Cuộc đời “ngọn hải đăng” Nelson Mandela qua ảnh
Những bức ảnh được các phóng viên ghi lại về quãng đời hoạt động chính trị vĩ đại của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
Ngày 5/12, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, một nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20 đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 95 tuổi.
Trong nỗi đau thương mất mát của dân tộc Nam Phi và toàn thể nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời vĩ đại của một vĩ nhân, từ những ngày đầu là một chiến sĩ đấu tranh chống phân biệt chủng tộc cho đến khi xuất hiện với tư cách là Tổng thống của đất nước Nam Phi:
Chân dung Nelson Mandela năm 1962 trong bộ trang phục truyền thống của bộ tộc Thembu, nơi ông sinh ra và lớn lên.
Luật sư Mandela bên ngoài tòa nhà Drill Hall trong phiên tòa Tạo phản, phiên tòa đầu tiên xét xử tội tạo phản ở Johannesburg, Nam Phi năm 1961.
Mandela và người vợ thứ hai, Winnie Madikizela trong ngày cưới ở Pondoland, Nam Phi tháng 6/1958.
Mandela (thứ hai từ phải sang), lãnh đạo đảng Quốc gia Phi châu cùng các nhà hoạt động khác bị chính quyền da trắng Nam Phi xét xử về tội tạo phản bước vào phiên tòa được tổ chức năm 1956.
Nhà tù nơi giam giữ Mandela ở Khu B trong khu vực tù chính trị ở đảo Robben, ngoài khơi Cape Town.
Những người biểu tình da đen đối mặt với một con chó nghiệp vụ của cảnh sát ở thị trấn Gugulethu, gần Cape Town hôm 12/8/1976.
Sinh viên da đen tuần hành ở thị trấn Soweto sau lễ tang của Dumisani Mbatha, một học sinh 16 tuổi bị chết trong nhà tù sau khi bị cảnh sát bắt giữ tại một cuộc biểu tình năm 1976.
Video đang HOT
Nelson và Winnie Mandela tại sân bay Johannesburg tháng 5/1990.
Những người ủng hộ đảng Quốc gia Phi châu tụ tập tại sân vận động Jabulani ở Soweto, Nam Phi để chào đón Mandela được thả khỏi nhà tù vào ngày 11/2/1990.
Mandela trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dan Rather của đài CBS trong khu vườn của ông ở Soweto ngày 14/2/1990, sau khi ông được trả tự do.
Nelson Mandela phát biểu tại lễ tang của 12 người thiệt mạng trong một cuộc nổi dậy tại thị trấn Soweto ngày 20/9/1990.
Mandela vẫy chào đám đông tại sân vận động Galeshewe, gần Kimberley, Nam Phi hôm 25/2/1994 trong chiến dịch vận động tranh cử 3 ngày trước thềm cuộc tổng tuyển cử ở Nam Phi.
Dòng người xếp hàng bên ngoài một điểm bỏ phiếu ở thị trấn Soweto ngày 27/4/1994.
Mandela bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc đời tại trường trung học Ohlange, Inanda hôm 27/4/1994.
Mandela cùng các đảng viên đảng Quốc gia Phi châu ăn mừng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại khách sạn Carlton ở Johannesburg. Với thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử này, ông Nelson Mandela trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nam Phi.
Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nam Phi ngày 10/5/1994 tại tòa nhà Union ở thủ đô Pretoria.
Tổng thống Nam Phi Mandela trong một đêm hội của các giáo viên Nam Phi tại Pretoria.
Nelson Mandela (phải) nắm tay cựu Tổng thống theo đường lối phân biệt chủng tộc Apartheid Pieter W. Botha khi họ gặp nhau vào ngày 21/11/1995. Botha đã cai trị Nam Phi bằng chính sách cứng rắn kiểu “nắm đấm thép” trong giai đoạn 1978-1989, khiến ông này được gọi bằng biệt danh “Cá sấu Lớn”.
Nelson Mandela nói chuyện với vị Tổng thống apartheid cuối cùng FW de Klerk tại tòa nhà Union ở Pretoria, Nam Phi.
Nelson Mandela cười đùa cùng các thiếu nhi Nam Phi trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 89 của ông tại Quỹ Nhi đồng Nelson Mandela ở Johannesburg hôm 24/7/2007.
Bức tượng Nelson Mandela được dựng lên bên ngoài nhà tù Drakenstein, nơi ông đã bị giam giữ suốt 27 năm trời.
Theo ABC
Những câu nói bất hủ của vĩ nhân Nelson Mandela
"Cây bao báp đại thụ" Nelson Mandela đã ngã xuống, nhưng những câu nói bất hủ của ông sẽ còn mãi với thời gian và nhân loại.
Ngày 6/12, sau khi cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, đảng Quốc gia Phi châu (ANC) cầm quyền ở Nam Phi tuyên bố: "Cây bao báp đại thụ đã ngã xuống nhưng gốc rễ của nó vẫn sẽ ngàn đời nuôi dưỡng đất đai."
Cây bao báp đại thụ, một hình ảnh rất phổ biến ở châu Phi chính là biểu tượng cho sức mạnh phi thường, ý chí đấu tranh vô hạn và lòng khoan dung bao la của người anh hùng dân tộc Nam Phi Mandeal, biểu tượng của cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc apartheid, một tượng đài của bình đẳng, công lý, hòa bình và hy vọng của hàng triệu người dân Nam Phi và trên khắp thế giới.
Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Biểu tượng đó đã trở nên nổi tiếng trong lòng nhân loại với những câu nói bất hủ mang đậm tư tưởng chiến đấu đến cùng vì tự do và công lý cũng như lòng bao dung ngay cả đối với kẻ thù của Nelson Mandela. Chúng tôi xin dẫn lại những câu nói nổi tiếng đi vào lòng người của nhà lãnh đạo vĩ đại này.
Khi phải đối mặt với án tử hình tại tòa án của chính quyền apartheid Nam Phi năm 1964, Nelson Mandela khảng khái tuyên bố:
"Tôi đã dành trọn cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh này của nhân dân châu Phi. Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi đã ấp ủ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người chung sống hòa bình với những cơ hội công bằng. Đó là lý tưởng mà tôi vẫn hằng theo đuổi và mong muốn trở thành hiện thực. Và nếu cần, đó cũng chính là lý tưởng mà tôi sẵn sàng chết vì nó."
Sau khi được trả tự do sau 27 năm ngồi tù, Mandela đã phát biểu trước công chúng từ ban công của tòa thị chính Cape Town vào ngày 11/2/1990:
"Tôi chào đón các bạn nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do cho tất cả mọi người. Tôi đứng đây trước mặt các bạn không phải với tư cách là một nhà tiên tri, mà với tư cách là một người đầy tớ khiêm nhường của các bạn, của nhân dân. Tôi đứng đây ngày hôm nay là nhờ những hy sinh đầy anh dũng và không biết mệt mỏi của các bạn. Bởi vậy tôi sẽ đặt hết những năm tháng còn lại của đời mình vào tay các bạn."
Trong cuốn hồi ký Đường dài tới tự do (Long Walk to Freedom) của ông xuất bản năm 1994, Nelson Mandela bình luận về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc:
"Không ai sinh ra đã thù ghét người khác chỉ vì màu da hay xuất thân hoặc tôn giáo của người đó. Người ta bị học để thù ghét, và nếu họ có thể học được cách thù ghét thì họ cũng có thể học được cách yêu thương, vì tình yêu thương xuất phát một cách tự nhiên từ trái tim con người hơn là lòng thù hận."
Nelson Mandela nói về tự do trong cuốn hồi ký:
"Để được tự do không đơn thuần chỉ là chặt đi xiềng xích của bản thân mà còn phải biết sống để tôn trọng và mang lại tự do cho những người khác."
Về lòng can đảm:
"Tôi nhận ra rằng can đảm không có nghĩa là không sợ hãi, mà phải là chiến thắng nỗi sợ hãi. Tôi không thể nhớ hết những lần mình cảm thấy sợ hãi, nhưng tôi đã tìm cách giấu nó đằng sau chiếc mặt nạ của lòng can đảm. Người đàn ông dũng cảm không phải là người không biết sợ hãi, mà là người có thể chinh phục được nỗi sợ."
Lời phát biểu của ông về sự trở lại của Nam Phi trên vũ đài chính trị thế giới trong diễn văn nhậm chức ở Pretoria tháng 5/1994:
"Không bao giờ và sẽ không đời nào xứ sở xinh đẹp này lại phải tiếp tục trải qua những áp bức của giống người này với giống người khác và chịu đựng nỗi nhục của việc bị cả thế giới khinh bỉ nữa."
Về những chiếc áo kiểu châu Phi của ông, tháng 8/1995:
"Tổng giám mục Tutu và tôi đã bàn về vấn đề này. Ông ấy bảo tôi: &'Ngài Tổng thống, tôi nghĩ ngài đã làm rất tốt mọi việc ngoại trừ cách ngài ăn mặc.' Tôi trả lời con người mà tôi vô cùng kính trọng: &'Ồ, xin đừng đi vào một cuộc tranh luận không có hồi kết.'"
Phát biểu của ông về tương lai của nền dân chủ tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/1998:
"Khi tôi trở về và nằm lại Qunu, tôi vẫn sẽ nuôi hy vọng rằng sẽ có những nhà lãnh đạo mới ở đất nước và khu vực chúng tôi, trên lục địa châu Phi và trên thế giới không cho phép việc con người bị tước bỏ quyền tự do như chúng tôi đã từng phải chịu đựng, việc người dân phải trở thành những người tị nạn và bị tước bỏ nhân phẩm như chúng tôi đã từng trải qua."
Về cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu vào Iraq, tháng 9/2002:
"Chúng tôi thật sự giận dữ khi một quốc gia, dù là một siêu cường hay một nước nhỏ, vượt quá khuôn khổ của Liên Hợp Quốc và tấn công và các quốc gia độc lập khác. Không quốc gia nào được phép bẻ cong luật pháp quốc tế bằng bàn tay của mình."
Phát biểu của ông về cái chết trong một bộ phim tài liệu về Mandela được đề cử giải Academy năm 1996:
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người hoàn thành những gì mà anh ta cho là nghĩa vụ phải làm đối với nhân dân và đất nước, người đó có thể được yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã nỗ lực làm được điều đó, bởi vậy tôi sẽ thanh thản yên giấc ngàn thu."
Theo Telegraph
Thế giới tiếc thương người con ưu tú Nelson Mandela Lãnh đạo nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã bày tỏ tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20. Biểu tượng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã ra đi. Trong tuyên bố đầu tiên...