng mịn màng không tỳ vết.
Lâm Tâm Như khi còn trẻ đã là một mỹ nhân.
Trong những bức ảnh để mặt mộc, ngọc nữ màn ảnh nhận được khá nhiều lời khen ngợi. Cô nhiều lần nằm trong danh sách những người đẹp bị thời gian bỏ quên. Đối với những ngôi sao lâu năm trong làng giải trí hiếm có ai lúc nào cũng rạng rỡ và thoải mái như Lâm Tâm Như. Có lẽ chính vì điều này mà ở cô gây được ấn tượng của sự gần gũi và thân thiện khiến ai cũng muốn ở gần.
Ở tuổi tứ tuần, Lâm Tâm Như vẫn là “tuyệt sắc giai nhân”.
Từng có thông tin tiết lộ, thời điểm đóng Hạ Tử Vy trong Hoàn Châu Cách Cách, Lâm Tâm Như được đánh giá là người đẹp có dung nhan mỹ miều. Thậm chí trong thời gian quay phim, bố của Tô Hữu Bằng đã lặn lội tới phim trường để tận mắt nhìn thấy nàng Hạ Tử Vy ngoài đời. Ông dành khá nhiều lời khen ngợi cho Lâm Tâm Như.
Tài nữ của làng nghệ Hoa ngữ
Nhắc đến Lâm Tâm Như, khán giả chắc chắn sẽ nhớ tới hình ảnh nàng Hạ Tử Vy nhu mì, hiền thục trong Hoàn Châu Cách Cách (1997). Vai diễn đưa tên tuổi của cô gái trẻ lên một tầm cao mới. Thậm chí bộ phim trở thành một hiện tượng trên toàn Châu Á. Lâm Tâm Như bứt phá lên hàng ngôi sao hạng A và tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” cho những vai diễn đình đám tiếp theo đó.
Lâm Tâm Như trong vai Hạ Tử Vy.
Năm 2001, Lâm Tâm Như lại góp mặt trong dự án của nữ văn sĩ Quỳnh Dao mang tên Tân dòng sông ly biệt, đóng cùng những cái tên như Triệu Vy, Tô Hữu Bằng, Cổ Cự Cơ. Bộ phim cũng trở thành một trong những dự án để đời của Lâm Tâm Như cũng như dàn diễn viên chính. Tân dòng sông ly biệt là phim truyền hình ăn khách nhất Trung Quốc năm 2001 và được khán giả xem đi xem lại rất nhiều lần.
Video đang HOT
Lâm Tâm Như và Tô Hữu Bằng trong Tân dòng sông ly biệt.
Sau này, Lâm Tâm Như tiếp tục góp mặt trong một số vai diễn đình đám khác như Thủy hử, Phong thần Bảng Võ vương phạt trụ, Mỹ nhân tâm kế, Tỷ tỷ tiến lên… Hầu hết các dự án đều được đánh giá cao và Lâm Tâm Như nhanh chóng được bình chọn là “ngọc nữ màn ảnh Cbiz” bởi hình tượng trong sáng, tài năng và ít scandal.
Một Lâm Tâm Như rất khác trong Khuynh thế hoàng phi.
Không chỉ thành công ở vai trò là diễn viên, Lâm Tâm Như còn là một nhà sản xuất tài ba và khéo tay. Tiếp nối đề tài về hậu cung, ngọc nữ màn ảnh cho ra đời Khuynh thế hoàng phi với vai trò vừa là nhà sản xuất vừa là diễn viên chính. Bộ phim có sự tham gia của Hoắc Kiến Hoa cũng là người chồng hiện tại của Lâm Tâm Như.
Ngoài số tiền thu nhập từ các vai diễn và từ các bộ phim mình sản xuất, Lâm Tâm Như còn “bỏ túi” được khá nhiều cát-xê khi làm gương mặt đại diện hay tham gia các nhãn hàng quảng cáo danh tiếng. Cô cũng được mời tham dự các nhiều show diễn thời trang trong nước và quốc tế.
Nhiều bạn bè yêu quý
Chính sự thân thiện, gần gũi và nụ cười luôn nở trên môi, Lâm Tâm Như là nghệ sĩ nữ có nhiều bạn bè thân thiết trong làng giải trí Cbiz. Khác với các ngôi sao khác dính những tin đồn thất thiệt, những mối quan hệ bất hòa, Lâm Tâm Như từng được bình chọn là một trong những “nghệ sĩ tri kỷ” của làng giải trí bởi cô có khá nhiều bạn thân.
Lâm Tâm Như thân thiết bên Lưu Đào.
Nhắc đến những người bạn đồng nghiệp gần gũi nhất với Lâm Tâm Như không thể không nhắc tới những cái tên như Thư Kỳ, Từ Nhược Tuyên, Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Tô Hữu Bằng, Châu Tấn, Lưu Đào… Đối đãi với bạn bè khá tốt và dùng nhân cách của mình để cảm hóa mọi người, Lâm Tâm Như được rất nhiều người yêu quý. Đó cũng là lý do khiến cho rất nhiều nghệ sĩ vì nể cô đã tới dự đám cưới tại Bali ngày 31/7 vừa rồi mặc dù lịch trình rất bận rộn.
Dàn khách mời là những tài từ, tài nữ xuất hiện trong đám cưới Lâm Tâm Như.
Cô dâu bên bạn bè thân thiết.
Trong hôn lễ cùng Hoắc Kiến Hoa, rất nhiều ngọc nữ, Hoa đán, người đẹp đã tới dự đám cưới. Báo chí truyền thông khẳng định chỉ có đám cưới của Lâm Tâm Như mới có thể có sự hội ngộ của những cái tên như Thư Kỳ, Từ Nhược Tuyên, Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Châu Tấn, Ngô Kỳ Long – Lưu Thi Thi, Hồ Ca, Lưu Đào… tại cùng một chỗ.
Ông chồng soái ca vạn người mê
Ở tuổi 40, Lâm Tâm Như chỉ trải qua mối tình công khai duy nhất là Lâm Chí Dĩnh. Cô chọn cuộc sống độc thân một thời gian dài với nhiều chuyện tình tin đồn thoáng qua. Người đẹp nổi tiếng từng chia sẻ cô không tin vào tình yêu hôn nhân vì bị ảnh hưởng bởi chuyện quá khứ của bố mẹ. Nhưng, mọi chuyện đã thay đổi cho đến khi “ngọc nữ màn ảnh” gặp được Hoắc Kiến Hoa.
Là bạn bè với nhau đã nhiều năm, Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa có thể coi là tri kỷ. Thậm chí từng có tin đồn rằng thời điểm Hoắc Kiến Hoa quay trở lại với Trần Kiều Ân, sự thân thiết của Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa đã khiến nữ diễn viên nổi cơn ghen. Nhưng, sau một thời gian dài làm bạn, cặp đôi đình đám bất ngờ công khai thừa nhận tình yêu và mới tổ chức đám cưới vào ngày 31/7 vừa rồi.
Hoắc Kiến Hoa ân cần bảo vệ Lâm Tâm Như thoát khỏi vòng vây của fan, phóng viên.
Các fan dành nhiều lời khen ngợi cho sự đẹp đôi của Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa. Thậm chí có fan từng trêu chọc Lâm Tâm Như: “Chồng của em bây giờ đã biến thành ông xã của chị mất rồi”. Trả lời lại bình luận này, Lâm Tâm Như viết: “Như vậy là anh ấy đã là chồng cũ của em rồi đó”.
Vốn là nam tài tử “chuyên trị” vào vai các “soái ca” trong các bộ phim ngôn tình, Hoắc Kiến Hoa không thiếu những hành động ga lăng và lời nói hoa mỹ dành cho vợ. Được biết, trong đám cưới đình đám tại Bali, Hoắc Kiến Hoa đã khẩn thiết mời Thư Kỳ đến hôn lễ mặc dù cô cáo bận. Sự xuất hiện bất ngờ của người bạn thân khiến Lâm Tâm Như rất cảm động. Đặc biệt, Hoắc Kiến Hoa cũng rất tận tình chăm sóc cho bà xã cũng như chuẩn bị chu đáo cho đám cưới.
Thư Kỳ bất ngờ xuất hiện trong đám cưới khiến Lâm Tâm Như cảm động.
Điều may mắn nhất đối với Hoắc Kiến Hoa là được quen biết và kết hôn với Lâm Tâm Như.
Trong hôn lễ, trước sự chứng kiến của tất cả mọi người và gia đình hai bên, Hoắc Kiến Hoa bộc bạch: “Điêu may măn nhât vơi anh la quen biêt va đươc kêt hôn vơi em. Sau nay, du cuôc sông co nhiêu sóng gió thế nào đi chăng nữa, chung ta vân năm tay nhau, mai không xa rơi”.
Theo Khám Phá
Kết hôn không để mẹ bị tâm thần tham gia, khi qua đời bà để lại 1 chiếc hộp khiến con trai
Từ nhỏ, tôi đã cho rằng cuộc sống của mình thật bất công, mẹ là một người bị thiểu năng, bố hàng ngày đi làm xa ở lò gạch, một tay bà nội nuôi tôi khôn lớn.
ảnh minh họa
Trong ký ức của tôi, vòng tay của mẹ là một thứ xa vời, nghe bà nội kể, từ sau khi tôi chào đời, tôi chưa bao giờ được uống một giọt sữa của mẹ. Đến khi trưởng thành, tôi hỏi bà nội tại sao mẹ không chăm sóc tôi, bà nội nói rằng, trước tôi còn có một chị gái, khi đó bà cho rằng mặc dù mẹ bị bệnh như vậy nhưng chắc vẫn có thể chăm sóc cho con nào ngờ vì bất cẩn mẹ đã để chị gái bị chết vì lạnh, từ đó bà nội không cho mẹ động vào tôi.
Năm 6 tuổi, tôi nhớ có nhìn thấy mẹ với đôi bàn tay run rẩy đang học đan áo len, mãi cho đến tận năm tôi học lớp ba mẹ mới đan xong chiếc áo len màu nâu. Khi đó mẹ vui mừng mang chiếc áo đã đan cho bà nội, miệng ú ớ gọi tên tôi như có ý hãy đưa nó cho tôi để mặc khi trời lạnh. Nhưng bà không để ý đến mẹ, hơn nữa còn nói những lời khó nghe, bắt mẹ sau này hãy tránh xa tôi nếu không bà sợ mẹ sẽ hại chết tôi giống như đã từng hại chị gái tôi. Thực ra, chiếc áo đó rất nhỏ đối với tôi, bởi mẹ mất 3 năm mới đan xong nó.
Do sinh ra trong hoàn cảnh như vậy nên tính cách tôi vô cùng cô lập nên tôi không có lấy một người bạn nào để chơi cùng. Không những thế đám bạn thường chê cười vì tôi có một người mẹ khờ, mỗi lần bị ấm ức như vậy, khi trở về nhà tôi trút giận lên người mẹ, mắng mẹ, đánh mẹ. Mẹ giống như một đứa trẻ cứ cúi đầu và mặc cho tôi bắt nạt. Có lần mẹ còn khóc cầu xin tôi hãy đối xử tốt với bà.
Tôi nhớ có một lần, khi đó tôi học cấp hai, ngay cả cô giáo cũng cười nhạo rằng tôi là đứa trẻ không có mẹ dạy, còn mắng tôi là đứa con hoang. Lần đó sau khi tan học về nhà, tôi nghiến răng rồi cầm chổi đuổi mẹ chạy quanh sân. Mãi sau hàng xóm thấy không vừa mắt nên đã qua và ngăn tôi lại.
Về sau, tôi rất ít khi về nhà mà thường xuyên ở nhà bà nội. Bố thỉnh thoảng lại tới trường thăm tôi, ông cũng hiếm khi về nhà vì ông cũng rất ghét mẹ. Khi bố còn trẻ, do nhà nghèo nên mãi không lấy được vợ, rồi có người làm mai mối, bố không mất một đồng tiền nào mà vẫn lấy được một người vợ bị bệnh thiểu năng. Ngày đó bà mai nói rằng dù mẹ bị thiểu năng nhưng tính tình rất hiền lành, mẹ không bao giờ làm việc có hại đến người khác.
Mới đầu, bà nội vẫn ở chung với bố mẹ mà không ra ở riêng. Kết hôn được hai năm, mẹ mang thai người chị gái mà tôi chưa từng gặp mặt. Đến tháng thứ mười, để phòng tránh việc mẹ làm hại đến thai nhi bà nội đã trói mẹ lại.
Vào một ngày mùa đông năm đó, bố và ông bà nội có việc đi ra ngoài cả ngày. Trước khi đi họ đặt cơm đã chuẩn bị lên trên bàn cho mẹ rồi đậy lại, họ còn dặn dò mẹ nhớ phải cho chị gái tôi bú sữa kịp thời. Kết quả khi họ trở về vào buổi tối đó, mẹ tôi đang nằm giữa đống cỏ khô ở sân, còn chị gái thì nằm trên bàn, cơ thể đã cứng đờ.
Câu chuyện này là tôi được nghe kể lại từ người hàng xóm, tối hôm đó, mẹ tôi kêu gào thảm thiết suốt đêm, cũng kể từ hôm đó hàng xóm suốt 3 tháng liền không thấy bóng dáng mẹ tôi. Đến khi mang thai tôi, ngay hôm đầu khi mới sinh tôi ra, bà đã ôm tôi mang đi, thậm chí mẹ không được nhìn tôi đến một lần. Tôi lớn lên nhờ vào bú sữa của các bà mẹ khác.
Cho đến khi tôi đi học đại học, trước khi lên nhập học, mẹ trốn trong ngõ không dám ra tiễn. Từ khi đi học, hàng tháng tôi về nhà một lần, mỗi dịp quay trở lại trường học, thường nhìn thấy bà cầm thứ gì đó trong tay nhưng trốn ở cửa nhà người khác nhìn tôi, còn tôi bởi vì bị bạn bè chê cười nên trong lòng vẫn còn hận mẹ.
Thế nhưng, có lần tôi nghe được câu chuyện về những người bị thiểu năng, từ đó bắt đầu biết cảm thông cho mẹ. Và rồi lần đi sau đó, tôi đã chủ dộng chào tạm biệt mẹ, mẹ vẫn cúi đầu không dám nhìn, sau đó nhét thứ gì mà bà đang ôm trong lòng đưa cho tôi rồi quay người chạy mất.
Khi ngồi trên xe bus, tôi mở túi giấy mẹ đưa cho, trong đó có rất nhiều tiền lẻ hơn nữa đều đa số đã bị nhàu nát. Trong chốc lát tôi thấy thật hận bản thân và đáng trách, ôm túi tiền trong nước mắt lặng lẽ rơi. Và cũng bắt đầu từ lần đó, tôi bớt giận mẹ. Mỗi lần nghỉ hè về nhà, tôi đều mua cho mẹ chút đồ ăn hoặc thứ gì đó. Số tiền mẹ đưa tôi cũng đã trả lại và nói với mẹ từ giờ về sau không phải cho tôi nữa, tôi hữa sẽ chăm sóc hiếu thuận với mẹ.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi tìm được một công việc khá tốt tại thành phố hơn nữa còn có một cô gái xinh đẹp để ý tới. Qua thời gian tìm hiểu, chúng tôi thấy hợp nhau nên tính đến việc kết hôn. Trong thời gian yêu nhau tôi cũng không giấu diếm thân thế gia đình mình và kể rằng tôi xuất thân từ nông thôn, trong nhà còn có một ông bố già và bà mẹ thì bị thiểu năng, là bà nội đã nuôi dưỡng tôi khôn lớn. Dù biết hoàn cảnh nhà tôi như vậy nhưng cô ấy không hề có ý định từ bỏ còn nói cho dù nhà tôi có như thế nào chỉ cần chúng tôi thực sự yêu thương thật lòng với nhau là được.
Thế nhưng bố mẹ cô ấy lại rất có thành kiến đối với người mẹ mắc bệnh của tôi, họ nhất định không cho hai chúng tôi đến với nhau. Mãi sau khi cô ấy tranh cãi và tìm mọi cách họ mới để chúng tôi tiếp tục quan hệ và cưới nhau với điều kiện ngày chúng tôi kết hôn, mẹ tôi không được tham dự. Ban đầu, tôi vô cùng tức giận, thậm chí còn muốn chia tay với bạn gái, sau đó bà và bố thuyết phục, tôi mới miễn cưỡng đồng ý. Bố tôi nói, nếu không cho mẹ tôi đến tham dự buổi lễ thành hôn khiến tôi cảm thấy có lỗi thì đợi sau khi kết hôn hãy thường xuyên quan tâm, hiếu thuận với bà là được.
Ngày tôi kết hôn, mẹ không có mặt tại buổi lễ, bố đã đưa mẹ đến nhà anh em họ hàng. Nhưng khi chúng tôi chuẩn bị vào động phòng, tôi nhìn thấy mẹ đứng ở cửa kho đựng củi, khi phát hiện tôi nhìn thấy, bà vội thụt đầu vào trốn rồi đóng chặt cửa kho lại. Khi đó, tôi hận mình không thể chạy đến ôm chặt lấy mẹ, sau đó dõng dạc giới thiệu với mọi người rằng đó là mẹ tôi. Nhưng tôi lại không có đủ can đảm để làm như vậy bởi lúc đó gia đình nhà gái đến rất đông hơn nữa cũng là để cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ.
Sau khi kết hôn, tôi chuyển lên thành phố sống, gần như tuần nào vợ chồng tôi cũng về thăm bố mẹ. Lần đầu tiên nhìn thấy mẹ, cô ấy không hề có cảm giác sợ hãi hay hắt hủi mà thân mật gọi "Mẹ ơi!" khiến tôi bật khóc. Khi đó, mẹ run rẩy lấy từ trong người một chiếc khăn tay màu đỏ ra và nhét vào trong tay của vợ tôi rồi ú ớ biểu thị cho chúng tôi biết đó là quà mừng cưới của mẹ.
Vào một mùa đông năm đó, khi chúng tôi chưa kịp báo hiếu, mẹ đã qua đời. Trước khi mất, mẹ lấy một chiếc hộp dưới gầm giường, bàn tay run run nắm tôi sau đó ú ớ như muốn nói điều gì, rồi bà nằm xuống nghỉ ngơi. Nửa đêm hôm đó bà đã mất.
Sau khi mẹ mất, tôi mới nhận ra rằng, cuộc sống của mình thiếu đi một cái gì đó vô cùng quan trọng, trong lòng cảm thấy trống rỗng. Khi tôi mở chiếc hộp đó ra, bên trong là chiếc áo len màu nâu mẹ mất 3 năm mới đan xong mà tôi không được mặc, cùng với rất nhiều đồ chơi thậm chí còn có cả chiếc túi nhỏ đựng tiền mà bà từng đưa trước khi tôi nhập học và dưới cùng là một cuốn sổ nhỏ, mở ra bên trong cả cuốn sổ đều là viết tên tôi với những nét bút xiêu vẹo. Tôi nghẹn ngào không nói nên lời, nhưng những giọt nước mắt muộn màng chẳng thể đem tôi trở lại với mẹ được nữa rồi..
Theo daikynguyenvn.com
"Yên tâm đi, vợ anh mù mà, nó không nhìn thấy gì đâu" Anh - người chồng mà chị hết lòng tin yêu đang ghì chặt lấy cô ô sin trong tay. Thấy chị, cô ô sin vội đẩy anh ra. Cuộc sống của chị đang rất hạnh phúc. Chị mới kết hôn được gần một năm. Chồng chị là người đàn ông mẫu mực, hết lòng với chị. Kinh tế khá giả nên những gì...