Cuộc đọ sức không có người chiến thắng
Những đợt trừng phạt, cấm vận “chưa từng có tiền lệ” liên tục áp đặt đối với các chủ thể pháp nhân cũng như cá nhân thuộc nước Nga.
Thậm chí, sau những diễn biến mới nhất xoay quanh chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành ở Ukraine, các đợt trừng phạt này vẫn có thể tiếp diễn với cường độ gay gắt hơn nhiều.
Song, câu hỏi đặt ra là liệu những biện pháp ấy sẽ đạt được hiệu quả đến mức độ nào?Và, cái giá mà bên áp đặt phải trả sẽ là những gì?
Màu xám nào trên xứ bạch dương?
Chắc chắn nền kinh tế Nga sẽ phải chịu đựng và cố tìm cách vượt qua những thương tổn trong trung hạn và dài hạn. Tuy vậy, thật đáng kinh ngạc, theo tạp chí nổi tiếng The Economist, dường như những tác động ngắn hạn từ các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa được như kỳ vọng của Mỹ và các nước phương Tây.
Mỹ đã cấm xuất khẩu nhiều loại hàng hóa sang Nga. Các công ty, tập đoàn quốc tế lần lượt rút khỏi đây, từ các loại xe ô tô “hàng hiệu”, iPhone đến “Gà rán KFC”… Một số quốc gia đóng băng 60% dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga. Đặc biệt, Mỹ và phương Tây đã dùng nhiều cách để hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ, vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế của xứ bạch dương. Mục tiêu của họ là gây sức ép tối đa lên chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhiều nước châu Âu bị ảnh hưởng khi đường ống dẫn khí đốt từ Nga ngưng vận hành.
Một tuần sau khi chiến sự bùng nổ, tỷ giá đồng Ruble so với đồng USD đã giảm tới 30%. Giá cổ phiếu nhiều công ty Nga lao dốc. Những viễn cảnh u ám được khuếch đại trong những ngày đầu ấy, để dư luận thế giới có cảm giác rằng nền kinh tế Nga sẽ nhanh chóng sụp đổ.
Video đang HOT
Song, khi những cuộc giao tranh kéo dài sang đến tuần thứ ba, đã có khá nhiều diễn biến thực tế không giống như những dự báo ấy nữa. Theo The Economist, tại Nga, bất ổn dường như đã tạm lắng. Giá trị đồng Ruble phục hồi gần đến mức trước xung đột. Chỉ số chuẩn của chứng khoán Nga cũng nhúc nhích tăng trở lại. Chính phủ và hầu hết doanh nghiệp đang thực hiện thanh toán bằng trái phiếu ngoại tệ.Từng đua nhau rút tiền khỏi các ngân hàng với tổng trị giá gần 3.000 tỷ Ruble (31 tỷ USD), song giờ đây người dân đã bắt đầu gửi tiền trở lại.
Sự ổn định này đến từ hàng loạt chính sách ổn định thị trường của Moscow. Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất từ 9,5% lên 20% và khuyến khích người dân gửi tiền vào tài khoản. Các nhà xuất khẩu phải chuyển đổi 80% số tiền thu được từ ngoại hối thành đồng Ruble. Chính phủ Nga cũng áp đặt các lệnh cấm bán khống, đồng thời cấm những người không cư trú bán cổ phiếu, ít nhất là đến tháng 4-2022.
Nước Mỹ đã phải mở cửa Kho Dự trữ Dầu chiến lược của mình.
Đồng Ruble mất giá, các doanh nghiệp nước ngoài rời đi nhưng không phải mặt hàng nào trên thị trường cũng tăng giá.GDP của Nga, tính đến ngày 26-3, ước tính cao hơn 5% so với năm trước.Các dữ liệu “thời gian thực” khác như mức tiêu thụ điện và tải hàng hóa bằng đường sắt cũng đang tăng lên. Công cụ theo dõi chi tiêu của Sberbank – ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga – cho thấy con số tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Rõ ràng, nước Nga đang ứng phó khá chủ động và hiệu quả với những lệnh trừng phạt dồn dập đổ xuống mình. Thực ra, cũng phải nói rằng Moscow đã có “kinh nghiệm dày dạn” với việc “chiến đấu trong vòng vây” như thế này. Kể từ sự kiện sáp nhập bán đảo Krym năm 2014, vẫn luôn có những “cuộc chiến không tiếng súng” (tức là các cuộc chiến tranh kinh tế – thương mại) được duy trì giữa nước Nga với phương Tây (nhất là với nước Mỹ).
Do đó, thứ nhất, tâm trạng của người dân Nga cũng không còn quá dễ trở nên bất an để dẫn tới những xáo trộn quá lớn trong hệ thống kinh tế – xã hội. Thứ hai, sự “giàu có” về tài nguyên bảo đảm cho nền kinh tế Nga không bị lâm vào tình trạng quá phụ thuộc vào các hàng hóa nhập khẩu. Thứ ba, cũng chính bởi sự “giàu có” ấy, quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới và xuất khẩu dầu mỏ thứ hai thế giới (theo số liệu mới nhất đầu năm 2022 của trang World Population Review) sẽ rất khó bị “triệt đường làm ăn” hoàn toàn, thông qua việc bán các nguồn năng lượng hóa thạch.
Bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có, Moscow vẫn bán tới 10 tỷ USD tiền dầu khí mỗi tháng cho các khách hàng nước ngoài, tương đương với 1/4 xuất khẩu dầu mỏ trước xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Chưa kể, Nga còn là nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới, cũng như đủ sức khuynh đảo thị trường phân bón thế giới.
Bởi vậy, dù “thương tích đầy mình” thì việc nền kinh tế Nga “sụp đổ hoàn toàn” và dẫn đến những hệ quả chính trị chấn động vẫn là một mệnh đề để ngỏ. Không cần phải là một chuyên gia phân tích quốc tế, bất cứ ai cũng có thể liên tưởng: Cuba, CHDCND Triều Tiên, Venezuela hay Iran cũng từng phải đối diện với những lệnh cấm vận cực kỳ khắc nghiệt. Song, điều đó chưa từng ép được họ khuất phục.
Bộ trưởng Kinh tế Slovakia: “Nếu cần, chúng tôi sẽ trả tiền khí đốt bằng đồng ruble”.
“Lưỡng bại câu thương”
Ngược lại, giới quan sát cũng chưa kịp quên rằng trong những năm cuối thập kỷ trước, Liên minh châu Âu (EU) từng khốn khổ thế nào khi bị cuốn vào cuộc “thương chiến Mỹ – Nga”.
Lịch sử dường như đang lặp lại, qua không ít dấu hiệu rõ ràng. Thí dụ, ngày 3-4, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik tuyên bố: “Nguồn cung cấp khí đốt từ Nga không thể bị ngừng lại. Do đó, mặc dù điều này nghe có vẻ quá thực dụng nhưng nếu có điều kiện thanh toán (khí đốt của Nga) bằng đồng Ruble (theo quy định từ phía Nga), chúng tôi sẽ trả bằng đồng Ruble”. Ông cũng lưu ý: Bratislava đang mua khoảng 85% lượng khí đốt của nước này từ Nga. Theo ông, mặc dù việc đa dạng hóa nguồn cung cấp sẽ có lợi cho nước này, song phải mất vài năm để đạt được mục tiêu ấy.
Trước đó, ngày 28-3, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck khẳng định: Berlin không thể cấm vận năng lượng Nga ngay lập tức, vì chi phí cho doanh nghiệp cũng như người dân là quá lớn. Giải thích ngắn gọn về điều này, ngày 23-3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định trước Quốc hội Liên bang: “Trong ngắn hạn, nước Đức chưa thể từ bỏ nguồn cung cấp năng lượng từ Nga”. Ông viện dẫn nguyên tắc các lệnh trừng phạt không được gây tổn hại cho các quốc gia châu Âu nhiều hơn so với Nga và chỉ ra rằng: nếu loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga, “hàng trăm nghìn việc làm sẽ gặp rủi ro, toàn bộ các ngành công nghiệp sẽ đứng trước bờ vực” và điều đó sẽ đẩy Đức cũng như toàn bộ châu Âu rơi vào một cuộc suy thoái.
Đó không chỉ là nỗi ám ảnh đè nặng lên cả nền kinh tế “đầu tàu” của EU là Đức, lẫn những nền kinh tế vệ tinh như Slovakia. Bên kia Đại Tây Dương, do thiếu hụt nguồn cung dầu thô từ Nga (cũng như do không thuyết phục được các nước OPEC tăng sản lượng), giá xăng ở Mỹ đã lên đến xấp xỉ 6,5 USD/gallon (so với 4 USD/gallon cùng kỳ năm ngoái.
Nhằm ổn định thị trường, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phải quyết định mở cửa kho dự trữ dầu mỏ chiến lược quốc gia – điều ngay lập tức bị phe đối lập chỉ trích dữ dội.
Nền kinh tế Nga đã chịu những tác động tiêu cực nhất định.
Có lẽ, ông chủ Nhà Trắng không còn lựa chọn nào khác, bởi nếu để giá dầu quốc tế cứ mãi ở mức đỉnh, mọi chi phí sản xuất cũng như vận tải sẽ tăng cao và chắc chắn nền kinh tế số 1 thế giới sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng (trong khi các quốc gia “thân thiện” với Nga, như Trung Quốc hay Ấn Độ thì hưởng lợi). Vấn đề đặt ra là: Đến lúc kho dự trữ chiến lược ấy cạn kiệt mà các biện pháp cấm vận, trừng phạt vẫn chưa phát huy tác dụng như mong đợi thì nước Mỹ có thể làm gì tiếp theo?
Một câu hỏi hoàn toàn không dễ trả lời. Như phân tích của hãng Bloomberg, ước tính Nga có thể thu về khoảng 321 tỷ USD từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt trong năm 2022, tăng 30% so với năm 2021 và chỉ có lệnh cấm vận năng lượng của các nhà nhập khẩu lớn mới có thể thay đổi tình hình. Còn ngân hàng đa quốc gia Goldman Sachs dự báo: Nga sẽ đạt thặng dư 205 tỷ USD trong năm 2022, điều có thể cho phép Ngân hàng Trung ương Nga đáp ứng nhu cầu ngoại hối của khu vực tư nhân và nới lỏng kiểm soát vốn.
Cô lập và bóp nghẹt hoàn toàn nền kinh tế Nga là điều không hề đơn giản.
Theo thông tin từ phía Nga cố tình hé lộ, dù thúc giục các đồng minh cấm vận, Mỹ vẫn âm thầm mua trữ khoảng 100.000 thùng dầu mỗi ngày từ Nga. Dù đúng dù sai, điều này càng khắc họa rõ thêm tính “lưỡng bại câu thương” mà cuộc chiến tranh kinh tế mang lại, đồng thời tô đậm thêm những nỗi ám ảnh với các nước bị cuốn vào vòng xoáy ấy: Giá nhiên liệu tăng, giá lương thực tăng, chi phí sản xuất tăng, lạm phát phi mã…
Tất nhiên, nền kinh tế Nga cũng sẽ phải nhận những vết thương. Và, hàng loạt quốc gia đang cố gắng tránh cho mình tiếp tục bị “trở thành con tin” bất đắc dĩ khi phụ thuộc quá mức vào một nguồn cung năng lượng. Song, tất cả những tiến trình ấy đều không thể hoàn tất trong một sớm một chiều.
Điều tốt đẹp nhất trước mắt có thể mong chờ, vẫn chỉ là một giải pháp “đình chiến” nhằm ổn định tình hình thông qua con đường ngoại giao.
Thăm dò ý kiến: Đảng Xã hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sớm ở Bồ Đào Nha
Kết quả một số cuộc thăm dò cho thấy đảng Xã hội ở Bồ Đào Nha của Thủ tướng Antonio Costa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sớm (bầu cử Quốc hội) ngày 30/1 ở nước này, thậm chí có thể giành được đa số phiếu ủng hộ, vào khoảng 42,5%.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chúc mừng chiến thắng của đảng Xã hội ở Bồ Đào Nha. Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Tây Ban Nha viết: "Xin gửi lời chúc mừng tới ngài Antonio Costa... Người dân Bồ Đào Nha một lần nữa lựa chọn xã hội dân chủ kết hợp giữa tăng trưởng và công bằng xã hội".
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Bồ Đào Nha, kết quả kiểm 95% số phiếu cho thấy đảng Xã hội đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội nước này với 42% số phiếu ủng hộ, tiếp theo là đảng Dân chủ Xã hội với 29% số phiếu.
Nhà vô địch Olympic vướng lao lý vì bạo loạn Đồi Capitol Klete Keller, vận động viên hai lần giành huy chương vàng Olympic, đối mặt án tù hơn hai năm vì tham gia bạo loạn Đồi Capitol hồi tháng một. Keller, vận động viên bơi lội 39 tuổi, hôm 29/9 nhận tội cản trở người thi hành công vụ khi xông vào tòa nhà quốc hội trong vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1....