Cuộc đời khốn khổ của nữ bồi bàn Mỹ sau khi trúng độc đắc 10 triệu USD
20 năm trước, nữ bồi bàn Tonda Dickerson đã trúng số 10 triệu USD. Tuy nhiên, bà lại trải qua hàng loạt sóng gió vì khoản tiền khổng lồ này và từng thừa nhận tấm vé số đã “ hủy hoại” đời bà.
Tonda Dickerson khi ra hầu tòa hồi năm 1999 vì rắc rối xung quanh tờ vé số trúng độc đắc (Ảnh: AP).
Ngày 7/3/1999, thực khách Edward Seward tới ăn tại nhà hàng bình dân Waffle House tại Grand Bay, bang Alabama, Mỹ. Sau đó, ông đã quyết định sẽ tặng cho nữ bồi bàn Tonda Dickerson một tờ vé số thay cho tiền tip.
Khi đó, Dickerson khoảng gần 30 tuổi, đã ly dị 2 năm trước và khao khát thay đổi cuộc đời.
Với ông Seward, ông nghĩ rằng việc trao tờ vé số cho Dickerson chỉ đơn giản giống như tặng cho người phụ nữ này vài USD. Ông không thể ngờ được rằng, cuộc đời của Dickerson đã đảo lộn hoàn toàn vì sự kiện này.
Vào Chủ nhật, ngày 13/3/1999, Dickerson dò tờ vé số và phát hiện đã trúng độc đắc khoản tiền khổng lồ, 10 triệu USD. Cô nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ thay đổi theo hướng tốt lên. Nhưng sau 20 năm, khi đã bước vào tuổi 50, Dickerson thừa nhận rằng tờ vé số trúng giải đã mở đầu cho tấn bi kịch của đời bà.
Vào thời điểm đó, Dickerson đã quyết định không lĩnh luôn toàn bộ khoản tiền, mà chia nhỏ ra nhận 375.000 USD/năm trong 30 năm. Nữ bồi bàn này nghỉ việc ở Waffle House và nghĩ về những bước đi kế tiếp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hàng loạt rắc rối bắt đầu từ đây.
Các đồng nghiệp của Dickerson làm bồi bàn ở Waffle House cáo buộc người phụ nữ này không giữ lời hứa. Trước đó, Dickerson từng nói rằng sẽ chia tiền cho các đồng nghiệp nếu trúng giải từ tờ vé số.
Gần một tháng sau khi trúng số, Dickerson phải ra hầu tòa ở Alabama vì bị 4 người bồi bàn đồng nghiệp kiện hàng triệu USD. Một cặp đôi từng dùng bữa trong nhà hàng Waffle House ra làm chứng nói rằng họ đã được Dickerson nói về cam kết sẽ chia tiền cho các bồi bàn khác khi trúng số.
Ban đầu, tòa án đã phán quyết Dickerson chỉ được nhận 3 triệu USD, nhưng sau đó người phụ nữ này đã kháng cáo và giữ lại được tiền.
Năm 2002, Seward, người đã đưa cho Dickerson tờ vé số, bất ngờ lên tiếng nói rằng Dickerson đã hứa sẽ mua cho ông một chiếc xe tải mới nếu trúng số. Luật sư của Dickerson cho rằng, lời nói của ông Seward không có giá trị và không thể trở thành căn cứ để buộc Dickerson phải thực hiện. Dickerson tiếp tục thắng kiện.
Vài ngày sau đó, chồng cũ của Dickerson, Stacy Martin đã bắt cóc người phụ nữ này và đưa vợ cũ tới một cầu tàu bỏ hoang ở hạt Jackson, bắc Alabama. Martin dùng súng để uy hiếp vợ cũ. Dickerson đã giành được khẩu súng đã bóp cò, khiến Martin bị thương.
Chưa dừng lại tại đó, 13 năm sau khi trúng số, Dickerson tiếp tục vướng vào tranh cãi khác. Năm 2012, Sở Thuế vụ Mỹ yêu cầu Dickerson phải đóng thuế cho giải độc đắc với tổng trị giá 1,1 triệu USD.
Cuối cùng, Dickerson đã đưa số tiền cho gia đình mình để họ bắt đầu công việc kinh doanh.
Theo Mirror , Dickerson đã từng thừa nhận rằng, cuộc đời bà bị “hủy hoại” sau khi trúng số độc đắc.
Hai mươi năm sau khi trúng số, Dickerson vẫn tiếp tục làm việc. Theo truyền thông Mỹ, bà hiện đang là nhân viên chia bài ở sòng bạc Golden Nugget tại Biloxi, bang Mississippi.
Băng đảng dọa giết nhóm người Mỹ sau khi đòi 17 triệu USD tiền chuộc
Thủ lĩnh của băng đảng bắt cóc 17 nhà truyền giáo Mỹ và Canada ở Haiti dọa sẽ giết họ sau khi đòi tiền chuộc lên tới 17 triệu USD.
Người đàn ông được cho là thủ lĩnh của băng đảng 400 Mawozo (Ảnh: Reuters).
Trong đoạn video được đăng trên Youtube hôm 21/10, một người đàn ông được cho là thủ lĩnh của băng đảng 400 Mawozo ở Haiti đã dọa giết 17 nhà truyền giáo Mỹ và Canada nếu không đạt được thứ anh ta cần. Người đàn ông này đưa ra tuyên bố tại đám tang của các thành viên trong băng đảng, những người mà anh ta cho là bị cảnh sát giết chết.
Hình ảnh từ video cho thấy nhiều người khác vây quanh thủ lĩnh của băng đảng, nhưng không có sự xuất hiện của các nhà truyền giáo Mỹ.
"Nếu tôi không tìm thấy thứ mình cần, thì những người Mỹ này, tôi thà giết tất cả, và tôi sẽ xả một khẩu súng lớn vào đầu mỗi người trong số họ", thủ lĩnh băng đảng tuyên bố.
Nhóm 17 nhà truyền giáo và người nhà bị 400 Mawozo bắt cóc vào ngày 16/10 khi đang trên đường đến sân bay. Băng đảng này đòi tiền chuộc một triệu USD mỗi người. Trong số 17 con tin có 5 trẻ em, bao gồm một em bé 8 tháng tuổi, số còn lại 3-15 tuổi.
Các quan chức địa phương cho biết, các nhà truyền giáo đã bị bắt cóc khi đang di chuyển bằng xe buýt để đưa một số thành viên của nhóm đến sân bay, trước khi tiếp tục đến một điểm đến khác ở Haiti.
Các nhà đàm phán của cảnh sát Haiti và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã vào cuộc giải quyết vụ bắt cóc và chính quyền địa phương vẫn đang làm việc để tìm ra một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, cảnh sát trưởng quốc gia lâm thời của Haiti đã đột ngột từ chức hôm 21/10.
Theo các chuyên gia an ninh, 400 Mawozo ban đầu chỉ là những kẻ trộm cắp ở địa phương, trước khi phát triển thành một trong những băng nhóm đáng sợ nhất ở Haiti, kiểm soát một vùng nông thôn phía đông thủ đô Port-au-Prince.
Vụ bắt giữ các nhà truyền giáo đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về vấn đề bắt cóc tại Haiti. Vấn đề này đang trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang bùng phát ở quốc gia Caribe này.
Bạo lực băng đảng gia tăng khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và cản trở hoạt động kinh tế ở Haiti - quốc gia nghèo nhất châu Mỹ. Bạo lực gia tăng sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise vào tháng 7 và một trận động đất vào tháng 8 khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Băng đảng thực hiện vụ bắt cóc mới nhất nhằm vào các nhà truyền giáo Mỹ được cho là một nhóm vũ trang từng thực hiện nhiều vụ cướp, bắt cóc trong nhiều tháng qua ở khu vực giữa Port-au-Prince và biên giới giáp Cộng hòa Dominica.
Các băng nhóm có vũ trang đã kiểm soát các khu vực nghèo nhất của thủ đô của Haiti trong nhiều năm. Chúng đã mở rộng phạm vi hoạt động đến các khu vực khác của Port-au-Prince và vùng lân cận, gieo rắc nỗi kinh hoàng thông qua các vụ bắt cóc.
Theo Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu Nhân quyền - một nhóm xã hội dân sự có trụ sở tại thủ đô của Haiti, ít nhất 782 người đã bị bắt cóc ở Haiti từ đầu năm đến ngày 16/10, trong đó có hơn 50 công dân nước ngoài. Ít nhất 30 trẻ em đã bị bắt cóc trong năm nay.
Nền tảng Republic của doanh nhân gốc Việt gọi được 150 triệu USD Fintech Republic của một doanh nhân Mỹ gốc Việt vừa công bố gọi vốn thành công 150 triệu USD trong vòng Series B. Dẫn đầu lần rót vốn này là Valor Equity Partners, cùng với Galaxy Interactive, Brevan Howard, Atreides, Motley Fool Ventures, và các quỹ đầu tư khác. Trong đó, Valor được biết đến với các khoản đầu tư vào những doanh...