Cuộc đời qua ảnh của Thượng nghị sỹ John McCain
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain sinh ngày 29/8/1936 – mất lúc 4h28 ngày 25/8/2018 (giờ địa phương), là Thượng nghị sĩ thâm niên của Hoa Kỳ, người tiểu bang Arizona; năm 2016 ông được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ sáu.
John McCain được biết đến như một nhà phê bình tích cực về chính sách đối ngoại và đối nội của Tổng thống Donald Trump.
Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, John McCain đã đóng góp không mệt mỏi trong Quốc hội Mỹ. Ông đã đại diện cho bang Arizona tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong vòng 35 năm qua. McCain từng ra tranh cử tổng thống năm 2000 và 2008.
Vào năm 2008, John McCain trở thành ứng viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng hòa nhưng sau đó thất bại trước ứng cử viên Barack Obama. Ngoài ra, ông cũng từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ.
Trước khi trở thành một Thượng nghị sĩ, ông McCain đã có nhiều năm phục vụ trong quân đội Mỹ và từng trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau một phi vụ oanh tạc bầu trời Hà Nội tháng 10/1967, McCain khi đó là Thiếu tá Không quân lực lượng Hải quân Mỹ, đã bị bắt sống.
Năm 1973, McCain đã được phía Việt Nam trao trả tù binh cho Mỹ. Sau khi trở về từ Việt Nam, cựu binh McCain tích cực tham gia chính trường, trở thành một trong những người đi đầu vận động bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, thông qua các hoạt động như hối thúc hai bên khởi động các vấn đề nhân đạo, rà phá vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, hỗ trợ những người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh, tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin và thực thi pháp luật…
Kết quả là năm 1994, Thượng viện Mỹ thông qua giải pháp do McCain đồng bảo trợ, kêu gọi chấm dứt cấm vận kinh tế chống Việt Nam, dọn đường cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước một năm sau đó.
Một số hình ảnh về cuộc đời của Thượng nghị sỹ John McCain:
John McCain (phải) gia nhập Học viện Hải quân Mỹ tại Annapolis và tốt nghiệp năm 1958. McCain sau đó tham gia Hải quân Mỹ và có mặt trong chiến tranh tại Việt Nam trong thập kỷ 60. Trong ảnh, John McCain và tổ bay năm 1965. (Ảnh: Reuters)
McCain (giữa) bị bắt trên hồ Trúc Bạch ở Hà Nội sau khi máy bay Mỹ ném bom Hà Nội bị bắn hạ ngày 26/10/1967.
Video đang HOT
Ngày 14/3/1973, John McCain cùng 107 tù binh Mỹ khác được Việt Nam trao trả tự do sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Trong ảnh, John McCain dẫn đầu đoàn tù binh Mỹ tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Tổng thống Richard Nixon bắt tay Đại tá John McCain tại Washington tháng 5/1973 sau khi ông này trở về Mỹ.
Thượng nghị sỹ John McCain và gia đình.
John McCain (bên phải).
John Kerry và John McCain.
Ông John McCain và cựu Tổng thống Bush (phải).
John McCain sinh ngày 29/8/1936 tại một căn cứ Hải – Không quân của Mỹ ở vùng kênh đào Panama. Cả ông nội và cha của McCain đều phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ. Trong ảnh, McCain (phải) ngồi giữa ông nội và cha.
John McCain và ông Obama (phải).
Theo Trí Đức ((infonet))
John McCain: Người đầy duyên nợ với Việt Nam
Sau khi từ Việt Nam trở về, John McCain trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
John McCain (phải) khi còn là một phi công hải quân. Ảnh: Reuters.
Mối duyên nợ giữa John McCain với Việt Nam bắt đầu từ khi ông bắt đầu tham chiến tại Việt Nam với tư cách là phi công hải quân. Khi thực hiện cuộc ném bom ngày 26.10.1967, máy bay của McCain bị bắn trúng trên bầu trời Hà Nội, ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và đã bị bộ đội ta bắt giữ.
Bị thương nặng, McCain được đưa tới bệnh viện ở Hà Nội để chữa trị như một tù binh chiến tranh. Ông ở viện 6 tuần và sau đó được đưa tới nhà tù Hỏa Lò, còn được biết đến với tên lóng "Hanoi Hilton".
Vào ngày 14.3.1973, theo điều khoản trao đổi tù binh của Hiệp định Hòa bình Paris, John McCain cùng 108 tù binh khác được trao trả cho phía Mỹ tại sân bay Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Tổng thống Richard Nixon chào đón McCain trở về quê hương. Ảnh: Reuters.
Sau khi từ Việt Nam trở về, John McCain tích cực tham gia chính trường, liên tiếp đắc cử Thượng nghị sĩ và trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ở góc độ quan hệ giữa hai chính phủ, sau khi trở thành một chính trị gia kỳ cựu, McCain luôn tìm cách thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông là một trong hai nhân vật năng nổ nhất (cùng với Thượng nghị sĩ John Kerry) hối thúc và vận động các chính quyền Mỹ khi đó bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình này, ông hối thúc hai bên khởi động các vấn đề nhân đạo như rà phá vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, hỗ trợ những người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh, tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin và thực thi pháp luật...
Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ John Kerry (trái) tại buổi lễ khi Tổng thống Bill Clinton công bố bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ tháng 7.1995. Ảnh: AP.
Cũng nhờ những nỗ lực và sự vận động hết mình của McCain, cùng với sự ủng hộ của Thượng nghị sỹ John Kerry trong Ủy ban và Tổng thống Bill Clinton (người có tầm nhìn chiến lược về Việt Nam), cả hai chính đảng chi phối chính trường Mỹ (Dân chủ và Cộng hòa) đều đã dần ủng hộ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Kết quả năm 1994, Thượng viện Mỹ thông qua giải pháp do John Kerry và John McCain bảo trợ, kêu gọi chấm dứt cấm vận kinh tế chống Việt Nam, dọn đường cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước một năm sau đó.
Theo Danviet
Cảnh sát hộ tống xe chở thi hài ông McCain về quê nhà Sau khi Thượng nghị sĩ John McCain qua đời vào khoảng 16 giờ 28 phút (giờ địa phương) ngày 25-8, thi hài của ông được đưa lên xe và được cảnh sát hộ tống từ nhà đến TP Phoenix, bang Arizona. Ngày cử hành tang lễ của thượng nghị sĩ 81 tuổi chưa được xác định nhưng ông McCain sẽ được chôn cất...