Cuộc đoàn tụ kỳ diệu của hai chị em sau gần nửa thế kỷ thất lạc
Nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư, hai chị em thất lạc nhau suốt 47 năm bất ngờ đoàn tụ một cách kỳ diệu trong ánh mắt ngấn lệ của toàn thể người chứng kiến.
Ông Phạm Văn Dung và bà Phạm Thị Minh vui mừng trong ngày đoàn tụ sau gần nửa thế kỷ xa xách – Ảnh: N.N.
Ngày 15-11, Công an huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước xác nhận vừa hỗ trợ một gia đình quốc tịch Mỹ tìm được em trai sống ở địa bàn sau gần nửa thế kỷ thất lạc thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bà Phạm Thị Minh (66 tuổi, quốc tịch Mỹ) đã tìm được em trai là ông Phạm Văn Dung (61 tuổi, ngụ ấp 6A, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh) sau 47 năm chia cách.
Theo bà Minh, năm 1975, ở tuổi 19, bà xuất cảnh sang Mỹ định cư, còn người em trai sống cùng với người quen ở TP.HCM. Sang Mỹ được một thời gian thì bà mất liên lạc với em trai. Suốt những năm sau đó, bà luôn tìm kiếm ông Dung nhưng không có kết quả.
Dù vậy bà vẫn quyết không bỏ cuộc. Gần một tuần qua, gia đình bà Minh từ Mỹ trở về Việt Nam để tìm kiếm em trai với thông tin “em trai tên Phạm Văn Dung, sinh năm 1961 và gia đình từ xưa sống ở Lộc Ninh, Bình Long”.
Video đang HOT
Gia đình bà Minh, ông Dung chụp ảnh cùng cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Lộc Ninh, Bình Phước trong buổi đoàn tụ kỳ diệu – Ảnh: N.N.
Từ thông tin ít ỏi, gia đình bà Minh đã hỏi thăm rất nhiều người để tìm lên thị xã Bình Long (Bình Phước) với ước nguyện lớn nhất cuộc đời là tìm được người em trai.
Chiều 14-11, một tài xế nghe được câu chuyện của gia đình bà Minh nên đã đưa bà đến Công an huyện Lộc Ninh trình bày, nhờ hỗ trợ.
Từ những thông tin bà Minh cung cấp, Công an huyện Lộc Ninh rà soát trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Và người đàn ông mang tên Phạm Văn Dung trùng khớp với thông tin bà Minh cung cấp khiến nhiều người không kìm nén được vui mừng.
Hạnh phúc vỡ òa khi bà Minh và ông Dung trực tiếp giáp mặt nhau, thực sự đoàn tụ sau 47 năm thất lạc. Những giọt nước mắt hạnh phúc, cái ôm chặt của hai chị em trong ngày đoàn tụ khiến ánh mắt nhiều người chứng kiến ngấn lệ.
Gia đình bà Minh chụp ảnh cùng em trai trong buổi đoàn tụ đặc biệt – Ảnh: N.N.
Chia sẻ về cuộc đoàn tụ kỳ diệu, ông Dung cho biết đã đi rất nhiều nơi, hỏi nhiều người, tìm đến cả chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để tìm người chị của mình.
Nhận được điện thoại báo tin của Công an huyện Lộc Ninh, ông Dung như không tin được vào tai mình.
Câu chuyện cổ tích kỳ diệu của hai chị em bà Minh và ông Dung đoàn tụ sau gần nửa thế kỷ khiến nhiều người cũng vui lây.
2 điều cần làm ngay trước khi sổ hộ khẩu bị 'khai tử'
Công dân cần thực hiện hai việc này càng sớm càng tốt, trước khi sổ hộ khẩu giấy bị "khai tử" kể từ 1-1-2023 tới đây.
Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy không còn giá trị sử dụng. Những sổ đã được cấp cho công dân sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31-12-2022.
Để không gặp phải khó khăn khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng, công dân cần làm ngay những điều này:
Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy không còn giá trị sử dụng. Ảnh: TUYẾN PHAN
1. Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Theo Luật Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tại Điều 9 Luật Căn cước công dân quy định thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu...
Như vậy, nếu công dân chưa được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cập nhật nhưng chưa chính xác, cần nhanh chóng đi cập nhật lại để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau 31-12-2022.
Những thông tin trên Cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết hiệu lực từ ngày 1-1-2023.
2. Làm Căn cước công dân gắn chíp điện tử
Như đã đề cập, những thông tin liên quan về cư trú của công dân đều được cập nhật tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ quan công an sẽ sử dụng số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều 12 Luật Căn cước công dân quy định số định danh cá nhân như sau: số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
Do đó, nếu công dân đang sử dụng Chứng minh nhân dân 9 số, tức là chưa biết số định danh cá nhân của mình, sẽ rất khó khăn trong việc xin xác nhận thông tin về cư trú.
Mọi công dân đến độ tuổi làm Căn cước công dân nhưng chưa đi làm thì cần nhanh chóng đi làm ngay nhằm tạo thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy chính thức không còn giá trị sử dụng.
Đà Nẵng: Điều tra vụ một người Mỹ tử vong khi rơi từ tầng cao, chân đứt lìa Đến trưa 28.4, Công an Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) vẫn đang tiếp tục điều tra vụ người đàn ông ngoại quốc tử vong khi rơi từ tầng cao căn hộ Ocean View (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Trước đó, sáng cùng ngày, người dân khu vực đường Nam Thọ 6 (P.Thọ Quang) hoảng hốt khi phát hiện thi thể một người đàn...