Cuộc đối đầu nóng ở Senkaku/Điếu Ngư thành… chiến tranh Lạnh?
Do phản ứng quyết liệt của MỹvàNhật Bản,cuộc đối đầu nóng ở xung quanh quần đảoSenkaku/Điếu NgưởBiển Hoa Đông đang trở thành chiến tranh Lạnh.
Ảnh minh họa.
Căng thẳng ở Biển Hoa Đông xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư dường như đã chùng xuống trong vài tuần gần đây, mặc dù tàu đánh cá và tàu tuần tra biển của Trung Quốc vẫn xuất hiện thường xuyên. Bắc Kinh “cực kỳ lo ngại” cuộc đàm phán quốc phòng cấp cao Mỹ-Nhật (tổ chức ở Hawaii trong hai ngày 21-22/3) đề ra kế hoạch dự phòng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư.
Tuần trước, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “cực kỳ lo ngại” trước tin các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương và các Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) có kế hoạch nâng cấp khả năng phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.
Được mô tả là “tham vấn thường xuyên”, cuộc đàm phán ở Hawaii có sự tham dự của Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, và Tổng Tham mưu trưởng Shigeru Iwasaki của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Trước cuộc gặp, Kyodo News đưa tin rằng cuộc đàm phán này sẽ bàn về lập kế hoạch dự phòng liên quan đến quần đảo Senkaku và nói thêm rằng hai bên sẽ đồng ý đẩy nhanh việc soạn thảo kế hoạch đó.
Video đang HOT
Giới chức quốc phòng Mỹ không chính thức xác nhận hoặc chối bỏ kịch bản Senkaku là một phần của các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên, được báo chí dẫn lời nói: “Chúng tôi có kế hoạch dự phòng và chúng tôi sẽ thảo luận với các đồng minh”.
Sự mập mờ này có thể được hiểu là một nỗ lực của Mỹ nhằm răn đe chiến lược đối với Trung Quốc. Để xoa dịu, Lầu Năm Góc tái khẳng định lập trường của Washington là không đứng về bên nào và hy vọng các bên tranh chấp sẽ giải quyết bế tắc một cách hòa bình.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng từ chối bình luận về nội dung và tính chất của các cuộc đàm phán ở Hawaii, chỉ đơn giản nói rằng Washington và Tokyo vẫn hợp tác chặt chẽ về các vấn đề an ninh.
Không chịu thua kém Washington trong cuộc chơi này, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu vào ngày 22/3, khi Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều nói với một phái đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tại thủ đô Bắc Kinh rằng hai bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại. Về phần mình, ngày 24/3, phía Nhật Bản ngỏ ý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán song phương giữa các nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản và Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh ba bên Nhật-Trung-Hàn vào tháng 5 tới.
Tuần trước, có tin nói Nhật Bản bắt đầu đưa loại máy bay tuần tra mới P-1 vào phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản. Sau khi hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm, hai chiếc P-1 (do Kawasaki Heavy Industries thiết kế và chế tạo) sẽ được triển khai tại căn cứ không quân Atsugi ở Kanagawa, miền nam Nhật Bản vào cuối tháng này. P-1 là một phần của một chương trình thay thế máy bay P-3C Orion già cỗi. Tổng cộng có 7 chiếc P-1 sẽ được triển khai tại căn cứ không quân Atsugi từ nay đến tháng 3/2014. Nhật Bản có kế hoạch sở hữu tổng cộng 70 chiếc máy bay tuần tra P-1.
Loại máy bay tuần tra P-1 sử dụng động cơ phản lực cánh quạt này được trang bị radar điện tử HPS-106, một máy dò từ trường và một “bộ não nhân tạo” để có thể tác chiến chống tàu ngầm. Loại máy bay P-1 có thể mang theo hơn 9 tấn vũ khí, trong đó có các loại tên lửa Harpoon AGM-84, ASM-1C và Maverick AGM-65.
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 23/3 dẫn lời các quan chức quốc phòng Nhật Bản nói rằng Tokyo có ý định đóng thêm 6 tàu ngầm mới từ nay đến năm 2021, với chi phí 50 tỷ yen (528 triệu USD) để tăng cường phòng thủ quần đảo Senkaku. Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản hiện có 16 tàu ngầm.
Hiện thời, tranh chấp Senkaku đang bị dần dần quân sự hóa và ngày càng giống như một cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhưng Mỹ có vẻ như không muốn Senkaku trở thành một ngòi nổ dẫn đến chiến tranh giữa hai người khổng lồ châu Á. Chỉ có điều, các cuộc đàm phán quốc phòng Mỹ-Nhật có nguy cơ kéo Mỹ vào xung đột, theo Hiệp ước phòng thủ chung và những cam kết hiện hành.
Theo vietbao
Trung Quốc thừa nhận ngắm bắn radar vào tàu chiến Nhật
Lần đầu tiên kể từ khi các cáo buộc được đưa ra hồi đầu tháng 2, các quan chức quân đội Trung Quốc đã thừa nhận vụ ngắm bắn radar vào một tàu chiến Nhật Bản trong vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông hồi tháng 1.
Một tàu khu trục của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc giấu tên cho hay hành động chĩa radar của một tàu khu trục nước này không được lên kế hoạch trước và là một quyết định khẩn cấp do thuyền trưởng của tàu đưa ra.
Về vụ máy bay của chính phủ Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản trên quần đảo tranh chấp hồi tháng 12 năm ngoái, các quan chức Trung Quốc cho biết hành động này đã được lên kế hoạch, nhưng không chủ ý làm xấu thêm tình hình. Họ nói thêm rằng Trung Quốc không có ý định lặp lại việc hành động đó trong tương lai.
Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản không nghiêm trọng hóa vụ ngắm bắn radar và các vụ vi phạm không phận, cũng như không cố bố bằng chứng vụ chĩa radar.
Vụ ngắm bắn radar được cho là xảy ra vào sáng ngày 30/1, khi các tàu của Trung Quốc và Nhật Bản chỉ cách nhau chỉ 3 km ở phía bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thuyền trưởng tàu Trung Quốc khẳng định ông này thực hiện hành động chĩa radar dựa trên các quy định giao chiến, nhưng không xin phép từ trụ sở hải quân. Các quan chức Trung Quốc lý giải rằng việc này là do hải quân Trung Quốc không có hệ thống liên lạc tiên tiến như Nhật Bản và Mỹ, và sự chỉ đạo từ cấp trên không phải lúc nào cũng làm được.
Hiện không rõ thuyền trưởng tàu Trung Quốc có bị phạt vì hành động của mình hay không.
Phản ứng trước thông tin trên, Đô đốc Katsutoshi Kawano, tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, nói: "Nếu điều đó là sự thật, người ta sẽ nghi ngờ một nền quân đội, vốn trao quyền hành như vậy cho các chỉ huy tàu trong tình huống không cấp bách".
Sau khi Nhật Bản cáo buộc tàu Trung Quốc ngắm bắn radar, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc và miêu tả các thông tin của Nhật Bản là "bịa đặt". Về mặt chính thức, Bắc Kinh được cho sẽ tiếp tục khẳng định lập trường này, bất chấp các tiết lộ của các quan chức Trung Quốc giấu tên.
Theo Dantri
Nếu Trung Quốc dám lên đảo đo đạc, Nhật Bản sẽ ra tay Các quan chức của Cục khảo sát, bản đồ và thông tin địa chất quốc giaTrung Quốctuyên bố sẽ cử đoàn cán bộ ra khảo sát quần đảoSenkaku/Điếu Ngư. Trong cuộc tiếp xúc với phóng viên các hãng thông tấn sáng 14/03, Tổng thư ký nội các Nhật Bản Esihide Suga cho biết, Cục khảo sát, bản đồ và thông tin địa chất...