Cuộc đoàn tụ xúc động trên đất Việt của cô bé mồ côi
Julie Davis, người đã có mặt trên một chuyến bay di tản từ Sài Gòn, Việt Nam tới Seattle, Mỹ trong “ chiến dịch không vận” năm 1975, đã chia sẻ câu chuyện xúc động về chuyến đi tìm về nguồn cội của cô vào năm 2003.
Julie Davis (phải) đã gặp lại bà sơ Emilienne (trái) trong chuyến trở lại Việt Nam năm 2003. (Ảnh: Kuow/Julie Davis)
Theo trang Kuow, Julie mới 1 tuổi khi chiếc Boeing 747 đưa cô và hàng trăm đứa trẻ khác rời khỏi Sài Gòn. Họ đã tới Seattle, Houston và Minneapolis.
30 năm sau đó, Julie đã trở lại Việt Nam để tìm trại trẻ mồ côi, nơi cô từng sống sau khi chào đời.
Julie tới thành phố biển Quy Nhơn, nơi có Viện mồ côi Ghềnh Ráng năm nào. Bề ngoài của tòa nhà hầu như không thay đổi, nhưng trại trẻ giờ đây không còn. Julie đã nghĩ rằng đó là cái kết cho chuyến trở về Việt Nam.
Những đứa trẻ mồ côi tại trại Ghềnh Ráng. (Ảnh: Kuow/Julie Davis)
Nhưng người hướng dẫn viên nhiệt tình của Julie đã kiên nhẫn hỏi mọi người về một bà sơ có tên là Emilienne.
Julie biết tới Sơ Emilienne thông qua các tài liệu do tổ chức nhận con nuôi cung cấp. Nếu không có Emilienne chăm sóc, Julie có thể đã không còn sống để có mặt trên chuyến bay rời Sài Gòn. Nhưng trước khi trở lại Việt Nam, Julie không nghĩ sẽ tìm thấy Emilienne, vì cho rằng bà có thể đã chết hoặc rời đi nhiều năm trước.
Cuối cùng, người hướng dẫn viên đã đưa Julie tới một tu viện nơi Sơ Emilienne từng sống.
Khi một phụ nữ Việt dáng người nhỏ nhắn xuất hiện, hướng dẫn viên giới thiệu tên khai sinh của Julie là Nguyen Thi Thanh Truc. Ngay lập tức, bà nhận ra Julie là ai. Quá xúc động, bà ôm lấy Julie như thể cô là con bà vậy.
Bà nắm lấy tay Julie không buông. Những ký ức của năm 1975 hiện lên trong bà như thể mọi chuyện vừa mới xảy ra hôm qua.
Theo lời kể của Sơ Emilienne, Julie được đưa tới trại mồ côi từ bệnh viện. Khi đó, cô bé vẫn còn nguyên dây rốn, và mẹ của cô rất yếu. Sơ cắt dây rốn cho cô bé và đặt cho cô họ Nguyễn.
Video đang HOT
Sơ cho biết rằng kể từ năm 1975, có tới 4 hoặc 5 người từng sống tại trại trẻ mồ côi Ghềnh Ráng đã trở lại tìm bà. Nhưng trong nhiều năm, bà đã tự hỏi tại sao Julie không quay trở lại. Bà từng nghĩ rằng có thể Julie sẽ không bao giờ quay lại.
Một bức ảnh tư liệu về trại mồ côi Ghềnh Ráng, nơi Julie từng sống khi mới chào đời. (Ảnh: Kuow/Julie Davis)
Tòa nhà không thay đổi nhiều khi Julie trở lại đây vào năm 2003. (Ảnh:Kuow/Julie Davis)
“Tôi tự hỏi điều gì đã xảy ra với cô, cô đang làm gì? Cô có ổn không và có gia đình riêng chưa?”, Sơ kể lại.
Sơ Emilienne mong muốn một ngày nào đó bà sẽ được sống với Julie tại tu viện. Bà nói sẽ giúp Julie tìm việc làm. Julie cảm thấy ấm lòng khi nghe lời tâm sự này.
Sơ Emilienne tỏ ra xúc động hơn Julie nhiều bởi có thể bà có quá nhiều điều để nhớ. Sơ khi ấy đã trưởng thành và đó cũng là một thời kỳ bi tráng trong lịch sử Việt Nam. Phải tạm biệt tất cả những đứa trẻ tại trại mồ côi và trải qua những nỗi đau của chiến tranh hẳn không phải điều dễ dàng với bà.
Khi chia tay những đứa trẻ mồ côi, Sơ Emilienne đã bật khóc và nói rằng bà không thể rời đi. Bà nói còn quá nhiều những đứa trẻ ốm yếu bị bỏ lại – những đứa trẻ không đủ sức khỏe để trải qua một chuyến bay dài. Sơ không thể bỏ rơi chúng.
Julie cảm thấy cô mang ơn Sơ Emilienne rất nhiều. Sơ đã dũng cảm và tận tụy, kêu gọi các tổ chức và chính quyền địa phương trợ giúp những đứa trẻ mồ côi.
“Sơ đã thực sự vạch ra đường đời của chúng tôi và cho chúng tôi một cơ hội. Bà đã sẵn sàng hi sinh cơ hội đó của mình”, Julie nói.
Julie và Sơ Emilenne đã trao đổi địa chỉ email và hứa viết thư. Sơ cũng mong được xem ảnh của Julie thời niên thiếu.
Sau bao năm xa cách, Julie muốn tin rằng cô đã có thể thu hẹp khoảng cách về cuộc sống và văn hóa giữa hai nước. Khi tạm biệt Sơ Emilenne, Julie đã không giấu được nỗi buồn, vì cô biết có thể còn lâu mới có thể quay trở lại, không biết khi nào.
Julie cho hay cuộc hành trình trở lại Việt Nam đã khiến cô nghĩ tới việc làm thế nào để nuôi dạy con gái và cô muốn sống cuộc đời còn lại ra sao. Chuyến đi đã thay đổi suy nghĩ của cô về bản thân và quá khứ.
Julie, hiện đang sống tại Minneapolis (Mỹ), chụp ảnh cùng con gái. (Ảnh:Kuow/Julie Davis)
Trong nhiều năm, Julie đã sống trong mặc cảm. Cô từng mặc cảm khi là một người gốc Việt, mặc cảm vì là một đứa trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi.
Nhưng chuyến trở lại Việt Nam và cuộc gặp gỡ với Emilienne đã thay đổi suy nghĩ của Julie về chuyện nhận con nuôi và cả chuyện là một người Việt Nam.
“Tôi trở lại Việt Nam để khép lại một chương trong cuộc đời và không nhận ra rằng một chương mới sẽ bắt đầu. Tôi không biết tương lai của tôi với Việt Nam ra sao, nhưng tôi biết trải nghiệm này giúp tôi luôn nhớ rằng tôi là một người Mỹ, được nhận làm con nuôi, và quan trọng nhất là tôi là một người Việt Nam”, Julie tâm sự.
An Bình
Theo Dantri
Khám phá 5 ghềnh đá kỳ vĩ của miền Trung
Dưới sự kiến tạo của thiên nhiên và địa chất, các ghềnh Đá Đĩa, ghềnh Ráng, ghềnh Lộ Diêu... là điểm đến tuyệt đẹp, luôn khơi gợi sự tò mò và yêu thích của du khách.
Ghềnh Đá Dĩa hay còn gọi Gành Đá Dĩa là một danh thắng nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau vươn mình ra biển. Dưới màu vàng của nắng, màu xanh của biển, của những bọt sóng cao vút, những trụ đá đen càng huyền bí, càng mê hoặc. Ảnh: cnet.gov.
Thú vui nổi bật nhất khi đến ghềnh đá là di chuyển trên "đĩa", chụp hình và lượm cua, ốc bị sóng đánh dạt vào các hốc nước cạn trong vắt hay ngắm màn sóng nước dội vào vách đá. Ảnh: lensfix/xomnhiepanh.
Ghềnh Ráng là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn sát biển theo đường cong của eo núi. Nơi đây giống như một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ được nhào nặn bởi bàn tay tạo hóa. Ảnh: Panoramio.
Đến Ghềnh Ráng, bạn không chỉ được đắm mình trong không gian thơ mộng, hùng vỹ của biển - núi với đồi Thi Nhân, bãi tắm Hoàng Hậu, hòn Vọng Phu, bãi Tiên Sa... mà còn bị hấp dẫn nơi ghi dấu thi nghiệp của thi sĩ bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Ảnh: Thangcanhviet.
Ghềnh đá Bình Châu cách suối nước nóng khoảng 7 km và nằm trên cung đường cạnh biển tuyệt đẹp từ Bà Tô về địa danh này. Ghềnh đá Bình Châu hoang sơ và hùng vĩ với những khối đá khổng lồ nổi bật trên màu xanh thẳm của nước, cát vàng. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Các trải nghiệm tại đây là chụp hình, dạo chơi hay đứng trên các khối đá để sóng đập thẳng vào người. Lưu ý, với địa hình phức tạp, nơi này khá nguy hiểm để tắm biển. Ảnh: Huỳnh Hằng
Ghềnh đá Lộ Diêu, thuộc địa phận thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: mytour.
Từ trên cao nhìn xuống, bãi biển Lộ Diêu giống như một cánh cung khổng lồ, lưng dựa vào núi, mặt nhìn ra biển, chính giữa là cánh đồng. Còn nhìn từ xa, những khối đá nhiều hình dạng của ghềnh đá kết đôi với bãi Bang Bang tạo nên bức tranh nguyên sơ và thơ mộng. Điểm nhấn của ghềnh là Hòn Trông, với hình dáng người phụ nữ cùng con trông ngóng chồng đi biển. Ảnh: blogspot.
Để đến được Bàn Than, từ Đà Nẵng, bạn thẳng tiến quốc lộ 1A đến huyện Núi Thành, Quảng Nam, tại cột mốc cây số 1020 rẽ về phía biển chừng 10 km, một bến phà với cảnh đẹp hiếm có sẽ đưa bạn sang xã đảo Tam Hải. Vòng vèo xe máy một lúc trên con dừa của xã đảo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ghềnh đá Bàn Than cao 42 m dựng sát mép biển. Ảnh: vntourism.
Dưới sự tác động của sóng, các tảng đá của Bàn Than có sự khác nhau. Bãi Nồm là những tảng đá đen hình những con thú khổng lồ, gai góc như cá voi, cá mặt quỷ, thủy quái.... Bãi Bắc là những chú hải cẩu, rùa biển, tròn trùng trục, nhẵn nhụi. Quanh ghềnh đá Bàn Than là một rạn san hô lớn kéo dài hơn 10 km, để bạn lắn ngắm, bắt tôm hùm và các loại ốc. Ảnh: suckhoedoisong
Theo Zing
Tổ ong khổng lồ trên biển Phú Yên Dưới ánh mặt trời, những cột đá hình lục lăng xếp chồng lên nhau màu đen vàng lấp lánh tạo cảm giác như một tổ ong khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Phú Yên xanh ngắt. Dọc ven biển miền Trung không thiếu những ghềnh đá đẹp như Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), Ghềnh Bàng (Đà Nẵng) hay ghềnh Bàn Than (Quảng Nam),...