Cuộc đời hai mặt của một điệp viên CIA
Không ai biết Doug Laux từng làm nghề gì, ngay cả bạn thân, bạn gái hay mẹ đẻ. Anh nhận việc qua tin nhắn bí mật, rồi phải lập tức xóa đi.
Cuốn tự truyện của Doug Laux. Ảnh: NBC
Trong cuốn tự truyện “Left of Boom – Phía sau bom đạn”, Laux, 27 tuổi, thuật lại nhiệm vụ tới Afghanistan, làm việc cùng với những thiết bị nổ nguy hiểm nhất thế giới, cũng như những con người và nguồn lực cần thiết để tấn công al-Qaeda và Taliban, theo News.
Duyên phận
Laux có tuổi thơ bình dị. Bố là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Ông rất kiệm lời. Cả gia đình sống ở một thị trấn phía đông bang Indiana, Mỹ, nơi chỉ có gần 10% dân số trên 25 tuổi tốt nghiệp trung học. Vì thế, Laux cho rằng tỷ lệ một đứa trẻ trở thành điệp viên CIA và được đi nước ngoài tham chiến rất thấp.
Laux đang là tân sinh viên, mơ mộng trở thành bác sĩ khi thảm kịch 11/9 nổ ra làm rúng động nước Mỹ. Đây là một trong những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất lịch sử, mở ra bước ngoặt trong cuộc đời của Laux khi anh đăng ký tham dự một buổi nói chuyện của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
“Mọi thứ tôi biết về CIA đều từ bộ phim truyền hình về tình báo và gián điệp Jason Bourne”, Laux hồi tưởng. Anh làm việc cho CIA từ năm 2005 tới 2013.
Sau khi gửi hồ sơ tìm việc trực tuyến, Laux nhận được tin nhắn bí ẩn từ một người phụ nữ có tên Mary.
Tin nhắn rất khó hiểu, Laux cho rằng cô ấy nhắn nhầm số, nhưng lát sau nhận ra rằng Mary đang đề nghị Laux làm việc cho CIA ở thủ đô Washington.
Cuộc đời hai mặt
Laux cho biết phải giấu giếm người yêu về cuộc đời hai mặt của mình là điều khó nhất. Trên trang mạng xã hội Reddit AMA, Laux bày tỏ các cô người yêu luôn nghĩ rằng anh đang lừa dối họ, làm việc cho một nhóm mafia nào đó hay sống bằng nghề buôn ma túy.
Video đang HOT
“Tôi chỉ còn cách dỗ dành họ cho qua chuyện”, Laux nói. “Có lần, một cô người yêu còn tìm thấy phù hiệu cơ quan nhét trong tất chân của tôi”.
Laux trước và sau khi cạo râu. Anh để râu rậm nhằm trà trộn vào hàng ngũ Taliban thu thập tin tình báo. Ảnh: NBC
Laux thưa với bố mẹ anh làm việc trong ngành bán lẻ. Khi phải tới Afghanistan làm nhiệm vụ, anh nói dối mình phải chuyển đến làm việc ở Hawaii.
“Ông bà sống ở miền đông, rất xa Hawaii nên tôi đoán họ sẽ không đi thăm tôi”, Laux nói. “Nhưng không ngờ họ mấy lần nói muốn đến, tôi đành phải né tránh bằng cách viện cớ bận rộn hoặc không thể sắp xếp thời gian theo lịch trình họ đề xuất”.
Bố mẹ của Laux vẫn không hề hay biết con mình từng làm điệp viên CIA, cho đến khi cuốn tự truyện của anh xuất bản vài tuần trước.
“Họ bị sốc”, Laux nói. “Nhưng bây giờ thì ổn cả. Tôi đã cất được tảng đá đè trên ngực 10 năm nay”.
Laux nói anh yêu từng khoảnh khắc trong cuộc đời làm cho CIA, nhưng cũng phải chịu rất nhiều căng thẳng.
“Mỗi người mới tôi gặp, là thêm một người tôi phải giữ kín bí mật và nói dối”, cựu điệp viên CIA nói. “Cảm giác đó rất phức tạp, tới nỗi có thời điểm tôi không muốn làm quen với bất kỳ người nào”.
“Nhưng công việc đòi hỏi như thế, ta chỉ còn cách chấp nhận và làm quen với nó”.
Laux ở Afghanistan năm 2010, và có mặt trong chiến dịch Neptune’s Spear (Ngọn giáo thần biển) kết liễu trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011 ở Pakistan.
Anh không tiết lộ nhiều về vai trò của mình trong các chiến dịch của CIA, nhưng cho biết việc chủ yếu là trà trộn vào lực lượng al-Qaeda và Taliban để thu thập tình báo.
Laux đợi người đưa tin trong một hang trú ẩn của Taliban. Ảnh: NBC
Thông thạo tiếng Pashto, ngôn ngữ địa phương, giúp Laux thâm nhập vào hàng ngũ Taliban. Khi ở Afghanistan, anh để râu rậm nhằm trà trộn vào đám đông và các hội đồng bộ lạc địa phương. Anh lúc nào cũng mặc áo giáp, bên ngoài mặc áo choàng dài.
Trở thành một gián điệp nằm vùng của CIA trong thời gian từ 2010 tới 2012 khiến Laux chịu áp lực rất lớn. Anh phải dựa vào ma túy và rượu bia để giải tỏa căng thẳng. Bây giờ anh thất nghiệp, cũng không có kế hoạch đi làm.
“Chẳng có chỗ nào nhận những kẻ ‘bỏ việc’ như tôi đâu”, Laux cười nói. “Tôi ước có chỗ làm, nhưng sự thật thì không. Nhưng tôi sẽ coi đây là thử thách tiếp theo trong đời mình”.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Cựu điệp viên CIA từng mật báo bắt giữ 'huyền thoại' Nelson Mandela
Một cựu điệp viên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đứng ra xác nhận: Cơ quan tình báo Mỹ đứng sau việc bắt và giam giữ ông Nelson Mandel suốt 27 năm
Hai tuần trước khi qua đời, ông Donald Rickard - một cựu điệp viên CIA - đã thừa nhận rằng chính mình đã báo tin và khiến ông Mandela bị bắt giam. Theo tờSunday Times, buổi phỏng vấn ông Rickard đã được thực hiện cùng nhà làm phim John Irvin.
Theo ông Rickard, việc bắt giữ ông Mandela - nhân vật mà phía Mỹ cho là "người cộng sản nguy hiểm nhất của thế giới bên ngoài khối Xô Viết" - được CIA xem là vô cùng cần thiết.
Ông Nelson Mandela từng bị cựu điệp viên CIA xem là "người cộng sản nguy hiểm nhất ngoài khối Xô Viết".
Vào năm 1962, khi đang công tác tại Durban với cương vị phó lãnh sự Mỹ, ông đã phát hiện tin ông Mandela đang trên đường đến Natal. Tuy không giải thích về nguồn tin, người cựu điệp viên vẫn khẳng định rằng ông Mandela "nằm dưới sự chi phối của Liên Xô" và đang chuẩn bị "kích động" một cuộc nổi dậy tại Natal chống lại chế độ phân biệt chủng tộc, mở ra cánh cửa cho sự can thiệp của Liên Xô.
"Vùng Natal khi đó rất rối ren" - ông Rickard kể lại. "Nếu ông Mandela phát động một cuộc chiến, Liên Xô sẽ vào cuộc và Mỹ cũng sẽ phải can dự. Mọi thứ sẽ trở thành địa ngục. Chúng tôi bị đặt vào thế "ngàn cân treo sợi tóc" và buộc phải ngăn chặn ông Mandela".
Sau gần 28 năm tù giam, ông Mandela đã được trả tự do và trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Chính những nỗ lực của ông đã làm nên một nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại nhất trong lịch sử.
Ông Nelson Mandela - cố Chủ tịch Đại hội Dân tộc Phi (ANC) từng bị giam giữ tại đảo Robben suốt gần 28 năm. Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên quốc gia của đảng Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC) - ông Zizi Kodwa nhận định thông tin này là một "lời cáo buộc nghiêm trọng". Ông Kodwa nói: "Chúng tôi luôn biết rằng có sự hợp tác giữa các nước phương Tây và chế độ a-pác-thai". Ông cho rằng CIA vẫn đang cố can thiệp vào chính trị Nam Phi.
ANC là đảng được sáng lập bởi ông Mandela để chống lại chế độ a-pác-thai tại Nam Phi, đòi quyền bình đẳng cho người da đen. Ông Kodwa khẳng định: "Chúng tôi đã phát hiện nhiều hoạt động nhằm làm suy yếu chính quyền hợp pháp của ANC. Họ không bao giờ dừng hoạt động trên đất nước này. CIA vẫn đang hợp tác với các lực lượng muốn thay đổi thể chế".
Theo South China Morning Post, Rickard có thể đã được CIA tuyển mộ vào năm 1978. Ông mất hồi tháng 3 vừa qua, hai tuần sau khi trò chuyện với đạo diễn Irvin tại Mỹ. CIA hiện vẫn từ chối bình luận về thông tin này.
Nhà làm phim John Irvin đang thực hiện một bộ phim tái dựng lại những tháng ngày cuối cùng của ông Mandela, trước khi ông bị chính quyền phân biệt chủng tộc Nam Phi bắt giữ. Bộ phim mang tên Mandela's Gun (Khẩu súng của ông Mandela) dự kiến sẽ được công chiếu lần đầu trong Liên hoan phim Cannes (Pháp) tuần này.
THÙY DƯƠNG - KIỆT ANH
Theo PLO
Sau Bin Laden, CIA 'để mắt' đến trùm IS Nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden, giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết tiêu diệt trùm tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ gây "ảnh hưởng lớn". Trùm IS, Abu Bakr al-Baghdadi Reuters Trả lời phỏng vấn đài NBC (Mỹ) ngày 1.5, Giám đốc CIA John...