Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh

Theo dõi VGT trên

Trong đợt dịch thứ tư, Bộ Quốc phòng đã tăng cường hơn 130.000 chiến sĩ hỗ trợ TP HCM và các tỉnh ở phía Nam chống Covid-19, thực hiện những nhiệm vụ chưa có tiền lệ.

VnExpress phỏng vấn thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP HCM.

- Quân đội vừa quyết định rút quân sau khi hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch. Là chỉ huy trực tiếp, ông đánh giá gì về kết quả 3 tháng chi viện này?

- Trong chiến dịch này, giữa sự sống và cái chết, chúng tôi tâm niệm việc gì có lợi cho dân là làm chứ không thể đếm ngón tay các nhiệm vụ của mình. Quá trình thực hiện, anh em phải linh động, sáng tạo trên tinh thần làm cái gì tốt nhất cho dân. Cho nên, nếu có tổng kết thì cũng không thể nào nói hết được những việc làm của toàn dân, cả hệ thống chính trị trong đó có lực lượng quân đội.

Trong những việc của quân đội ở đợt dịch vừa qua, nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, thiết yếu cho dân là bình thường nhưng “đi chợ hộ” thì rất mới lạ. Bộ đội lúc đầu bỡ ngỡ, nhưng cũng quen dần, về sau làm trôi chảy. Đặc biệt, nhiệm vụ xử lý tử thi, tro cốt của bệnh nhân tử vong vì Covid-19 là việc chưa từng có tiền lệ với quân đội. Việc này khó khăn, thậm chí, giai đoạn đầu anh em còn cảm thấy sợ hãi nhưng với tình cảm, trách nhiệm, dần dần không còn sợ nữa.

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 1
Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, trả lời phỏng vấn VnExpress sau khi quân đội hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch. Ảnh: Thành Nguyễn

- Bộ quốc phòng đã huy động khoảng 137.000 bộ đội và dân quân tự vệ vào thực hiện nhiệm vụ. Đây là chiến dịch điều lực lượng quân đội lớn nhất kể từ sau chiến tranh. Q uyết định này đã được đưa ra như thế nào ?

- Sau khi họp với Bộ Chính trị, anh Bảy Nên (Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên) về bàn với Thành ủy nhằm nâng cấp độ chống dịch lên cao hơn. Thành phố có xin ý kiến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và bàn đến phương án siết chặt nghiêm, giao cho quân đội đảm bảo luôn việc ăn uống cho dân. Chúng tôi thảo luận cả ngày hôm đó.

Giai đoạn này, TP HCM đã trải qua hơn một tháng thực hiện Chỉ thị 16. Tôi nói, nếu TP HCM muốn áp dụng biện pháp cao hơn phải đảm bảo 2 yếu tố. Một là chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ thiết yếu đủ cho 10 triệu dân trong một tháng và thứ hai phải đảm bảo được vật tư y tế, thuốc men. Nếu đáp ứng được, thành phố đề xuất bất kỳ biện pháp nào chúng tôi đều nhất trí.

Sau nhiều cân nhắc, Tổ công tác và thành phố thống nhất áp dụng biện pháp mạnh nhất trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Từ ngày 23/8, thành phố bắt đầu siết chặt giãn cách với nguyên tắc “ai ở đâu yên đó”. Quân đội được tăng cường vào để làm công tác an sinh, đảm bảo thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; cùng thành phố tăng thêm năng lực y tế…

- Lực lượng quân đội sau đó đã được bố trí triển khai trên thực tế như thế nào, thưa ông?

- Đứng trước tình thế “bão dịch”, sự quá tải của các bệnh viện, sự gồng mình chịu đựng của nhân dân và hệ thống chính trị thành phố, Bộ Chính trị, Thủ tướng đã quyết định tăng cường lực lượng chi viện, trong đó có quân đội, để hỗ trợ các tỉnh phía Nam, tập trung cho TP HCM. Đây là một quyết định rất đúng đắn và kịp thời.

Quân đội huy động toàn bộ đợt dịch này là trên 130.000 quân. Riêng lực lượng cho công tác phòng chống dịch ở biên giới khoảng 20.000 quân, còn lại ở TP HCM hơn 100.000. Trong số này, lực lượng tại chỗ của quân đội ở phía Nam từ các Quân khu 5, 7, 9 rất lớn, ngoài Bắc vào khoảng 20.000 chiến sĩ.

Quân số điều động hỗ trợ TP HCM lớn nhưng so quy mô thành phố thì số lượng này như muối bỏ bể. Quân đội phải cùng thành phố đảm bảo an sinh cho trên 10 triệu người. Ngoài ra, anh em phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như tổ chức chốt kiểm soát, tuần tra; vận chuyển hàng hóa, đi chợ hộ; tổ chức các tổ tiêm, xét nghiệm; các tổ quân y tư vấn, điều trị F0 tại nhà…

Nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, với trách nhiệm của người lính, đứng trước sự mất mát to lớn của nhân dân, chúng tôi đã xác định tư tưởng, quyết tâm từng bước vượt qua khó khăn, gian khổ, kể cả hy sinh.

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 2
Bộ quốc phòng đã huy động hơn 130 nghìn quân từ phía Bắc, quân khu 5, 9 cùng lực lượng tại chỗ của Quân khu 7 với 5 mũi hỗ trợ trọng yếu.

- Tình hình dịch tại TP HCM thời điểm tháng 8 rất căng thẳng, mọi nguồn lực tập trung vào chống dịch. Q uân đội nhận quyết định chi viện gấp rút. V iệc này gây khó khăn như thế nào trong phối hợp với địa phương?

- Để khỏi bỡ ngỡ, tất cả lực lượng được điều động đến TP HCM trước khi thực hiện nhiệm vụ đều có ít nhất 1-2 ngày tập huấn. Như nhiệm vụ trực tại các chốt giao thông, giữ an ninh trật tự vốn là chuyên môn của kiểm soát quân sự. Lực lượng bộ binh muốn làm việc đó phải được tập huấn cách giữ chốt như thế nào, tuần tra ra sao… Hay các tổ tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm giãn cách, chúng tôi cũng phải đặt ra những câu hỏi, đưa cho bộ đội đọc đi, đọc lại, ghi âm rồi phát loa tới người dân.

Trong việc tổ chức xét nghiệm cũng vậy. Quân đội đã hỗ trợ thành phố lập 500 tổ quân y nhưng vẫn không đủ triển khai test diện rộng, thần tốc. Có thời điểm thành phố xin thêm 5.000 quân để lấy mẫu. Chúng tôi quyết định điều 1.000 người ngoài Bắc vào, còn 4.000 quân sử dụng lực lượng phía Nam từ các trường lục quân, binh chủng. Chúng tôi xin 4.000 kit test để tập huấn, tự test cho mình trong một ngày rồi hôm sau có mặt tại TP HCM làm nhiệm vụ. Nhờ vậy, chỉ sau một hôm, Bộ Quốc phòng có đủ lực lượng theo đề nghị của thành phố.

- Trong chuỗi những công việc đã đảm nhận tại TP HCM, ông thấy phần việc nào mà quân đội dù đã cố gắng nhưng chưa thể lo chu toàn như mong muốn?

- Trong tất cả nhiệm vụ quân đội được giao, nhiệm vụ khó khăn nhất là tổ chốt cứng ở cửa ngõ các tỉnh. Nhiều người dân có ý định vượt trạm liên tục, nếu mình không kiên quyết là bung ngay, thậm chí chốt Long An đã “bung” rồi. Nguy cơ tiếp tục ở chốt Tiền Giang, người dân tập trung mấy nghìn người ở khu vực này. Tôi nhanh chóng chỉ đạo Quân khu 9 tăng cường lực lượng giữ cho bằng được chốt, đưa một khung bệnh viện lên đặt ở đó để sàng lọc. Ai F0 thì giữ lại, âm tính thì cho qua. Từ đó, người dân hiểu mình có thể về nên không vượt chốt nữa.

Video đang HOT

Trong buổi sáng hôm đó đã giải quyết cho cả nghìn người qua chốt, không đem dịch về các tỉnh miền Tây. Đồng thời, tôi cũng điện cho các tỉnh, trước khi người dân vào địa phương mình, có thể tiếp tục test nếu cần.

Sau khi quyết định việc này xong tôi mới báo cáo Thủ tướng vì tình hình rất cấp bách và Thủ tướng cũng nhất trí với phương án đó.

Khó khăn thứ hai là việc đi chợ hộ cho dân, nhiều bộ đội ban đầu hoàn toàn không biết. Các chiến sĩ trẻ cũng như con mình ở nhà, có khi mình còn phải nấu cho ăn chứ làm gì biết đi chợ. Nhưng với nhiệm vụ được giao, bộ đội cũng phải đi siêu thị mua hàng, đặt hàng cho dân rồi quen, dần thành thục.

Rồi việc xử lý thi hài, tro cốt nạn nhân mất vì Covid-19, ban đầu một số chiến sĩ không dám làm vì còn e dè, sợ sệt. Nhưng chúng tôi động viên tư tưởng, xác định quyết tâm cho các chiến sĩ, dần dần anh em cũng quen vì mình làm với tình cảm nhân dân thì không sợ gì cả.

Đấy là những nhiệm vụ hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ và bộ đội vẫn làm được, đều hoàn thành tốt.

- Ông có thể chia sẻ gì về những thiệt thòi, hy sinh của các chiến sĩ khi mất người thân nhưng không thể về nhà, nhiều người nhiễm bệnh vẫn tiếp tục nhiệm vụ?

- Sự hy sinh của quân đội chẳng là gì nếu so với sự mất mát, hy sinh của người dân trong đợt dịch này. Tuy nhiên, ở góc độ là người chỉ huy đi kiểm tra, thăm nom, tôi cũng nhìn thấy nhiều hy sinh của anh em. Trong đó, có vài chục y bác sĩ ở lực lượng tuyến đầu là F0. Song, tất cả đều tình nguyện ở lại.

Không chỉ bác sĩ quân y, đội ngũ phục vụ trực tiếp như dân quân, bộ đội tuyến đầu cũng bị nhiễm nhiều, đều tự điều trị. Lúc đầu quân y, quân đội bị F0 âm thầm báo với tổ trưởng thôi, tổ trưởng cũng không báo cho tôi, sau này mới báo cáo. Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm của anh em rất tốt.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, rất nhiều anh em có bố mẹ, ông bà mất. Tuy nhiên, trong tình hình đang chống dịch, tất cả đều xác định ở lại, lập bàn thờ tưởng nhớ người thân từ xa.

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 3

3 tháng quân đội chi viện TP HCM.

- Nhìn lại 3 tháng chống dịch, trong vai trò là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, theo ông, quyết định nào được đưa ra mang tính sống còn với TP HCM và các tỉnh phía Nam?

- Khi đợt dịch thứ tư mới bùng phát, TP HCM đã quyết liệt chống dịch ngay từ đầu nhưng do biến thể Delta lây lan nhanh… nên sau thời gian không lâu, dịch đã ăn sâu vào ngóc ngách, ngõ hẻm, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu nhà trọ đông người… khiến thành phố trở tay không kịp. Các cơ sở điều trị quá tải, bệnh nhân tử vong ở cả 3 tầng ngày càng nhiều.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo theo 3 trụ cột chính: cách ly nhanh, khoanh vùng hẹp nhất có thể và xét nghiệm thần tốc. Mỗi chiến dịch 2-3 đợt, mỗi đợt 3-4 ngày, nhờ đó đã bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cắt giảm nguồn lây nhiễm. Về phần điều trị thì phải tích cực, hiệu quả, thành lập nhiều trung tâm hồi sức, bệnh viện dã chiến gồm hơn 6.000 giường hồi sức cấp cứu tương đối đầy đủ trang thiết bị, thuốc men, con người, kể cả oxy.

Thủ tướng đã xác định lấy xã phường làm “pháo đài” và người dân là chiến sĩ, nhờ đó thành phố đã tăng được nguồn lực con người, trang thiết bị y tế ở địa phương. Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường các trạm y tế lưu động cho các xã, phường để kịp thời chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, bảo đảm cho người dân tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất các dịch vụ y tế. Việc này đã giúp giảm rõ rệt bệnh nhân chuyển nặng và tử vong, giảm tải cho các cơ sở điều trị ở các tuyến. Đây là một trong những nội dung mang tính chiến lược tại thời điểm vô cùng khó khăn của TP HCM và các tỉnh phía Nam.

Để làm tốt các nội dung trên, Chính phủ đã quyết định tăng cường lực lượng, trang bị y tế vào miền Nam với số lượng vô cùng lớn, đủ sức cho miền Nam, đặc biệt là TP HCM chống dịch. Cụ thể, thành phố đã mở các chiến dịch tiêm, test thần tốc, diện rộng, thực hiện nghiêm giãn cách; công tác an sinh xã hội được quan tâm chăm lo tốt hơn, không để người dân bị thiếu ăn và điều trị hiệu quả 3 tầng; đặc biệt là F0 tại nhà cùng với tăng độ phủ vaccine.

Đến nay, dịch tại TP HCM và các tỉnh phía Nam đã được kiểm soát. Số ca tử vong và ca mắc mới giảm rõ rệt, đặc biệt số ca tử vong giảm ở mức 2 con số.

Nếu tính trung bình một đợt bùng phát dịch như ở TP HCM, các nước trên thế giới, kể cả các nước có nền y tế tiên tiến phải tập trung nguồn lực 6-9 tháng mới dập xong đại dịch. Riêng TP HCM, trong vòng 4 tháng, chúng ta đã từng bước làm chủ được tình hình.

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 4

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 5

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 6

Các chiến sĩ quân đội làm nhiệm vụ đứng chốt kiểm soát, hỗ điều trị F0 tại nhà, bàn giao tro cốt cho gia đình nạn nhân Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

- T heo ông, bài học nào được rút ra để kịch bản khốc liệt như tại TP HCM không lặp lại với các tỉnh thành khác?

- Qua đợt dịch này, có thể rút ra được 7 bài học. Thứ nhất là áp dụng cơ chế 02 của Bộ Chính trị vẫn còn nguyên giá trị, kể cả đối với an ninh truyền thống và phi truyền thống. Đó là Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, hệ thống chính trị tham mưu, giao cho cơ quan chức năng chỉ huy xử lý. Cụ thể ở đây Chính phủ đã giao 3 bộ Y tế, Quốc phòng và Công an phụ trách và xác định rõ Bộ Y tế là cơ quan quyết định trong chiến dịch này.

Thứ 2, chúng ta phải sớm có dự báo, đánh giá tình hình dịch đặc biệt là đối với biến thể mới. Thứ ba là sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Đặc biệt, nơi nào cấp ủy và người chỉ huy hết sức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì nơi đó sớm kiểm soát được dịch, nếu không thì ngược lại.

Thứ tư là phát huy được hiệu quả của “4 tại chỗ’, đặc biệt là sức mạnh, sự đồng thuận, đoàn kết của toàn dân là không thể thiếu, cùng với tấm lòng, tình cảm trách nhiệm của các doanh nghiệp trong nước và bà con, kiều bào nước ngoài đã đóng góp rất lớn từ tiền của đến trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch.

Thứ 5 là sự đồng thuận và ý thức chấp hành của nhân dân. Thứ 6, khi có tình huống xảy ra người dân và chính quyền phải chuẩn bị kỹ hơn về hàng hóa thiết yếu, lương thực thực phẩm, vật tư y tế…. Thứ 7 là phải có đủ cơ sở điều trị tại 3 tầng với đầy đủ con người, trang thiết bị, thuốc cộng với vaccine. Theo tôi trong 3 tầng điều trị thì tầng 1 cần tập trung quản lý điều trị tốt và hiệu quả. Vì làm tốt tầng 1 thì không có nhiều F0 lên tầng 2. Mà tầng 2 không nhiều F0 thì tầng 3 lấy đâu nhiều F0.

- Từng có thời gian dài sống tại TP HCM với tư cách là Tư lệnh Quân khu 7 trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng, cảm xúc của ông thế nào trong những ngày chỉ huy quân chi viện thành phố và lúc này khi đoàn quân đã hoàn thành nhiệm vụ?

- Nếu làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Quốc phòng ở phía Nam, tôi tin sẽ làm rất tốt nhưng khi được giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng chống dịch ở phía Nam, tôi đã nghĩ sẽ rất khó khăn. Tổ trưởng là thứ trưởng, các thành viên cũng là thứ trưởng nên việc điều hành tổ này như thế nào là rất khó. Chính vì thế, ngay từ đầu tôi cho xây dựng quy chế để xác định rõ hơn về nhiệm vụ, từng bước phối hợp chặt chẽ hơn.

Khi tôi vào đây, TP HCM đã vỡ trận và đang ở giai đoạn đuổi dịch rồi chứ không phải phòng chống dịch nữa. Nhiều đêm tôi không ngủ được, huyết áp lên cao liên tục dù trước đó bình thường.

Tôi hay kiểm tra thực địa cùng với anh Vũ Đức Đam – Phó thủ tướng, trong đó một số lần đi bằng xe máy thăm các F0 điều trị tại nhà xem người dân đủ điều kiện không, y tế chăm sóc thế nào… rồi về góp ý, điều chỉnh.

Cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh - Hình 7
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chạy xe máy chở thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, đi kiểm tra thực địa. Ảnh: Duy Thiện

Gần 3 tháng trời, tôi chưa thấy lãnh đạo nào của thành phố có nụ cười trên môi. Bởi dịch bùng phát kéo dài, phải làm việc gấp nhiều lần bình thường, phải thức đêm, trực chiến kéo dài khiến nhiều người gặp áp lực, mệt mỏi, nhưng tôi vẫn thấy trong đó những ánh mặt rực lửa, đầy quyết tâm chống dịch của các cấp ủy, hệ thống chính trị của TP HCM.

Sau một thời gian dài, đến nay khi Covid-19 đã được kiểm soát không phải riêng tôi mà bất kỳ ai cũng hiện niềm vui trong cả ánh mắt, lời nói, nụ cười.

Dù vậy, tôi vẫn lo vì chiến lược chống dịch bây giờ xác định không còn “zero Covid” nữa mà phải sống chung, thích ứng với nó. Nhưng chính vì sống chung với dịch mà người dân dễ chủ quan, không chấp hành nghiêm các nguyên tắc 5K, dịch rất dễ quay trở lại.

- Lúc này, khi đất nước chuyển mục tiêu chống dịch sang thích ứng với Covid, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới sẽ như thế nào?

- Tình hình dịch TP HCM và một số tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương đã từng bước được kiểm soát. Chúng tôi đã thống nhất với các tỉnh để điều chỉnh lực lượng với 3 giai đoạn. Từ ngày 1 đến 15/10, Bộ Quốc phòng cho rút toàn bộ lực lượng bộ binh; từ 15 đến 31/10, rút dần lực lượng y bác sĩ là học viên phía Bắc ở các bệnh viện dã chiến để các em trở về tiếp tục học tập; từ 31/10 đến hết tháng 11, tùy theo tình hình dịch bệnh chúng tôi tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp, như các bệnh viện dã chiến của quân đội khi nào hết F0 sẽ giải thể.

Bộ Quốc phòng cũng đang sẵn sàng lực lượng để tăng cường cho Quân khu 5, Quân khu 9 khi cần thiết.

F0 được tiếp nhận từ quân chi viện như thế nào

Nam bệnh nhân 50 tuổi, mắc Covid-19 diễn tiến nguy kịch, cai máy thở thành công sau ba ngày bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp quản Trung tâm ICU từ Bệnh viện Bạch Mai.

Chiều 20/10, bệnh nhân xuất viện, về nhà tại quận 7. Ông trải qua hơn hai tuần sinh tử với sự nỗ lực điều trị của hai đội ngũ y bác sĩ trong thời điểm chuyển giao lực lượng.

Bệnh nhân nhập Trung tâm Hồi sức Tích cực (ICU) do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16, ngày 4/10, trong tình trạng viêm phổi, khó thở tăng dần sau hai ngày dương tính Covid-19. Không đáp ứng với thở oxy mask, ông được chuyển sang thở máy oxy dòng cao 5 ngày nhưng tiếp tục diễn tiến nặng nên phải đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn từ hôm 12/10.

Chiều 14/10, ông cùng gần chục bệnh nhân khác được bàn giao cho ê kíp Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khi Bệnh viện Bạch Mai rút về Hà Nội sau hơn hai tháng vào TP HCM thiết lập và vận hành trung tâm ICU. Lúc này, ông được chẩn đoán hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), viêm phổi nguy kịch bội nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc nguy cơ lệ thuộc máy thở, viêm gan siêu vi C mạn, tiền căn loét dạ dày đã cắt bỏ 2/3 dạ dày. Ngày 16/10, bệnh nhân được cai máy thở thành công, hồi phục dần.

F0 được tiếp nhận từ quân chi viện như thế nào - Hình 1

Nam bệnh nhân 50 tuổi xuất viện tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện dã chiến số 16, do Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp quản điều trị, chiều 20/10.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết khi nhận nhiệm vụ tiếp quản trung tâm, bệnh viện đã cử nhân lực sang nhận bàn giao, phân luồng lối đi, thiết lập quy trình điều trị. Những ngày qua, các y bác sĩ vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa tiếp tục bố trí, sắp xếp nhân sự lẫn trang thiết bị, vật tư, thuốc men nhằm vận hành bệnh viện một cách hiệu quả.

Theo bác sĩ Hải, thời gian qua, khi TP HCM bùng phát Covid-19, y bác sĩ đã chia nhiều cánh quân tham chiến các nơi như Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2), khu điều trị theo mô hình tách đôi tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quy mô khoảng 300 giường, tiếp nhận chủ yếu F0 nặng). "Nhờ vậy, các y bác sĩ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về các kỹ thuật điều trị hồi sức, cấp cứu", bác sĩ Hải nói.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong ba đơn vị tại TP HCM được phân công tiếp quản ba bệnh viện dã chiến có trung tâm hồi sức tuyến cuối mà các bệnh viện trung ương gồm Bạch Mai, Việt Đức và Trung ương Huế đến thiết lập cuối tháng 7. Tương tự, tuần trước, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tiếp nhận bàn giao Trung tâm ICU do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phụ trách hơn hai tháng tại Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh). Riêng Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố đến cuối năm, sau đó Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ tiếp quản.

F0 được tiếp nhận từ quân chi viện như thế nào - Hình 2

Trung tâm hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7). Ảnh: Quỳnh Trần

Đợt cao điểm bùng phát dịch vừa qua, hơn 187.000 người đã tham gia lực lượng phòng chống dịch tại thành phố. Trong đó, lực lượng do các bộ ngành trung ương, các tỉnh thành tham gia hỗ trợ là gần 29.000 người, hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện, tăng cường cho các Trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm...

Hiện, dịch bệnh tại TP HCM cơ bản đã được kiểm soát, các đoàn chi viện rút về địa phương. Đến nay, chỉ còn một số ít nhân lực hỗ trợ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 và một vài bệnh viện dã chiến đến cuối tháng 10 và đoàn Bệnh viện Trung ương Huế đến cuối năm. Ngoài ra, toàn bộ hơn 1.600 chiến sĩ quân y từ Bộ Quốc phòng vẫn đang chi viện 531 trạm y tế lưu động tại tất cả quận huyện của thành phố.

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho rằng, nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn nhân lực y tế đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước và các bộ ngành, TP HCM đã triển khai hiệu quả đồng thời "hai mũi giáp công" trong cuộc chiến chống Covid-19, bao gồm xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình điều trị ba tầng và điều trị ở tuyến cơ sở với hình thức chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng.

Tại nhiều bệnh viện dã chiến, lực lượng chi viện đóng vai trò nòng cốt. Chẳng hạn, trong số khoảng 220 nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 2, nhân lực chi viện chiếm khoảng 75%, bao gồm các đoàn Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên và ba bệnh viện thuộc Bộ Y tế gồm Bệnh viện Phục hồi Chức năng Trung ương, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

"Lực lượng chi viện còn đoàn Cao Bằng và Điện Biên, sẽ rút toàn bộ trong vài ngày tới, bệnh viện chỉ còn khoảng 50 bệnh nhân trên quy mô 2.450 giường, dự kiến ngưng hoạt động đầu tháng 11", theo bác sĩ giám đốc Nguyễn Thành Dũng.

Tại Bệnh viện dã chiến số 12, các đoàn chi viện từ Sơn La, Quảng Ninh chịu trách nhiệm chính ở ba tòa A-B-C, trong 6 tòa nhà của bệnh viện. Phần lớn họ đã rút quân trước ngày 15/10, chỉ còn 42 người thuộc đoàn Quảng Ninh dự kiến kết thúc hỗ trợ cuối tuần này. Đơn vị phụ trách là Bệnh viện Da liễu TP HCM cũng rút khoảng 50% quân số khỏi bệnh viện, trở về tham gia công tác khám chữa bệnh bình thường. Dự kiến, từ tuần sau, nơi này sẽ ngưng hoạt động ba tòa nhà A-B-C, tập trung gom tiếp nhận bệnh nhân vào ba tòa D-E-F, trước khi giải thể trong tháng 11, theo bác sĩ giám đốc Phạm Đăng Trọng Tường.

F0 được tiếp nhận từ quân chi viện như thế nào - Hình 3

Y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến ở TP HCM, tháng 7. Ảnh: Hữu Khoa

Ngành y tế TP HCM đang trong quá trình sắp xếp nhân lực, giải thể, tái cấu trúc bệnh viện dã chiến, phục hồi công năng các bệnh viện trở về trạng thái bình thường mới. Bên cạnh mũi nhọn chăm sóc F0 tại nhà và cộng đồng, thành phố phát triển hệ thống cơ sở điều trị Covid-19 với ba mô hình, gồm bệnh viện thu dung quận huyện, "Khoa Covid" của các bệnh viện và đặc biệt là lập ba bệnh viện dã chiến 3 tầng tại các bệnh viện dã chiến số 13, số 14, số 16.

Thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể, nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh.

Trước câu hỏi y tế TP HCM có gặp khó khi lực lượng chi viện rút quân, Phó Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM Lê Thiện Huỳnh Như, tại họp báo hồu đầu tuần cho biết, ngành y tế đã lên kế hoạch điều động luân phiên nhân viên y tế từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của thành phố đến các bệnh viện dã chiến 3 tầng. Tại đây, các bệnh viện được phân công phụ trách sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn hồi sức, cấp cứu cho bác sĩ, điều dưỡng.

"Trang thiết bị của các bệnh viện dã chiến ngưng hoạt động sẽ được chuyển trả về các bệnh viện trước đây và một số sẽ được điều chuyển sang 3 bệnh viện dã chiến ba tầng", bác sĩ Như chia sẻ. Thành phố cũng lên kế hoạch vận hành hiệu quả mô hình Trạm y tế lưu động và Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng trên tất cả địa bàn phường, xã, huy động mọi nguồn lực tham gia chăm sóc F0 tại nhà.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao khả năng đáp ứng của ngành y tế TP HCM trong bối cảnh dịch đang có nhiều tín hiệu khả quan, số ca mắc và tử vong giảm mạnh. Theo ông Sơn, trang thiết bị tại các bệnh viện, trung tâm ICU vẫn đang đáp ứng đủ nhu cầu cấp cứu, điều trị người bệnh. "Trong trường hợp thiếu trang thiết bị, Bộ Y tế tiếp tục điều động hỗ trợ thành phố", ông Sơn nói và cho rằng các bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn TP HCM như Chợ Rẫy, Thống Nhất, Quân y 175, Răng Hàm Mặt Trung ương... luôn hỗ trợ thành phố khi cần, không để thiếu trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế.

Đến ngày 20/10, hơn 417.000 ca Covid-19 tại TP HCM được Bộ Y tế công bố trong đợt dịch thứ 4. Các bệnh viện thành phố đang điều trị hơn 1.200 trường hợp. Hơn 12.500 người đang điều trị tại nhà, hơn 5.000 người theo dõi tại các cơ sở cách ly tập trung.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áoTP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áo
16:05:47 20/02/2025
TP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vảiTP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vải
07:52:37 20/02/2025
Cô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổCô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổ
13:35:38 20/02/2025
Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?
07:43:10 20/02/2025
Phát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhàPhát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhà
07:39:22 20/02/2025
Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'
06:29:25 20/02/2025
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thứcVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức
22:45:50 21/02/2025
Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờVụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ
20:30:38 21/02/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
19:47:17 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025

Tin mới nhất

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu

Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu

00:22:24 22/02/2025
Một nam sinh lớp 10 tại Đắk Lắk nhập viện trong tình trạng bị chấn thương vùng đầu, gãy xương bàn tay phải. Phía gia đình đã làm đơn tố giác cho rằng em này bị một học sinh lớp 8 dùng gậy sắt đánh.
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM

Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM

23:32:42 21/02/2025
Hôm nay (21/2) Công an huyện Bình Chánh, TPHCM thông tin về đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội về vụ việc cán bộ CSGT giằng co, quật ngã một người đàn ông trên đường phố.
Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

23:21:22 21/02/2025
Hôm nay (21/2), Công an TP Thủ Đức, TPHCM vào cuộc xác minh về đoạn clip ghi lại sự việc 2 tài xế ô tô dừng xe giữa đường, cầm kiếm dọa chém nhau đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

22:36:29 21/02/2025
Ngày 21/2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân vừa kịp thời giải cứu một cụ ông bị mắc kẹt trong căn nhà bị cháy.
Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

22:34:11 21/02/2025
Sau khi điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, tuyến đường Trịnh Văn Bô - Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

22:30:11 21/02/2025
Cơ quan chức năng tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) phát hiện vụ việc em gái do không đủ tuổi nên mượn thông tin cá nhân của chị mình để đăng ký kết hôn, xảy ra cách đây 11 năm.
Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

22:27:42 21/02/2025
Tai nạn liên hoàn 5 xe trên cầu Phú Mỹ (TPHCM) khiến các phương tiện bị hư hỏng nặng, giao thông ùn ứ 2 giờ. Đặc biệt, ô tô 5 chỗ bị kẹt chặt giữa hai xe container có tài xế cùng vợ đang bầu, cả 2 may mắn thoát nạn.
Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

21:11:43 21/02/2025
Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa, ngày 7/2, đơn vị này đã nhận được công văn từ Công an tỉnh Thanh Hóa liên quan đến việc hỗ trợ bảo hộ công dân T.V.V. (SN 1999), quê quán tại xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa.
Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

19:58:26 21/02/2025
Tàu cá của ngư dân trên đường trở về đất liền, khi cách bờ biển thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hơn 700m, gặp sóng lớn đánh chìm.
Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

18:19:21 20/02/2025
Khi xe tải tông dải phân cách lật ngang, chiếc xe máy vừa di chuyển đến thì bị xe tải đè trúng phần đầu xe máy. Hai người đàn ông hoảng loạn cố nhảy ra xa xe máy. ông đang chở nhau đi làm.

Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Pháp luật

00:32:07 22/02/2025
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ thổi đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở huyện Sóc Sơn.
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Thế giới

00:19:40 22/02/2025
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sao châu á

23:25:07 21/02/2025
Khán giả bất ngờ khi thấy thân hình quá khổ của Hoa hậu Hong Kong 1996, đồng thời nghe cô chia sẻ về những năm tháng trốn tránh mọi người.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.