Cuộc đời đặc biệt của người tù nổi tiếng (Kỳ 4)
Cơn bão tháng 6/1920 đánh dấu cho những thay đổi lớn trong cuộc đời Robert.
Cuộc sống mới
Robert học vẽ tranh, viết chữ nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của các giáo viên. Ông tự làm những tấm thiệp, gửi gắm trong đó tình yêu với người mẹ. Số thiệp ông làm được gửi cho bà Elizabeth bán, với hi vọng phụ giúp bà khi về già. Cuộc sống của Robert đang thay đổi dần.
Tuy nhiên, cơn bão tháng 6/1920 mới thực sự đánh dấu cho những thay đổi lớn trong cuộc đời Robert.
Sau một cơn bão lớn, Robert nhặt được một chiếc tổ chim với ba con chim rất bé bị thổi tới sân tập thể dục trong trại.
Robert mang cái đó tổ về phòng giam của mình, làm lại chiếc tổ và nuôi ba chú chim bằng phần thức ăn của mình. Thời gian chăm sóc chúng, Robert bắt đầu cảm thấy mình có niềm đam mê và duyên số với các loài có lông vũ. Robert đọc hết tất cả những cuốn sách về các loại chim có sẵn trong tù. Ông học cách chăm sóc chúng và huấn luyện chúng theo ý mình. Những con chim đã khiến cho Robert cảm thấy thoải mái hơn, ông tìm thấy ý nghĩa cuộc sống qua việc chăm sóc chúng.
Robert nhanh chóng bỏ công việc làm những tấm thiệp, và quyết định tập trung hết thời gian vào việc nuôi chim. Không lâu sau đó, những con chim bắt đầu lớn và số lượng tăng thêm.
Những nhân viên trại giam rất ấn tượng vì sự đam mê của Robert đối với những chú chim. Những tù nhân trong trại cũng có những thay đổi tích cực vì điều này. Nhân viên trong trại tạo những điều kiện tốt và cung cấp cho Robert những vật dụng cần thiết để làm lồng chim, khuyến khích Robert theo đuổi đam mê.
Vơi sự hỗ trợ của các nhân viên trại giam, Robert đã mua được một vài chú chim Hoàng Yến. Sau một thời gian chăm sóc, Robert đã kiếm được tiền bằng đam mê của mình, số tiền thu được ông gửi cho mệ mình và dành mua thức ăn cho chim.
Sự đam mê của Robert không chỉ được thúc đẩy bởi mục đích kiếm tiền mà bởi chính niềm đam mê muốn khám phá thế giới loài chim. Nó càng ngày càng lớn dần. Robert lưu trữu những quan sát của ông vào một chiếc máy tính xách tay. Ông bắt đầu thử nghiệm những kỹ thuật mới và áp dụng chế độ ăn uống theo những kinh nghiệm của mình.
Robert được phép sử dụng phòng thí nghiệm trong tù để tiến hành việc nghiên cứu chuyên sâu, phát hiện các mầm bệnh và biện pháp chữa trị thông qua việc giải phẫu những chú chim.
Video đang HOT
Cuốn sách viết về loài chim của Robert năm 1933
Miệt mài nghiên cứu
Năm 1927, Robert đã có tới 150 con chim Hoàng Yến, chúng làm tổ ngay trong phòng giam của Robert. Chính những quan sát, nghiên cứu của Robert về loại chim này đã đặt cơ sở cho những phương pháp chăm sóc, bảo vệ loài chim sau này.
Mùa xuân năm 1927, những chú chim của Robert lần lượt ủ rũ và chết vì một căn bệnh lạ, theo ông chúng bị nhiễm một loại khuẩn nào đó.
Robert miệt mài với việc thử nghiệm các giải pháp khác nhau với hi vọng ngăn chặn được căn bệnh. Chưa đầy hai ngày, ông đã tìm ra được phương thuốc hữu hiệu mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới loài chim. Đó là nghiên cứu đầu tiên của Robert.
Nghiên cứu này của Robert đã được một tạp chí nổi tiếng, chuyên nghiên cứu về loại chim Hoàng Yến công nhận.
Một vài năm sau đó, Robert tiếp tục nghiên cứu và được nhà nước công nhận những kết quả mang tính đột phá trong việc bảo vệ các loài chim khỏi những căn bệnh lạ.
Robert cảm thấy những kết quả nghiên cứu mình đạt được đã giúp ông trả nợ cho xã hội. Năm 1928, Robert gửi một bức thư tới Tổng thống Calvin Coolidge xin được hưởng khoan hồng để ông có cơ hội đóng góp hơn nữa cho xã hội, ông cũng nêu lên những dự định, những nghiên cứu ông muốn được tiến hành khi được tự do. Tuy nhiên, Tổng thống Calvin Coolidge đã từ chối bức thư đó. Điều đó không khiến Robert bỏ cuộc, ông vẫn hi vọng một ngày sẽ được tự do để cống hiến nhiều hơn.
Năm 1929, những nghiên cứu của Robert đạt được kết quả đáng ngờ. Công trình được công bố baogồm các liệu pháp điều trị những căn bệnh lạ, đe dọa tới loài chim.
Robert được đánh gía rất cao và nhận được sự nể phục từ phía hội đồng những nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có bác sĩ Della May Jones, người đã từng có những nghiên cứu đặc biệt về loài chim Hoàng Yến.
Theo Khampha
Cuộc đời đặc biệt của người tù nổi tiếng (Kỳ 3)
Robert đã được cứu sống bằng tình thương của người mẹ và sự thấu hiểu của vị tổng thống.
Án tử hình cho sai lầm lớn nhất
Tháng 5/1916, phiên tòa xét xử Robert được mở, thẩm phán John C. Pollock và bồi thẩm đoàn gồm 12 người chủ trì phiên tòa. Phía bên Robert, luật sư L.C Boyle đã hết sức trong việc đưa ra những lời bào chữa tốt nhất cho Robert, nhưng dường như không có hiệu quả khi rất nhiều tù nhân và cả những nhân viên trong trại giam đứng ra làm chứng chống lại Robert.
Ngày 27/5, 4 ngày sau phiên điều trần, Robert bị buộc tội giết người có chủ đích. Án treo cổ được tuyên cho Robert. Bản án dự kiến được thi hành ngày 21/7/1916.
Luật sư Boyle ngay lập tức gửi đơn kháng cáo tới tòa án liên bang, đơn kháng cáo được chấp nhận. Lệnh thi hành án tạm hoãn lại.
Tháng 12/1916, toàn bộ quá trình xét xử được tòa án xem xét lại. Một phiên tòa khác dự kiến sẽ được mở vào năm sau.
Trong khi chờ đợi phiên tòa được mở lại, bà Elizabeth đi khắp nơi kêu gọi sự giúp đỡ của bất cứ ai bà nghĩ có thể giúp cho con trai mình thoát được án tử lần này.
May mắn với Robert khi lần thứ nhất thoát án tử hình, nhưng liệu may mắn có tới lần hai.
Án tử hình đã có thời gian bị bãi bỏ, vậy không có lý do gì để bây giờ lại tiếp tục duy trì nó. Bà Elizaneth nghĩ vậy và bà đã kiến nghị với một vài tổ chức, đoàn thể của phụ nữ, nhóm cải cách hình sự... để tìm kiếm hi vọng cho con trai mình.
Một số người ủng hộ Elizabeth, một vài cuộc biểu tình do bà dẫn đầu được tiến hành.
Thẩm phán John C. Pollock cũng nhận được khá nhiều đơn đề nghị giảm án cho Robert. Một chút do dự và để đảm bảo tính khách quan cho quá trình xét xử, thẩm phán Pollock rút khỏi danh sách bồi thẩm đoàn xét xử Robert vào ngày 22/5/1917. Thấm phán JW Woddrough nhận nhiệm vụ này.
Tại phiên tòa, một số tù nhân đã mạnh dạn bảo vệ Robert. Theo họ, Robert đã hành động để tự vệ. Turner luôn tỏ thái độ đe dọa Robert trước thời điểm xảy ra án mạng. Turner là một nhân viên hống hách, có nhiều tiếng xấu trong trại. Robert ra tay vì tinh thần không được tốt sau thời gian dài bị bệnh và không kiểm soát được hành động của mình.
Ngược lại, cũng có một số ý kiến trái ngược, chống lại Robert. Theo đó, Robert là một kẻ máu lạnh, đủ tỉnh táo và minh mẫn để hành động và ý thức được hậu quả của việc mình gây ra. Theo họ, Robert là kẻ vô cảm, không có cảm giác hối hận về cái chết của Turner.
Bìa một cuốn sách viết về Robert Stroud
Người mẹ tuyệt vời
Ngày 28/5/1917, ban bồi thẩm sau một vài giờ thảo luận đã xóa án tử hình cho Robert và tuyên án chung thân.
Bà Elizabeth hạnh phúc khi con trai mình có cơ hội sống, nhưng bà chưa hài lòng với bản án đó.
Có cơ hội được sống, nhưng Robert cũng không thấy tâm phục khẩu phục phán quyết đó. Robert liên tục kháng cáo dưới sự trợ giúp của luật sư và người mẹ giàu tình thương của mình.
Tháng 6/1918, phiên tòa thứ ba được mở công khai, nhưng mọi chuyện trầm trọng hơn. Ngày 28/6/1918, án tử hình lại được tuyên cho Robert về tội giết người có cấp độ. Dự kiến tháng 11 năm đó sẽ thi hành án. Gia đình Robert tiếp tục kháng cáo lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ.
Tháng 11/1919, tòa án tối cao đã đi đến phán quyết cuối cùng, giữ nguyên án tử hình đối với Robert và không cho phép gia đình Robert có bất kỳ đơn kháng cáo nào. Bản án dự kiến thi hành ngày 23/4/1920.
Không đành lòng nhìn con trai mình chết, bà Elizabeth đã viết một bức thư gửi cho tổng thống Woodrow Wilson cầu xin sự khoan hồng đặc biệt cho con trai mình.
May mắn đã đền đáp lại những cố gắng của bà khi bức thư tới tay tổng thống Woodrow Wilson, toàn bộ vụ án được xem xét lại, lệnh ân xá được gửi tới Tòa án tối cao Hoa Kỳ, án tử hình được thu hồi. Và bản án cuối cùng dành cho Robert là chung thân.
Robert đã được cứu sống bằng tình thương của người mẹ và sự vị tha, thấu hiểu của một vị tổng thống.
Không lâu sau khi nhận được lệnh ân xá, Robert bị chuyển tới một nhà tù chuyên biệt, bị hạn chế tiếp xúc với các tù nhân khác, gần như bị biệt giam, mỗi ngày chỉ có 30 phút tập thể dục trong khoảng sân bị cô lập.
Nhiều người cho rằng án đó không khác gì án tử hình, nhưng đó lại là thời điểm bắt đầu một cuộc sống mới của Robert.
Theo Khampha
Cuộc đời đặc biệt của người tù nổi tiếng (Kỳ 2) Những thay đổi mạnh mẽ nhất trong cuộc đời Robert bắt đầu tại nhà tù liên bang Leavenworth. Những năm đầu trong trại Robert Stroud nhanh chóng làm quen và tuân thủ theo những nguyên tắc trong tù. Đó chính là điều cần thiết nhất để tồn tại trong thời gian này. Robert hiểu rằng, bất kì sự bất tuân nào cũng có...