Cuộc đời bất hạnh của cô sinh viên 21 tuổi bị suy thận độ 4
Mồ côi mẹ khi chưa đầy 2 tuổi, lên 10 tuổi, em mang căn bệnh viêm cầu thận, rồi suy thận. Học đến năm thứ 2 đại học thì cuộc đời em gắn với kim tiêm, dây chuyền, máu…Rồi trong giây phút chới với nhất của số phận, người bố cũng qua đời.
Tôi gặp em tại bệnh viện với những đường dây chuyền chằng chịt trên cánh tay gân guốc, gương mặt gầy guộc xanh xao, héo úa, đôi mắt trũng sâu buồn bã, em khóc, nước mắt lã chã rơi trên gối. Căn bệnh suy thận cấp độ 4 khiến cô bé 21 tuổi đang đếm từng ngày sự sống, chịu đựng nỗi đau, cái chết…
Cô bé gạt nước mắt, hướng đôi mắt ra phía ngoài cửa sổ, nói trong nỗi buồn sâu nặng: “có lẽ ông trời đã an bài cho số phận của em rồi”. Tôi lặng người khi nghe em kể về cuộc đời đầy bất hạnh, cay đắng của mình.
Bao nhiêu năm qua Thanh chịu đựng đớn đau, đếm từng ngày sự sống…
Đó là hoàn cảnh khốn khổ của cô bé Đỗ Thị Thanh, số nhà 63, tiểu khu Phúc Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), đang là sinh viên năm 3, Khoa Tâm lý học, trường Đại Học Hồng Đức. Hiện điều trị tại Trung tâm thận lọc máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Ngay từ khi mới tròn 18 tháng tuổi, sau một trận ốm nặng, người mẹ đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại em và người bố tội nghiệp giữa cái đói nghèo. Em còn quá bé để nhớ gương mặt mẹ và hiểu nỗi đau của cha. Rồi bố đi bước nữa, em có mẹ kế nhưng cái nghèo vẫn mãi bám chặt.
Lên 10 tuổi, ông trời lại tiếp tục gieo xuống đầu đứa bé tội nghiệp này căn bệnh quái ác, đó là căn bệnh viêm cầu thận. Không tiền chạy chữa, thuốc men thì lúc có lúc không khiến sức khỏe em càng ngày càng suy kiệt. Đồng tiền làm thuê làm mướn của người bố, vài sào ruộng của người dì không đủ để lo miếng cơm manh áo cho cả nhà huống gì là tiền chữa bệnh cho em.
Hiểu nỗi bất hạnh của cuộc đời mình, trong những ngày tháng bệnh tật, em vẫn miệt mài đèn sách để nuôi ước mơ giảng đường. Rồi trong đớn đau bệnh tật, em đã vượt lên và giấc mơ đậu đại học đã trở thành hiện thực. Thế nhưng cái niềm vui ấy không được bao lâu đã bị dập tắt bởi căn bệnh suy thận đã đến những giai đoạn cuối. Vậy là theo đuổi lớp đại học chưa đầy 2 năm, em đã phải dằn lòng bảo lưu kết quả để chạy thận.
Hơn 1 năm qua, em sống với kim tiêm, với dây chuyền với máu, chịu đựng những đớn đau, đói nghèo và đếm từng ngày cái chết. Em tâm sự: “Em bảo lưu là vì lúc đó em vẫn nuôi hy vọng sẽ tiếp tục được đi học, nhưng giờ thì em không còn hy vọng nữa rồi, cuộc đời em sắp đến ngày đặt một dấu chấm hết”.
Nhưng ông trời vẫn chưa thôi gieo rắc nỗi đau xuống số phận cô bé tội nghiệp này. Cách đây một tuần, người bố thân yêu nhất của em cũng đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan và vì ông đã kiệt sức bởi quá nhiều lần truyền máu cho em. Giờ đây, em côi cút nằm trong bệnh viện với người bà ngoại đã ngoài 80 tuổi.
Người bà đã quá già yếu, bước đi không còn vững vẫn phải một tuần 3 lần bắt xe bus mấy chục cây số cùng cháu vào bệnh viện chạy thận. “Giá mà ông trời để tôi gánh bớt những đau đớn của cháu tôi, bắt tôi chết để cháu tôi được khỏe mạnh thì tôi cũng chấp nhận”, bà Lê Thị Ký, bà ngoại của Thanh, quay đi không để cháu thấy giọt nước mắt đục ngầu đang chảy ra từ hõm mắm sâu hoáy.
Cứ thế, hai bà cháu bữa đói, bữa no bước qua những ngày khốn khổ. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của em khiến các bác sỹ và những bệnh nhân ở đây đều thấy chạnh lòng, xót thương cho số phận hẩm hiu của cô bé tội nghiệp. Hiện tại, mỗi tuần em phải chạy thận 3 lần, mặc dù có sổ hộ nghèo đã giảm đi phần lớn số tiền chạy thận nhưng khoản tiền thuốc uống cho mỗi tháng lên đến gần 3 triệu đồng, trong khi khoản nợ của những năm tháng em ốm vẫn còn đó.
Trao đổi về bệnh tình của em, Bác sỹ Đặng Thế Đạt, Giám đốc Trung tâm thận lọc máu bùi ngùi: “Trường hợp bệnh nhân Thanh là một trường hợp đặc biệt nhất trong tổng số trên 300 bệnh nhân đang chạy thận tại đây. Em đã nhiều lần được chúng tôi cứu từ cõi chết trở về. Nhưng điều đáng nói nhất hiện nay là hoàn cảnh gia đình em hết sức éo le, bố mẹ đều mất, mặc dù gia đình có sổ hộ nghèo nhưng bệnh viện chỉ có thể hỗ trợ trả một phần chi phí chạy thận còn tiền mua thuốc uống điều trị thường xuyên thì gia đình phải tự túc, trong khi chi phí cho những đơn thuốc mỗi tháng vài ba triệu đồng, đó là chưa kể đến thuốc bổ hay chế độ ăn uống để chống trọi lại căn bệnh”.
Video đang HOT
Hai bà cháu bữa đói bữa no bước đi những ngày khốn khổ.
Tôi chợt nghẹn lòng khi nghĩ đến cái ăn đối với bà cháu Thanh còn phải chạy từng bữa chứ nói gì đến tiền thuốc điều trị cho em. Những năm qua, khi bố còn sống còn làm thuê làm mướn, còn vay mượn để em có tiền chạy thận nhưng bây giờ người dì cũng mang bệnh tật lại nuôi đứa con trai đang học cấp III, vì thế cuộc sống của em dường như đang đi vào bước đường cùng.
Nếu ai đó đọc những dòng nhật ký của em có lẽ không thể ngăn được dòng nước mắt: “Tôi sinh ra như bao trang lứa bạn bè, sao ông trời không cho tôi được như họ, tôi chỉ ước mơ có một gia đình êm ấm, có cha, có mẹ. Tôi và bố mẹ tôi được khỏe mạnh mà sao cái ước mơ đó xa vời quá. Nhiều đêm tôi khóc, trách than sao khổ đau cứ đeo bám lấy tôi, không cho tôi một hy vọng dù là nhỏ nhoi… Nếu như một ngày nào đó tôi vĩnh viễn rời khỏi cuộc đời này, hãy cho tôi một linh hồn thanh thoát”.
Một trái tim có quá nhiều vết đau chỉ ước một điều nhỏ nhoi trước khi chết rằng linh hồn được thanh thoát, chẳng còn đớn đau bệnh tật, đớn đau tâm hồn, chẳng phải lo ngày mai sẽ sống ra sao, khoản nợ ấy lớn như thế nào, sẽ tiếp tục đi học, viết tiếp ước mơ còn dang dở… Chia tay bà cháu Thanh, tôi không dám tưởng tượng những ngày tiếp theo của hai bà cháu sẽ như thế nào. Đôi mắt hằn vết chân chim của người bà một đời tảo tần lam lũ ấy nhìn xa xăm như cầu xin một điều kỳ diệu sẽ đến với đứa cháu tội nghiệp của mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Em Đỗ Thị Thanh: Số nhà 63, tiểu khu Phúc Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
ĐT: 0166.4757.089
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
VỤ BỐ BẠO HÀNH CON TẠI HẢI PHÒNG: Đòn roi không thể dạy thành người
Những ngày gần đây, việc cháu Bùi Xuân Thuận, SN 2000, học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Đồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng bị bố đẻ là Bùi Xuân Phong, SN 1978 đánh đập nhiều lần với hình thức răn đe khắc nghiệt đã khiến dư luận xôn xao.
Thương cho roi vọt...
Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Dụn, SN 1950, ở đội 2, thôn Minh Kha, xã Đồng Thái khi bà và 2 cháu Bùi Xuân Thuận, SN 2000 và Bùi Xuân Lợi, SN 2006 đang chuẩn bị nấu cơm tối. Trong căn nhà mái bằng khang trang, bà Dụn cho biết, vụ việc bắt nguồn từ buổi học ngày 11-10-2011, khi cô Đinh Thị Huế, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, trường Tiểu học Đồng Thái phát hiện một số vết thương trên cánh tay Bùi Xuân Thuận. Sau đó, cô giáo đã thông báo cho bà Nguyễn Thị Dụn, bà nội của Thuận đã đưa cháu đến trụ sở công an xã trình báo.
Tại công an xã, Thuận kể lại, ngày 6-10, Thuận lấy điện thoại của người chú tên là Bùi Xuân Phương, SN 1993 để chơi điện tử. Trong lúc Thuận đang chơi thì anh Phong đi làm về. Thấy vậy, Thuận liền vứt điện thoại ở khu vực đầu hồi nhà. Thấy điện thoại không có ở trên bàn, anh Phương đi tìm quanh nhà nhưng không thấy liền hỏi Thuận. Do sợ hãi, Thuận nói dối là không lấy. Trước tình thế trên, anh Phong liền gọi vào số máy của anh Phương thì thấy điện thoại đổ chuông. Sau khi tìm được điện thoại, anh Phong gặng hỏi con trai về nguyên nhân chiếc điện thoại bỗng nhiên "di chuyển" ra vườn thì Thuận một mực nói không biết. Trong lúc bực tức, anh Phong liền lôi Thuận vào nhà, lột hết quần áo bắt nằm sấp lên giường rồi lấy dây điện vụt liên tiếp. Hậu quả của trận đòn trên là những vết bầm tím, sưng tấy hằn trên lưng và mông của Thuận. Khi được hỏi, Thuận cho biết em vẫn cảm thấy đau ở tay, mông, đùi do những vết đòn chưa lành sẹo.
Sau khi tiếp nhận đơn trình báo, Ban Công an xã Đồng Thái đã điều tra, xác minh vụ việc đồng thời đưa nạn nhân đến khám tại bệnh viện Đa khoa huyện An Dương. Kết quả khám thương cho thấy, Thuận bị nhiều vết bầm tím tại cánh tay, cẳng tay, lưng và hai mông. Công an xã Đồng Thái đã triệu tập anh Phong lên làm việc. Tại cơ quan công an, anh Phong thừa nhận hành vi đánh cháu Thuận do quá bực tức trước sự thiếu trung thực của con. Về việc người dân đồn thổi anh Phong bắt cháu Thuận ăn phân, anh Phong giải thích gần đây, do phát hiện thấy Thuận có một số biểu hiện gian dối, lười học, mải chơi, anh đã nghĩ ra việc mang một bát cơm và một bát phân để răn dạy con trai chứ không đe dọa, bắt cháu ăn thật. Tuy nhiên, cách dạy con như trên của anh Phong đã vượt quá giới hạn của phương pháp giáo dục trẻ con, thậm chí có phần phản giáo dục.
Gia đình không trọn vẹn
Qua tìm hiểu được biết, Bùi Xuân Phong là con trai duy nhất của ông Bùi Xuân Nạp, SN 1954 và bà Nguyễn Thị Dụn. Khi Phong lên 3 tuổi, 2 ông bà sống ly thân. Từ đó, Phong sống với mẹ đẻ. Năm 1997, khi vừa tròn 19 tuổi, Phong lên đường nhập ngũ. Trong thời gian đóng quân tại Thái Bình, Phong đã làm quen và yêu chị Vũ Thị Mịch, SN 1977. Năm 2000, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, Phong đã lập gia đình với chị Mịch. Trong thời gian chung sống, chị Mịch đã sinh 2 con trai là Thuận và Phong.
Tháng 3-2007, sau khi vợ mất vì ung thư, anh Phong xin vào làm công nhân tại Công ty cổ phần Xếp dỡ An Hải và làm việc trong Cảng Hải Phòng. Do thường xuyên làm việc theo ca, kíp nên Phong ủy thác việc chăm sóc, nuôi dạy 2 con trai cho mẹ. Năm 2008, anh Phong làm quen và nảy sinh tình cảm với Trần Thị Nhung, SN 1985, trú tại xã Hồng Phong, huyện An Dương. Hai người về sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Nhiều lần anh Phong ngỏ ý muốn đăng ký cho hợp tình, hợp lý nhưng Nhung không đồng ý. Không chấp nhận con dâu không hôn thú, bà Dụn ra điều kiện, nếu Phong quyết tâm sống với Nhung thì phải ra khỏi nhà. Trước tình cảnh trên, Phong dắt "vợ" đi thuê nhà trọ. Trong khi Phong mải miết với công việc thì Nhung lại buôn bán chụp giật, không trả tiền cho chủ hàng khiến nhiều chủ nợ đã kéo đến nhà trọ đòi nợ. Quá bất ngờ và hụt hẫng, Phong đã chia tay Nhung. Đến đầu năm 2011, Phong kết hôn lần thứ 3 với chị Nguyễn Thị Hương, SN 1976, một thợ may tại địa phương. Đôi vợ chồng dắt nhau về mảnh đất của tổ tiên để lại làm tạm gian nhà cấp 4 sinh sống. Được sự giúp đỡ của bạn bè, Phong xây được căn nhà nhỏ tránh mưa nắng...
Trao đổi với phóng viên, người đàn ông 33 tuổi ấy không giấu được nỗi buồn và những tiếng thở dài. Anh cũng không ngờ được rằng mình vừa gây ra một chuyện "động trời' đến vậy. Anh cho biết, do được bà nuông chiều nên Thuận có biểu hiện hư như: hay ăn quà vặt, hay nói chuyện riêng trong lớp, không làm bài về nhà thậm chí là lấy trộm tiền. "Sau khi biết chuyện, tôi đã nhốt cháu vào nhà vệ sinh và tát mấy cái vào mặt.
Ngày 29-6, thấy cô giáo chủ nhiệm gọi điện thông báo Thuận làm thiếu bài về nhà, trong lúc tức giận tôi đã gọi cháu vào nhà đưa ra một bát cơm và một bát phân để cháu lựa chọn. Lúc đó tôi chỉ nghĩ "dọa" như vậy để cháu sửa chữa lỗi lầm chứ không có ý gì. Nhưng điều khiến tôi đau lòng nhất là Thuận có tính gian dối, ăn cắp vặt. Năm cháu học lớp 2, các bạn trong lớp đã báo cho tôi là Thuận lấy trộm 5000 đồng của bạn cùng lớp. Không chỉ có vậy, mới đây, Thuận đã dám lấy trộm 500.000 đồng của bà nội để mua quà vặt và đồ chơi. Sự việc giấu điện thoại chỉ là giọt nước làm tràn ly. Vợ chồng tôi thực sự bị sốc. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng tôi vẫn muốn giáo dục con nên người, chăm chỉ học hành để cuộc đời đỡ khổ", anh Phong tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Hương cũng chia sẻ, hai vợ chồng thật sự muốn chăm lo cho cháu thành người tử tế, thoát khỏi cảnh nghèo khó. Mới đây, vợ chồng anh Phong đã soạn hẳn một "Biên bản về tội ăn cắp" bao gồm 10 điều qui định những việc không được làm như: không trộm cắp, không nói dối, không sử dụng điện thoại di động, không ăn quà vặt... để Thuận chép lại và làm theo.
Giáo dục con cái là trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ, nhưng phương pháp giáo dục phải khoa học mới mang lại hiệu quả. Hành động trên của anh Phong đáng bị lên án, tuy nhiên, đây cũng là bài học đối với các bậc phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục con cái nhất là các cháu trong độ tuổi mới lớn.
Theo ANTD
Chỉ tù đến 3 năm cha bắt con ăn phân người Xét ở góc độ pháp luật, việc Bùi Xuân Phong ở đội 2, thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, Hải Phòng dùng dây điện đánh, bắt con trai 11 tuổi của mình ăn phân người đủ yếu tố cấu thành 2 tội: Cố ý gây thương tích và làm nhục người khác. Liên quan đến vụ cha ruột dùng dây điện đánh con...