Cuộc đời thăng trầm của giai nhân Thẩm Thúy Hằng
Dù đời nghệ sĩ của “người đàn bà đẹp” ngập trong danh vọng rực rỡ, nhưng cuộc đời riêng của đàn lại đậm đặc nỗi niềm và lẩn khuất nhiều đắng cay.
Đã có một thời, nhan sắc của bà trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Người ta ái mộ bà đến mức luôn muốn thấy bà hiện diện trong đời sống thường nhật. Vì vậy, chuyện người ta nhìn người đẹp này, ngó người đẹp kia để rồi so sánh: “Cằm chẻ, môi mọng hình trái tim như Thẩm Thúy Hằng, cắt tóc kiểu Thẩm Thúy Hằng, mũi đẹp như mũi Thẩm Thúy Hằng, mắt sâu như mắt Thẩm Thúy Hằng,…” hay hơn nữa là “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” âu cũng là điều dễ hiểu.
Nhan sắc và tài năng
Với vai diễn đầu tiên – Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương – một bộ phim đen trắng của hãng Mỹ Vân (1958, NSND Năm Châu đạo diễn), Thẩm Thúy Hằng đã nổi lên như một ngôi sao điện ảnh thực thụ và chinh phục hoàn toàn sự hâm mộ của khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Cái tên “Người đẹp Bình Dương” được khán giả ưu ái dành tặng bà và theo bà đi suốt hành trình nghiệp dĩ.
Bà sinh năm 1941, quê gốc ở Hải Phòng, nhưng lớn lên ở Long Xuyên, An Giang với tên khai sinh là Nguyễn Kim Phụng. Thuở nhỏ, cô bé Phụng đã tỏ ra lanh lợi và có gương mặt thanh tú, sáng láng hơn người. Tuổi trăng tròn, tinh hoa phát tiết, Phụng mặt hoa da phấn, mũi dọc dừa, trán thẳng, miệng cười duyên, nức tiếng là hoa khôi trong giới học trò, làm biết bao cậu trai mới lớn ra ngẩn vào ngơ.
Tuổi cắp sách đến trường, cũng như biết bao cô gái thích mơ mộng, Phụng khao khát gắn mình với nghệ thuật. Nên, khi biết tin hãng phim danh tiếng Mỹ Vân tổ chức thi tuyển diễn viên điện ảnh, Phụng đã lén ba mẹ ghi danh và giấu chiếc áo dài vào cặp để đi thi. Chỉ một cái liếc mắt, một điệu đánh tay, một cái nhoẻn miệng của Phụng đã khiến cả hội đồng giám khảo và những người có mặt trong cuộc thi năm ấy trầm trồ xoa xuýt, tán dương nhiệt liệt.
Người ta kháo tai nhau, vẻ đẹp sang trọng không ngoa ngoắt của Phụng bừng sáng cả sàn diễn, điệu bộ của Phụng cuốn hút người xem khiến họ quên cả những gì đang diễn ra xung quanh. Với tài năng ấy, với vẻ đẹp ấy, Phụng đã vượt qua hơn hai ngàn cô gái đương xuân sắc để giành giải nhất cuộc thi năm ấy. Ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Phụng nghệ danh Thẩm Thúy Hằng và gửi cô gái trẻ đi Hong Kong học lớp đào tạo diễn xuất ngắn ngày để trau dồi thêm khả năng thiên bẩm.
Về nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng được đánh giá là người đẹp nhất trong “ngũ đại kỳ nữ” ở mọi góc nhìn. Chính kỳ nữ Kim Cương, một người bạn rất thân với bà và nữ diễn viên Kiều Chinh khẳng định: “Hằng đẹp quá đi! Trong nhóm bạn thân về điện ảnh của tôi có Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng thì Chinh giỏi Anh Văn, tôi giỏi diễn xuất, còn đẹp nhất là Hằng. Hằng đóng cùng tôi nhiều phim như Người chồng bất đắc dĩ, Tứ quái Sài Gòn… Trong khi tụi tôi quay phim phải né để quay góc này hay góc kia cho đẹp, còn Hằng quay góc nào cũng đẹp”. Vẻ đẹp của Thẩm Thúy Hằng khi ấy đã trở thành chuẩn mực của nhan sắc, là niềm tự hào của phụ nữ Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.
Trên đỉnh cao danh vọng
Sau thành công của vai Tam Nương trong Người đẹp Bình Dương (đóng cặp với nam diễn viên Nguyễn Đình Dần), cái tên Thẩm Thúy Hằng nhanh chóng đi vào trí nhớ của người xem và ấn tượng với cụm từ “Người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng.
Video đang HOT
Từ một cô bé nhút nhát, Thẩm Thúy Hằng bước lên ngôi vị nữ diễn viên khả ái nhất của màn ảnh Sài Gòn vào cuối thập niên 50. Hãng nào cũng muốn tranh nhau, mời cho được bà đóng vai chính. Thậm chí, có hãng phim sẵn sàng trả cho bà cát-xê đến 1 triệu đồng cho 1 vai diễn (tương đương 1 kg vàng 9999 thời bấy giờ).
Trong số gần 60 phim bà đóng vai chính, có thể kể đến một số phim nổi tiếng như Ngưu Lang Chức Nữ, Trà hoa nữ, Tấm Cám, Sự tích trầu cau, Bạch Viên – Tôn Cát, Nửa hồn thương đau, Đôi mắt huyền, Dang dở, Tơ tình, Bóng người đi, Ngậm ngùi, Sóng tình, 10 năm giông tố… Bà đã có cơ hội làm việc bên cạnh các tên tuổi gạo cội của làng điện ảnh và sân khấu lúc bấy giờ: La Thoại Tân, Kim Cương, Trần Quang, Thanh Thúy, Thành Được, Út Bạch Lan, Túy Hoa. Có thể nói giai đoạn thành công rực rỡ nhất của Thẩm Thúy Hằng là khoảng thời gian 1965-1972. Phim nào có bà đóng, doanh thu cũng ngất ngưỡng.
Nhan sắc thiên phú cộng với niềm đam mê lao động nghệ thuật đã đưa Thẩm Thúy Hằng trở thành minh tinh sáng giá nhất trên đỉnh cao danh vọng. Bà được người đương thời liệt vào nhóm “ngũ đại kỳ nữ” cùng với Kim Cương, Kiều Chinh, Thanh Nga, Mộng Tuyền.
Không những vượt trội các nhan sắc trong nước, nhan sắc của bà còn vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ… đoạt giải Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Moskova và Tasken tại Liên Xô năm 1982, dù khi ấy bà đã ngoài 40 tuổi. Trước đó, bà còn hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á châu tại LHP Đài Bắc và giải Ảnh hậu Á châu trong LHP Á châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972-1974.
Không những vậy, bà còn thành công trong nhiều lĩnh vực khác như kịch nói (với nhiều vở được khán giả ghi nhớ: Sông dài, Vũ điệu trong bóng mờ, Người mẹ già, Đôi mắt bằng sứ, Suối tình, Dạt sóng…), cải lương, tân nhạc, sản xuất phim. Bất cứ ở đâu bà xuất hiện, trên sân khấu kịch, đại nhạc hội, cải lương hay phim ảnh, dù trong hay ngoài nước, bà đều được khán giả và đồng nghiệp đón nhận nồng nhiệt và trọng vọng.
Theo Công lý
Minh tinh "trúng số" độc đắc nhất Vbiz
Nữ hoàng nhan sắc Thẩm Thúy Hằng có một sự nghiệp vượt ra ngoài biên giới và một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Với bà, có lẽ cuộc đời đúng là thảm hoa hồng.
Viên ngọc không tì vết
Thẩm Thúy Hằng được mệnh danh là Nữ hoàng nhan sắc. Vào những năm 60, 70 vẻ đẹp của bà được coi là chuẩn mực của người phụ nữ Sài Gòn nói riêng và cả miền Nam nói chung.
Sở hữu một nhan sắc "chim sa cá lặn" đồng thời lại có một sự nghiệp điện ảnh, sân khấu huy hoàng, là phu nhân của ông Nguyễn Xuân Oánh một trong những người quyền lực nhất chính quyền Sài Gòn nhưng Thẩm Thúy Hằng lại gần như không vướng phải bất cứ scandal nào. Bà là một minh tinh mà có lẽ về sau này, người đời vẫn còn nhắc tới với sự ngưỡng mộ.
Thẩm Thúy Hằng được coi là chuẩn mực của vẻ đẹp mà mọi phụ nữ thời đó muốn sở hữu
Bước qua đỉnh vinh quang, Thẩm Thúy Hằng tu hành, ăn chay trường và lánh xa chốn ồn ào. Sau nhiều năm ngẫm nghiền kinh Phật và giáo lý, Thẩm Thúy Hằng đã trở thành một đệ tử rất uyên bác, thẩm thấu nhiều về Phật pháp. Bà cũng thường xuyên thực hiện những hoạt động từ thiện.
Hiện tại, gương mặt của Thẩm Thúy Hằng đã bị biến dạng rất nhiều do can thiệp dao kéo. Trong những lần đi từ thiện hay tới viếng đám tang của NSND Phùng Há, bà thường che mặt rất kín. Tuy nhiên, trong một sự kiện cách đây không lâu, bà đã bình thản chụp ảnh cùng các nghệ sỹ khác. Có lẽ, bà đã vượt qua được những lo lắng, sân si của đời thường để tìm được bình yên thật sự trong tâm hồn.
Sự nghiệp huy hoàng
Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng. Bà sinh ra trong tại Hải Phòng nhưng lại theo gia đình di cư vào nam và định cư tại Long Xuyên. Vào năm 1958, khi mới 16 tuổi, bà trốn cha mẹ đi ghi tên dự tuyển diễn viên cho bộ phim "Người đẹp Bình Dương".
Dù liều lĩnh và háo hức như thế, nhưng khi tới dự tuyển, thấy có quá nhiều nữ tài tử, ca sỹ nổi tiếng lúc bấy giờ như Kim Vui, Khánh Ngọc, Mộng Tuyết, Thu Trang, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh... cô gái 16 tuổi đã chùn bước và quyết định bỏ thi. Rất may, khi chạy ra ngoài, bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã phát hiện ra Thẩm Thúy Hằng. Nhan sắc kiêu sa nhưng khôi nguyên của cô nữ sinh rất phù hợp với vai diễn mà bà đang tìm kiếm cho bộ phim "Người đẹp Bình Dương".
16 tuổi, ngay trong vai diễn chạm ngõ điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng đã gặt hái được thành công rực rỡ
Thế là, vai Tam Nương trong bộ phim "Người đẹp Bình Dương" đã tạo bàn đạp đưa Thẩm Thúy Hằng tỏa sáng trong lĩnh vực điện ảnh. Trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước, bà là diễn viên được mời tham gia nhiều phim nhất. Không những thế, catse của bà còn đạt mức kỷ lục. Nhiều phim, bà được trả 1 triệu đồng tiền Sài Gòn (tương đương với việc trúng vé số độc đắc lúc bấy giờ).
Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng đứng ra thành lập nhóm làm phim riêng mang tên Thẩm Thúy Hằng, tiền thân của Hãng Vilifilms sau này. Thành công của các bộ phim như "Chiều kỷ niệm", "Nàng", "Ngậm ngùi" đã đưa tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng một nấc thang mới.
Thẩm Thúy Hằng tham dự nhiều liên hoan phim của Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Indonesia...Trên cương vị nhà sản xuất, bà cũng thực hiện nhiều phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản... Cái tên Thẩm Thúy Hẳng lên tột đỉnh vinh quang khi bà 2 lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á châu tại Đại hội điện ảnh Đài Bắc, Ảnh hậu Á châu trong Đại hội điện ảnh Á châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 - 1974.
Sau 1982, bà được phong tặng "Nữ diễn viên khả ái nhất" tại Đại hội điện ảnh Moscow và Tashkent (Liên Xô).
Không chỉ điện ảnh, tài năng của Thẩm Thúy Hằng còn được thể hiện trong lĩnh vực sân khấu. Bà cùng lúc đảm nhận nhiều vai trò như viết kịch bản, dàn dựng và đóng vai chính.
Thẩm Thúy Hằng có một sự nghiệp huy hoàng không chỉ trong nước mà còn cả trong khu vực Châu Á
Hạnh phúc trọn vẹn
Năm 1959, khi mới 17 tuổi và bắt đầu được chú ý với bộ phim "Người đẹp Bình Dương", Thẩm Thúy Hằng đã lập gia đình với một người lớn hơn 2 tuổi theo sự sắp xếp của mẹ và các anh trai. Cuộc hôn nhân thiếu tình yêu này đã tan vỡ 5 năm sau đó. Hai người có chung với nhau một người con.
Năm 1970, Thẩm Thúy Hằng tái hôn với Phó Thủ tướng chính quyền Sài GònTony Nguyễn Xuân Oánh. Ông Oánh là một trí thức được đáng giá rất cao. Ông từng học Havard là là tiến sỹ kinh tế.
Cuộc sống hạnh phúc bên Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Xuân Oánh đã giúp cho sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng thêm thăng hoa
Cuộc hôn nhận hạnh phúc với Tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh đã giúp cho Thẩm Thúy Hằng bước lên đỉnh cao của sự nghiệp và danh vọng. Sau ngày Sài Gòn giải phóng 30.4.1975, mặc cho bao nhiêu kẻ đe dọa, xúi giục, kích động bỏ Sài Gòn di tản, vợ chồng nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng - GS-TS Nguyễn Xuân Oánh vẫn cương quyết ở lại với đất nước. Sự lựa chọn của họ khi đó mang tính chất lịch sử.
Thẩm Thúy Hằng được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú vì những đóng góp trong nghệ thuật
Không những thế, Thẩm Thúy Hằng tiếp tục tham gia những bộ phim điện ảnh cách mạng cũng như sân khấu. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú. Còn ông Oánh lại hăng hái tham gia vào lĩnh vực đổi mới đất nước. Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. Ông cũng được bầu vào Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau một cơn đau tim, ông Nguyễn Xuân Oánh đã ra đi vào ngày 29/8/2003, tại TPHCM, thọ 82 tuổi.
GS-TS Nguyễn Xuân Oánh và NSƯT Thẩm Thúy Hằng có 4 người con trai. Hiện tại, họ sinh sống ở ngước ngoài và rất thành đạt.
Theo Khampha.vn
Thẩm Thúy Hằng - PTTM đã làm biến dạng nhan sắc 1 thời như thế nào Thẩm Thúy Hằng - vẻ đẹp vẫn được coi là biểu tượng nhan sắc khuynh đảo điện ảnh Việt Nam một thời - đã biến dạng do phải "nếm trái đắng" của công nghệ PTTM. Tên thật của Thẩm Thúy Hằng là Nguyễn Kim Phụng. Bà sinh năm 1941 tại Hải Phòng, lớn lên tại An Giang, sau đó khởi nghiệp với vai...