Cuộc đời cay đắng của nữ nhân viên mát-xa bị bắn chết
Bị dòng đời xô đẩy và không đủ vững vàng để chọn lựa cho mình lối đi đúng, người phụ nữ này đã bị tước đi mạng sống khi chưa tròn 40 tuổi…
Ít ai biết, cuộc đời của chị Nguyễn Thị Xuân, SN 1975, trú tại xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nạn nhân bị bắn chết tại quán tẩm quất thư giãn số 253 Phạm Văn Đồng, Hà Nội vào rạng sáng 2/7, có nhiều cung bậc thăng trầm, đắng chát.
Chạy khỏi người chồng nghiện ma túy
Chị Nguyễn Thị Xuân, là con đầu lòng trong một gia đình có mẹ là giáo viên tiểu học, bố là thương binh hạng 2/4. Lúc còn nhỏ, cô bé Xuân đã sớm nhận thức hoàn cảnh vất vả của gia đình và biết thương bố mẹ cùng các em. Con đường học vấn của chị Xuân không dài một phần vì cô muốn giúp bố mẹ cáng đáng phần nào gánh nặng của gia đình. Tuổi vừa chớm 19, chị Xuân quen một người thanh niên ở huyện bên và nên nghĩa vợ chồng. Nói là huyện bên nhưng hai nhà chỉ cách nhau có một khúc sông, có một cây cầu bắc qua. Chồng chị Xuân là con út một gia đình nghèo đông con. Ngày sang nói chuyện người lớn và biết nhà biết cửa nhà trai, bà Phạm Thị Sinh, mẹ chị Xuân phải “cúi rạp người đi vào mấy gian nhà tranh trống hoác”. Nhìn gia cảnh túng bấn của người con rể, bà thương con gái sẽ vất vả.
Rồi hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ cũng nở hoa khi hai cậu con trai xinh xắn, kháu khỉnh lần lượt chào đời. Hai vợ chồng bảo ban nhau chạy chợ rồi làm ruộng quanh năm suốt tháng cũng dư dả được chút tiền và cất lên vài gian nhà ngói. Cũng từ đây, chồng chị Xuân nghe lời bạn bè, bàn bạc với vợ muốn ra chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội để buôn bán. Nghe chồng vạch ra kế hoạch giản đơn cho một tương lai sung túc, chị Xuân gật đầu.
Vợ chồng con cái dắt díu nhau ra bãi Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội thuê gian nhà chật hẹp rồi thay phiên nhau đi làm. Ban ngày vợ cắp mẹt đi bán hoa quả còn ban đêm thì chồng làm cửu vạn thuê. Chạy ngược chạy xuôi đến mờ mắt, hai vợ chồng có đồng ra đồng vào hơn. Và rồi, chồng chị Xuân đã không chiến thắng được những cám dỗ ở môi trường phức tạp này và đã dính vào ma túy lúc nào không hay biết. Chỉ đến khi thấy chồng sức khỏe giảm sút, ngáp ngắn ngáp dài và liên tục về lục tiền vợ, chị Xuân mới chan chứa nước mắt mà giật mình. Tháng ngày qua đi, con cái lớn khôn cần nhiều khoản chi tiêu, chồng chị thì lún sâu hơn vào ma túy. Có bận, bố ở nhà trông đứa bé nhưng phê ma túy đến độ nằm lăn ra đất còn con thì ngã xuống sông mà không hay. Nhờ trời, có người tốt bụng đã hô hoán rồi chạy đến cứu cháu bé.
Sau lần ấy, chị Xuân quyết tâm đưa chồng đi trung tâm cai nghiện. Nhưng đi cai hết lần này đến lần khác, chồng chị vẫn tái nghiện trở lại. Quá mệt mỏi, chị Xuân đã đề nghị ly hôn và được tòa giải quyết. Con trai lớn đồng ý ở với bố còn chị Xuân nhận nuôi cậu con nhỏ. Hình thức là vậy nhưng chị Xuân vẫn đón cả hai đứa về ở với mình tại nhà mẹ đẻ. Riêng hộ khẩu thì chị xin tách cho mình và cậu con bé về quê ngoại. Từ đây, cuộc đời đơn lẻ của chị bắt đầu với nhiều gian nan, biến cố mới…
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Sinh, mẹ nạn nhân Xuân kể về cuộc đời bất hạnh của con gái.
Gặp người mới, cuộc sống vẫn tối
Theo bà Phạm Thị Sinh thì ở nhà một thời gian, chị Xuân lại tiếp tục ra Hà Nội thuê nhà đi buôn thúng bán mẹt để mưu sinh. Hai đứa con chị để lại nhờ bà ngoại chăm bẵm. Học kỳ 1 năm lớp 9, cậu con trai lớn của chị đạt học sinh giỏi Văn cấp huyện. Sang học kỳ 2, nói thế nào con trai cũng không đến lớp. Cháu bảo, cháu muốn đi làm để kiếm tiền giúp bố cai nghiện. Nói nhiều, mắng nhiều nhưng con trai vẫn không nghe, chị Xuân đã để con trai về ở với bố và hai bố con vào tận Lâm Đồng kiếm sống.
Hiện trường vụ án
Ra chợ đầu mối để buôn bán lần này, chị Xuân chuyển sang bán bánh cuốn rong. Tình cờ chị gặp người đàn ông tên L rồi hai người dành tình cảm cho nhau. Chị biết anh L đã có vợ và hai cô con gái nhưng hai người vẫn đi lại. Anh L cũng nhiều lần về quê chị chơi rồi ở lại vài ngày, sau đó trở lại Hà Nội.
Bà Sinh cho hay, quan hệ giữa con gái mình với anh L là “vợ chồng” và “hai đứa đã tự tổ chức với nhau từ năm 2008 nhưng không đăng ký” và “chúng nó ở với nhau thế nào tôi không hay biết”. Chỉ biết rằng, anh L và chị Xuân đã mua đất rồi xây nhà 2 tầng khang trang ở quê chị Xuân. “Xuân đi làm ngoài Hà Nội nhưng cuối tuần nào cũng về quê thăm mẹ, thăm con trai và vẫn chu cấp tiền để mẹ nuôi con khôn lớn, học hành”, bà Sinh nói.
“Tôi luôn nghĩ con mình đi bán hàng rong vất vả nên lòng lúc nào cũng đau đáu về con. Tôi không hề biết con mình xin làm nhân viên quán mát-xa từ khi nào… Rạng sáng 2-7, tôi đang ngủ thì nghe tiếng điện thoại reo. Nhấc máy, tôi nghe anh L nói: “Mẹ ơi! Vợ con bị bắn rồi. Cô ấy nặng lắm, sợ không qua khỏi…”. Tôi rụng rời chân tay và gọi cho các con cũng sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sau đó tôi nhận được tin dữ là con tôi qua đời… Cuộc đời con tôi quá nhiều nỗi khổ cực, nay lại đoản mệnh thế này…. Giá như người chồng trước của Xuân tu chí làm ăn, con gái tôi đã không bị đưa đẩy đến cơ sự như thế này…”, bà Sinh ôm đứa cháu ngoại- là con trai thứ 2 của chị Xuân nói trong nỗi lòng day dứt.
Bí ẩn cái chết của 3 đứa trẻ bị bắn trong ô tô Kỳ 5
Thám tử Fred Hugi đã có cuộc trao đổi với đội trọng án để cùng nhau xem xét lại vụ việc. Liệu có nên bắt giữ Diane Downs hay không? Ai cũng thắc mắc.
Liệu Diane có đang sở hữu tới hai khẩu súng 22 li? - Ảnh minh họa
Bản thân Hugi, ông muốn tạm giữ bà mẹ này thế nhưng ông vẫn lo ngại động thái này sẽ làm hỏng mọi chuyện. Hiện tại họ đã tin rằng Diane chính là người gây án nhưng đó chỉ là phán đoán, còn vũ khí gây án và nhân chứng chứng kiến tận mắt vụ án cho tới giờ vẫn là một dấu hỏi. Ông Hugi khẳng định những gì có trong tay là chưa đủ để buộc tội Diane.
Bằng chứng là vỏ viên đạn 22 li được tìm thấy ở đường Old Mohawk được cho là trùng khớp với những vết bắn trên chiếc xe đỏ của Diane. Cả 2 nghi can là người chồng cũ Steve và người yêu cũ đều đã được cảnh sát điều tra nhưng họ đều có bằng chứng ngoại phạm, không những thế cả 2 người đều khai rằng Diane Downs có sở hữu một khẩu súng ngắn 22 li.
Một tình tiết nữa khiến cơ quan điều tra muốn bắt giữ Diane là họ đã tìm thấy 1 khẩu súng 22 li chưa được sử dụng tại nhà của cô ta. Từ đó, họ đang băn khoăn rằng liệu bà mẹ này có còn khẩu súng nào tương tự như thế không. Nếu quả thật Diane còn có 1 khẩu nữa thì đích xác đó chính là hung khí gây án. Hugi và các điều tra viên khác thừa hiểu rằng chừng nào khẩu súng chưa được tìm thấy thì tòa án vẫn sẽ không chấp nhận đơn khởi tố của họ.
Ngoài việc điều tra về nhân thân của Diane, các thám tử còn xem xét tới thời gian xảy ra vụ án. Nhiều giả thuyết so sánh về thời gian vụ án xảy ra và thời gian các y tá nghe tiếng kêu cứu của Diane đã được đưa ra. Thế nhưng đó chỉ là những câu chuyện mà người ta tự nghĩ ra trong lúc cơ quan điều tra chưa đưa ra thông tin chính thức về vụ án.
Trong thời gian vụ án chưa đi tới hồi kết thì vị thẩm phán Gregory Foote đã yêu cầu 2 đứa trẻ còn sống nhà Downs cần phải được chăm sóc cách li. Diane không được tới thăm chúng nữa. Cả Danny và Christie đều đang được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ vẫn đang hi vọng 2 đứa trẻ tội nghiệp này sẽ vượt qua cơn nguy kịch này.
Trong suốt một thời gian dài của năm 1984, Diane đã nhanh chóng trở thành trung tâm của sự chú ý. Mặc dù những thông tin chính thức về tội ác của Diane chưa được cảnh sát công bố thế nhưng bên ngoài các phương tiện truyền thông và cả những lời đồn dường như đã kết tội bà mẹ này.
Trong khi đó, Hugi đang tự mình cố gắng và thúc giục các điều tra viên khác nhanh chóng tìm ra những điểm mấu chốt của vụ án để đưa ra quyết định cuối cùng. Về phần Diane, cô ta vẫn rất bình tĩnh trong việc ứng phó với những lời đồn và cả những tình tiết mới xuất hiện. Hơn nữa, cô ta còn tỏ ra bực tức trước việc cảnh sát ngăn cô không cho tới thăm 2 đứa trẻ đang nằm trong bệnh viện. Diane cho rằng đó là một sự phân biệt không công bằng với một bà mẹ có 3 đứa con bị hạ sát. Thế nhưng cảnh sát vẫn giữ nguyên quyết định không cho Diane vào thăm con.
Cuối cùng, sau thời gian chờ đợi khá dài, Diane đã quyết định tỏ thái độ muốn hợp tác với cơ quan điều tra. Cô đã đề nghị có một cuộc nói chuyện với thám tử để giải thích thêm về những hoài nghi trong đêm định mệnh đó.
Trong cuộc thương lượng này, Diane đã nhắc đi nhắc lại rằng kẻ gây án có thể là ai đó mà cô ta biết mặt. Nếu như những thông tin này là đúng thì quả thật cơ quan điều tra đã quá sai lầm khi chỉ tập trung vào điều tra ở Diane mà không quan tâm tới những đối tượng khác. Thế nhưng họ vẫn giữ vững lập trường của mình và nghi ngờ về câu chuyện của bà mẹ này.
Có những câu hỏi mà Diane không thể trả lời được khi bị 2 vị thám tử hỏi: "Tại sao đến giờ cô mới cho chúng tôi biết? Tại sao kẻ lạ mặt lại biết được địa điểm 4 mẹ con đang đi mà chặn xe? Mục đích của vụ giết 3 đứa trẻ là gì?...". Tất cả điều này đã khiến Diane rơi vào thế bị động và không thể lên tiếng biện hộ nữa.
Bé gái sống sót hoảng loạn kể lại với luật sư (Ảnh minh họa)
Đúng vào thời điểm ấy, thông tin từ bệnh viện báo về cơ quan điều tra rằng cô bé Christie đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất. Đáng mừng hơn là cô bé có thể nói chuyện được nhưng không nhiều. Luật sư Paule Krogdahl đã ngay lập tức tới bên cô bé và hỏi một số câu hỏi liên quan tới đêm kinh hoàng đó. Cô bé Christie bắt đầu nói về gia đình và người mẹ của mình. Cô bé nói rằng 3 anh chị em thường xuyên bị mẹ đánh và mắng chửi. Khi được hỏi về sự việc xảy ra đêm hôm 3 chị em bị bắn, cô bé chỉ khóc và nói rằng: "Cứu cháu với!!!". Cô bé không thể nói tên của kẻ đã nhân tâm bắn những phát súng liên tiếp vào 3 chị em. Cô bé chỉ kịp nói tiếng"Không" khi cảnh sát hỏi: "Cháu có nhìn thấy kẻ lạ mặt nào xuất hiện vẫy xe trong lúc ấy không?".
Theo xahoi
Nghi án tượng Phật Di Lặc bị bán Một bức tượng Phật Di Lặc ước đoán có niên đại trên 100 năm đặt tại chùa Phổ Minh (P.Đức Ninh Đông, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) bỗng dưng biến mất, khiến Phật tử hoài nghi rằng bức tượng đã bị bán. Sự việc bắt đầu từ ngày 30.9, ông Hoàng Gia Hy - hội viên Hội Di sản tỉnh Quảng Bình có đơn...