Cuộc đời ‘ba chìm, bảy nổi’ của một triệu phú
Dù từng là đứa trẻ lêu lổng, bị đuổi học, thất nghiệp và bị từ chối cho vay tiền khởi nghiệp, Adam Deering giờ là chủ 5 doanh nghiệp có doanh thu 50 triệu bảng.
Adam Deering, 39 tuổi, ở Greater Manchester, sinh trưởng trong gia đình bố mẹ ly hôn, sống với bà ngoại từ năm 10 tuổi. Cậu học trường nam sinh ở Urmston, nhưng đã bị đuổi học do nhiều lần nghịch ngợm.
“Cạnh trường có một bãi phế liệu. Khi thấy một chiếc ôtô chạy vào, chúng tôi đã nhảy qua hàng rào và đá vào cửa xe. Nhưng hóa ra đó không phải là chiếc xe phế liệu mà là xe của chủ bãi phế liệu”, Adam kể.
Cậu thiếu niên bị đuổi học, từ đó ngày càng phá phách. Năm 16 tuổi, cậu gia nhập Không quân hoàng gia Anh với hi vọng tìm hướng đi cho cuộc đời, nhưng tại đây cậu lại sa đà vào rượu. Năm 19 tuổi cậu về nhà, sống trong vòng luẩn quẩn các công việc bán thời gian và bị sa thải.
Chỉ đến khi một người hàng xóm tốt bụng xuất hiện thì cuộc đời Adam bắt đầu thay đổi. Người này tên Chris mới chuyển đến, là người duy nhất có BMW trong khu phố. Adam được thuê dắt hai con chó của người này đi dạo. “Khi tôi rời không quân, tôi vẫn qua lại với vài người bạn cũ và đang đi chệch hướng. Chris biết tôi có vấn đề nên đã đưa đến công ty tiếp thị của anh ấy và nói thẳng: ‘Cậu đang đi con đường sai lầm’. Tôi hỏi: ‘Anh có thể cho tôi một công việc không?’. Anh ấy trả lời: ‘Không, tôi sẽ không. Nhưng nếu cậu ra ngoài, có kinh nghiệm thì sau đó tôi có thể giúp cậu”.
Adam khi 16 tuổi trong Không quân hoàng gia Anh. Ảnh: Men media.
Chris đã viết cho Adam một CV, nói cậu đã làm cho anh 12 tháng, dù thực tế không phải vậy. Anh cũng cho Adam mượn một bộ đồ và hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn. “Tôi đã đi phỏng vấn các công việc cho mức lương 35-40 nghìn bảng/năm, điều mà trước đây tôi chưa từng làm. Tôi chỉ mới 19 tuổi nhưng Chris lại bảo tuổi tác là lợi thế. Cuối cùng tôi kiếm được công việc ở Salford Quays”, Adam kể.
Một lần Chris nói: “Cậu sẽ thực sự giỏi trong bán hàng nếu giảm giọng Manchester một chút”. Đúng như lời khuyên của Chris, chỉ trong hai tháng, Adam đã trở thành nhân viên bán hàng hàng đầu của công ty. Điều này đã thu hút sự chú ý của một công ty tài chính khác, mời Adam đến bộ phận quản lý nợ của họ. Sau một năm Adam yêu cầu tăng lương nhưng không được chấp thuận, anh quyết định thành lập công ty khi mới 21 tuổi.
Video đang HOT
Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn. Adam lập một bản kế hoạch đầy triển vọng trình lên ngân hàng nhưng đã bị chủ ngân hàng ở quê nhà Urmston từ chối cho vay 10.000 bảng. “Tôi đã rất thất vọng khi người này nói tôi còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm và không đời nào họ mạo hiểm với tôi”, Adam nhớ lại.
Không gục ngã trước khó khăn, Adam dùng số tiền lương cuối cùng để thuê một văn phòng nhỏ ở Stretford. Trong 4 tháng đầu tiên, Adam liên tục gọi điện cho các khách hàng tiềm năng trong khi ngồi trên sàn văn phòng không có nổi một bộ bàn ghế. Không có một bằng cấp nào nên Adam không có khả năng tiếp thị, cũng như các kinh nghiệm quản lý đều yếu kém. “Tôi phải tự học khá nhiều. Đó là những năm tháng chật vật, thật không dễ dàng chút nào”, anh nhớ lại.
Adam Deering hiện 39 tuổi là một chủ doanh nghiệp thành công. Anh có 3 con trai và thích dành thời gian thư giãn với các con. Ảnh: Business Live.
Ở tuổi 24, anh quyết định thành lập một công ty quản lý nợ khác, ngay khi cuộc khủng hoảng tín dụng sắp ập đến. Tầm nhìn đúng nên khi cuộc khủng hoảng tín dụng xảy ra, sự nghiệp của Adam cất cánh. Rất nhiều người mắc nợ tìm đến anh. “Ở tuổi 26 tôi có 100 nhân viên. Tuy nhiên lúc đó tôi kinh ngạc về những gì mình đã tạo ra nhưng lại không tự tin vào bản thân”, anh thành thật.
Với số tiền ồ ạt đổ về, Adam bắt đầu ăn chơi, uống rượu quá mức. Đến khoảng năm 30 tuổi, công việc của Adam đi xuống dốc và cuộc đời anh lại mất kiểm soát lần nữa. Năm 2012, Adam nhận thấy “con sâu rượu” đang điều khiển mình, nên quyết định đến một trung tâm ở Thái Lan trong một tháng để cai nghiện.
Quay trở lại, Adam thay đổi số điện thoại, cắt liên lạc với bạn bè xấu và lao đầu vào công việc, thể dục thể thao. Đến nay người đàn ông 39 tuổi là chủ 5 doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp CNTT, quản lý nợ và doanh nghiệp tang lễ) với hàng trăm nhân viên, doanh thu năm 2019 ước tính 50 triệu bảng.
Về phần Chris, người hàng xóm tốt bụng đã giúp đỡ Adam khi còn là một thiếu niên, mỗi lần Adam hỏi “Liệu tôi có thể trả lại tiền cho anh hay không?”. Người này chỉ luôn nói: “Nếu bạn thấy một đứa trẻ gặp khó khăn, hãy giúp đỡ nó”. Đây chính là điều Adam đang cố gắng làm ở hiện tại. Bên cạnh công việc kinh doanh, anh dành nhiều thời gian làm diễn giả, truyền cảm hứng cho mọi người từ chính câu chuyện khởi nghiệp của mình. Dù bản thân hoàn toàn tự học về kinh doanh, anh khuyến khích tất cả những người trẻ tuổi cần học hành đến nơi đến chốn.
Gần đây, Adam Deering đã chi 450.000 bảng để mua lại tòa nhà ngân hàng – nơi ước mơ khởi nghiệp của anh từng bị coi thường. Adam cho biết việc mua tòa nhà ngân hàng “mang ý nghĩa về mặt cảm xúc”, song anh cũng có kế hoạch riêng cho nơi này. Anh sẽ bỏ thêm 500.000 bảng để tạo ra 8 căn hộ và một công ty bán lẻ.
“Đối với tôi, việc mua tòa nhà ngân hàng giúp cuộc đời trở nên đầy đủ. Điều đó cho thấy rằng tôi đã đúng khi tiếp tục tin tưởng vào bản thân”, anh nói.
Dự thảo thông tư về khen thưởng, kỷ luật học sinh: Không còn cảnh bị phê bình trước toàn trường!
Sau 32 năm áp dụng một thông tư về khen thưởng, kỷ luật học sinh với rất nhiều hạn chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mới với rất nhiều điều chỉnh tích cực.
Ảnh minh họa.
Tạo cơ hội cho học sinh thay đổi
Theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 08 về khen thưởng, kỷ luật học sinh được ban hành từ năm 1988 đã quá lâu và không còn phù hợp với giáo dục hiện nay. Vì thế, việc ban hành dự thảo thông tư mới nhằm thay thế Thông tư 08 là rất cần thiết, trên tinh thần vì sự tiến bộ của học sinh.
Theo đó, dự thảo thông tư mới có hàng loạt điều chỉnh so với Thông tư 08 như bỏ hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh, không ghi lỗi của học sinh vào học bạ, không phê bình học sinh trước toàn trường, không kỷ luật với học sinh tiểu học... và bổ sung thêm các hình thức khen thưởng học sinh tích cực.
Với thâm niên hàng chục năm đứng lớp, trong đó có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cô Trần Thị Hải Yến, giáo viên trường Trung học phổ thông Trí Đức cho biết việc học sinh phạm lỗi là rất bình thường và là vấn đề muôn thuở của lứa tuổi "nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò". "Khi các em mắc lỗi, điều quan trọng là thầy cô phải phân tích để các em nhận ra lỗi sai, tạo cơ hội để các em sửa sai, hoàn thiện bản thân. Việc ghi lỗi vào học bạ có thể sẽ khiến các em bi quan, không tự tin và mất hướng phấn đấu" cô Yến cho hay.
Với quan điểm đó, cô Yến cho biết mình chưa khi nào ghi lỗi của học sinh vào học bạ cho dù Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định này. "Đây cũng là chủ trương của trường Trí Đức và giáo viên chúng tôi cũng rất đồng tình", cô Yến nói.
Chia sẻ về chủ trương này, thầy Hà Trung Hưng, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trí Đức (Hà Nội) cho rằng việc ghi lỗi của học sinh vào học bạ chẳng khác nào khẳng định phẩm chất học sinh. "Đó là điều tối kỵ. Như vậy, học sinh sẽ bị tổn thương, các em mất niềm tin. Nhưng chúng tôi cũng không bỏ qua lỗi của học sinh mà cử giáo viên tìm hiểu để biết được choàn cảnh, tính chất mức độ, sau đó giảng giải cho học sinh.
Trường hợp các em mắc lỗi nặng, nhà trường sẽ cho các em tạm dừng học trên lớp để gia đình phối hợp giáo dục các em" thầy Hưng cho hay.
Ngoài không ghi học bạ, tại trường Trí Đức, học sinh cũng không bị phê bình trước toàn trường, hội đồng kỷ luật cũng chưa bao giờ được thành lập và chưa học sinh nào bị đuổi học.
Không buông học trò
Là một trong những hiệu trưởng được học sinh rất yêu mến, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Marie Curie đánh giá dự thảo của Bộ đã có nhiều điều chỉnh tích cực, đặc biệt là việc bỏ quy định "đuổi học".
Theo thầy Khang, hình thức kỷ luật đuổi học một tuần và một năm của Thông tư 08 đã được thay bằng "tạm dừng học tập trên lớp hai tuần" trong dự thảo thông tư mới. "Cần phải chú ý đến hai từ 'trên lớp', nghĩa là chỉ tách học sinh ra khỏi không gian học tập ở trường, nhưng các em vẫn sẽ phải học ở không gian học tập khác là gia đình, với sự sát sao của giáo viên.
Nhà trường không buông mà vẫn với tới, giáo dục các em. Đây là điểm khác rất lớn với hình thức đuổi học, vì đuổi học là tách học sinh ra khỏi giáo dục. Hình thức kỷ luật đuổi học, nhất là đuổi học một năm ở quy định hiện hành là quá tài, có thể làm cho cuộc đời học sinh rẽ sang hướng khác", thầy Khang phân tích.
Cũng theo thầy Khang, dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông bỏ hình thức kỷ luật trước lớp và trước toàn trường là hợp lý. "Cảnh cáo trước lớp hay toàn trường đều là bêu trước đông người, những cái đó đều không còn phù hợp. Trong thời đại hiện nay, cảnh cáo trước lớp hay trước toàn trường cũng không khác gì trước cả thế giới, tạo áp lực quá lớn cho học sinh, khiến các em khó lòng vươn lên, tiến bộ," thầy Khang chia sẻ.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho rằng dự thảo còn có một điểm mới đặc biệt khi quy định các hình thức kỷ luật không được áp dụng với học sinh tiểu học, dù ở mức độ nhẹ nhất là khiển trách. "Bậc tiểu học, học sinh vẫn ở lứa tuổi trẻ em. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật với các em là quá nặng nề. Trẻ em chỉ có khen, khích lệ, động viên, nhẹ nhàng uốn nắn để các em sửa dần. Nhìn chung, tôi thấy những điều chỉnh của dự thảo thông tư mới là rất đáng hoan nghênh", thầy Khang nói.
Cậu học trò thông minh rơi xuống vực thẳm cuộc đời sau cú sốc đuổi học 1 năm Càng là học sinh cá biệt thì càng cần có phương pháp giáo dục đặc biệt, đặc thù để cảm hóa các em, hướng thiện cho các em. Thay vì đuổi học, cấm đến trường là thả các em ra xã hội quá sớm. Ảnh minh họa Đọc những ý kiến của bạn đọc về việc bỏ hình thức đuổi học 1 năm...