Cuộc đối đấu xe tăng Mỹ – Xô suýt đẩy thế giới vào thảm họa
Cuộc đối đầu giữa lực lượng xe tăng Mỹ Liên Xô tại trạm kiểm soát Charlie cách đây 55 năm đã đẩy thế giới đến sát bờ vực của Thế chiến 3.
Trạm kiểm soát Charlie, Berlin, tháng 10/1961. Ảnh: AP
Trong suốt 16 giờ từ ngày 27 đến 28/10/1961, các xe tăng Mỹ và Liên Xô đã dàn trận tại trạm kiểm soát Charlie của quân đội Mỹ ở thành phố Berlin, Đức khiến hai siêu cường tiến gần tới nguy chiến tranh gần hơn bất kỳ cuộc đối đầu nào thời Chiến tranh Lạnh, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba một năm sau đó, theo Guardian.
Sau Thế chiến 2, nước Đức bị chia tách thành Đông Đức và Tây Đức, lấy thành phố Berlin làm khu vực phân định vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và phương Tây. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều bất đồng nên tình trạng khủng hoảng và đối đầu giữa hai bên thường xuyên xảy ra.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào năm 1958, khi Liên Xô quyết định đóng cửa đường phân định giữa hai vùng để ngăn chặn làn sóng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức. Động thái này đã gây mâu thuẫn nghiêm trọng giữa hai cường quốc.
Ngay sau khi bức tường Berlin được dựng lên, căng thẳng giữa quân đội Mỹ và Liên Xô tại trạm kiểm soát Charlie đã dẫn đến một tình huống được cho là căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.
Xe tăng M-48A1 Mỹ ở Berlin. Ảnh: Army.mil
Tháng 10/1961, biên phòng Đông Đức bắt đầu từ chối cho phép các nhà ngoại giao Mỹ đi vào Đông Đức theo thỏa thuận với Nga.
Video đang HOT
Ngày 22/10, E Allan Lightner Jr, nhà ngoại giao cấp cao Mỹ ở Tây Berlin bị lính canh Đông Đức chặn đường yêu cầu kiểm tra hộ chiếu khi đang đến nhà hát opera ở Đông Đức và bị buộc phải quay trở lại.
Ngày 26/10, không chịu khuất phục dễ dàng và muốn chứng tỏ quyết tâm duy trì quyền tiếp cận Đông Đức của Mỹ và Đồng minh, Washington đã điều 10 xe tăng M-48A1 và ba xe thiết giáp chở quân đến trạm kiểm soát Charlie, nơi thường chỉ có quân cảnh Mỹ canh gác.
Các cỗ chiến xa này dừng cách khu vực biên giới Đông Đức/Tây Đức khoảng 75 m và nổ máy inh ỏi tạo thành cột khói đen trên không trung.
Đối phó với động thái được cho là khiêu khích này, Liên Xô lập tức điều hàng chục xe tăng T-55 đến gần trạm kiểm soát Charlie, đối đấu với xe tăng Mỹ. Xe tăng hai bên chĩa pháo vào nhau và thi gan trong suốt 16 giờ căng thẳng.
Cùng thời gian này, các nhân viên quân sự và ngoại giao Mỹ dưới sự hộ tống của quân cảnh tiếp tục băng qua trạm kiểm soát, thực hiện quyền đi lại vào lãnh thổ Đông Đức. Tình hình lúc đó được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng, bởi Chiến tranh Thế giới lần thứ ba sẽ bùng nổ nếu một bên có các động thái tiếp tục leo thang căng thẳng.
Tuy nhiên, Washington đã ra chỉ thị nhắc nhở lãnh đạo quân đội Mỹ rằng Berlin không phải là một “lợi ích sống còn” đến mức liều lĩnh gây chiến với Moscow. Sau đó, Tổng thống Kenedy chấp thuận mở một kênh liên lạc bí mật để thuyết phục lãnh đạo Liên Xô rút xe tăng về và đảm bảo Mỹ cũng tuân thủ rút quân theo quy định.
Sáng 28/10, các xe tăng Liên Xô rút lui trước và ngay sau đó Mỹ cũng rút quân. Cuộc đối đầu tại trạm kiểm soát Charlie kết thúc.
Kể từ đó, các quan chức ngoại giao phương Tây và nhân viên quân sự được quyền tự do đi lại để đến nhà hát opera ở Đông Berlin trong khi các nhà ngoại giao Liên Xô cũng có quyền tương tự ở Tây Berlin.
Duy Sơn
Theo VNE
Tường tận "rùa thép" duy nhất đánh bại được T-14 Armata
Theo Army Recognition, Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức đã lần đầu tiên mang đến triển lãm quốc phòng Eurosatory nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực sử dụng công nghệ tương lai MBT-ATD (Main Battle Tank - Advanced technology Demonstrator). Trong bối cảnh giới quân sự phương Tây nhận thức rõ việc lực lượng cơ giới tiếp tục là một yếu tố không thể thay thế trong chiến tranh hiện đại và là một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới Rheinmetall luôn biết cách đón trước xu thế.
Có một thực tế rằng, nếu Rheinmetall giới thiệu mẫu xe tăng chiến đấu tương lai này vào vài năm trước, nó có thể sẽ không được đón nhận nhưng giờ đây mọi chuyện đã thay đổi. Khi hiện tại Đức nói riêng và châu Âu nói chung đang cần tới một mẫu xe tăng như MBT-ATD nhằm đuổi kịp Nga trong cuộc đua công nghệ chế tạo xe tăng tương lai. Trong ảnh là nguyên mẫu xe tăng MBT-ATD được Rheinmetall giới thiệu tại Eurosatory-2016.
Siêu tăng MBT-ATD hội tụ tất cả các công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến nhất của Rheinmetall. Nó được trang bị sức mạnh hỏa lực vượt trội, hệ thống phòng vệ mới cùng khả năng cơ động. Về cơ bản, MBT-ATD được thiết kế để có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho một cuộc chiến tranh hiện đại tương tự như điều mà người Nga đã làm với siêu tăng T-14 Armata.
Nguyên mẫu MBT-ATD được phát triển dựa trên nền tảng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2AX, nhưng nó lại mang thiết kế của các dòng Leopard 2SG hay Leopard 2 Revolution mà Rheinmetall dành cho một số thị trường xuất khẩu. Cấu hình của MBT-ATD khác gì nhiều so với các biến thể Leopard 2AX mới nhất nhưng nó lại được bổ sung một loạt cải tiến mới đặc biệt là hệ thống phòng vệ.
Với MBT-ATD, Rheinmetall cung cấp một khái niệm toàn diện về tương lai của các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực và khái niệm này bao gồm các gói nâng cấp riêng biệt như hệ thống phòng vệ tiên tiến, số hóa hệ thống tháp pháo, hệ thống vũ khí điều khiển từ xa, bổ sung nguồn năng lượng phụ và trang bị lại hệ thống trang thiết bị trinh sát điện tử.
MBT-ATD hoàn chỉnh sẽ được bảo vệ toàn diện trước các mối đe dọa đối với một chiếc xe tăng trên chiến trường hiện tại như các loại vũ khí chống tăng, mìn bộ binh, thiết bị nổ tự tạo và nhiều mối đe dọa khác. Trong ảnh là hệ thống phòng vệ chủ động chống tên lửa dẫn đường được tích hợp sẵn trên tháp pháo của MBT-ATD.
Dù không rõ liệu hệ thống vũ khí chính trên MBT-ATD có được nâng cấp hay không, nhưng tại Eurosatory-2016 Rheinmetall cũng đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu pháo nòng trơn thế hệ mới 130mm Rheinmetall L51 dành cho các mẫu xe tăng tương lai. Và mẫu pháo này sẽ sớm được thử nghiệm trên hệ thống tháp pháo được số hóa của MBT-ATD.
Một trong những thay đổi đáng kể trên MBT-ATD là việc trang bị lại hệ thống trinh sát điện tử mới dành cho kíp chiến đấu và chỉ huy của xe với hệ thống giám sát gồm cảm biến và camera được bố trí quanh xe giúp chỉ huy MBT-ATD có thể theo dõi mọi hoạt động xung quanh xe tăng ở 360 ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó hệ thống vũ khí tự động điều khiển từ xa hay thiết bị liên lạc với lực lượng bộ binh di chuyển gần xe tăng cũng giúp chỉ huy xe tác chiến hiệu quả hơn ở môi trường đô thị.
Với tất cả thay đổi trên, Rheinmetall kỳ vọng MBT-ATD sẽ là bước đột phá mới của công nghệ chế tạo xe tăng Đức nếu không muốn nói là hiện đại nhất Châu Âu. Dù một cấu hình cụ thể của MBT-ATD vẫn chưa được Rheinmetall công bố tuy nhiên Đức một lần nữa đã chứng minh họ là quốc gia duy nhất có thể đánh bại Nga trong cuộc đua công nghệ xe tăng.
Theo_Kiến Thức
Nâng cấp tăng Challenger-2, Anh vẫn lo khó hạ Armata Để có thể đối đầu với tăng T14 Armata, Anh quyết định nâng cấp dòng tăng chủ lực của mình là Challenger2. Nhưng, chừng ấy vẫn chưa khiến nước này yên tâm. Challenger 2 "lột xác" Gòi nâng cấp được Bộ Quốc phòng Anh ký kết với nhà sản xuất BAE Systems. Theo những thông tin được tiết lộ, tăng Challenger 2 sẽ...