Cuộc di tản khổng lồ của người Ấn Độ vì sợ đói, bất chấp lệnh cấm trong dịch Covid-19
Hàng trăm nghìn người nghèo tại Ấn Độ đang thực hiện một cuộc di tản khổng lồ để trở về quê từ các thành phố lớn vì lo sợ sẽ bị đói trong dịch Covid-19, bất chấp lệnh cấm di chuyển nhằm đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.
Ngày 24.3, Thủ tướng Ấn Độ – ông Narendra Modi, đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc ít nhất 21 ngày để ngăn chặn sự lây lan của Covid. Kèm theo lệnh phong tỏa là quy định cấm người dân ra khỏi nhà nếu không có việc gì cần thiết và hạn chế di chuyển giữa các bang và thành phố.
Những người vi phạm các biện pháp chống dịch tại Ấn Độ sẽ bị xử phạt hành chính và thậm chí là bị cảnh sát đánh đòn bằng roi.
Tuy nhiên, hôm 30.3, hàng trăm nghìn người dân từ các thành phố lớn tại Ấn Độ đã đổ xô ra đường và tìm cách về quê, bất chấp các quy định của chính phủ. Họ là những lao động nghèo lên các thành phố lớn để kiếm sống. Lệnh phong tỏa của chính phủ đã khiến những người này mất việc và đối mặt với nguy cơ bị đói.
Đa số những người này cho biết, họ thuộc tầng lớp lao động chỉ kiếm được chưa tới 2 USD mỗi ngày, đó là khi chưa có sự bùng phát của dịch bệnh. Giờ đây, họ bị sa thải, không có việc làm và không thể cố sống ở thành phố vì không có tiền mua thực phẩm, trả tiền thuê nhà, điện nước.
Hàng ngàn người Ấn Độ đang đi bộ về làng trên các con đường cao tốc vắng vẻ (ảnh: Bloomberg)
“Chúng tôi phải cố về lại làng, nếu không, chúng tôi sẽ chết đói ở đây mất”, cô Rekha Devi nói khi đang cùng chống và 2 con nhỏ đi bộ trên đường cao tốc tại bang Delhi, nơi cách quê mình 370 km.
“Chúng tôi không kiếm nổi tiền nữa. Chúng tôi đã không được ăn gì trong 2 ngày rồi. Chúng tôi chỉ có một ít tiền để dành nhưng nó nhanh chóng hết veo. Chúng tôi cũng sợ Covid-19 lắm nhưng cơn đói sẽ giết chúng tôi mất. Tôi và chồng có thể chết nhưng không thể nhìn 2 đứa con chết đói được”, Rekha Devi cho biết.
Gia đình cô Rekha Devi đang đi bộ ngoài đường cùng hàng trăm người khác. Mặt mũi họ phủ đầy bụi bặm. Hàng trang mang theo chỉ là một ít chăn màn và đồ nấu nướng. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn các của Ấn Độ, không rõ những người này có thể bắt được xe hay có tiền để đi xe về quê không.
Theo các chuyên gia, những cuộc di chuyển ồ ạt kiểu này rất dễ làm bùng phát nguy cơ lây nhiễm Covid-19, ảnh hưởng đến hiệu quả của lệnh phong tỏa mà ông Modi đưa ra.
Một số người may mắn đã kiếm được xe khách (ảnh: Bloomberg)
Video đang HOT
“Gần như không thể biết điều gì sẽ xảy ra tại Ấn Độ vì chúng tôi đã thiếu nghiêm trọng các bộ xét nghiệm virus. Không thực hiện xét nghiệm một cách đầy đủ, chúng tôi không thể đưa ra nhận định về sự lây lan của dịch bệnh.
Nếu những người nghèo về được nhà một cách an toàn thì đó là điều tốt nhất . Tuy nhiên, khoảng 2 – 4 tuần sau, các trường hơp nhiễm virus có thể sẽ xuất hiện khắp cả nước nếu nhiều người nhiễm virus di tản về quê của họ”, Gagandeep Kang chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Ấn Độ cho biết.
Từ tuần trước, Ấn Độ đã đình chỉ hoạt động của hệ thống đường sắt quốc gia và cả những chuyến bay trong nước cũng như quốc tế. Những người nghèo muốn về quê không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chen chúc nhau trên những chuyến xe bus, xe khách rẻ tiền, nguy cơ lây lan Covid-19 tại những phương tiện công cộng như vậy là rất cao.
Tuy nhiên, tìm được xe để về quê đối với nhiều người vẫn còn là may mắn, đa số những người di tản tại Ấn Độ đều phải cuốc bộ hàng trăm cây số.
Tình trạng hỗn loạn khi dòng người tranh nhau lên xe về quê làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19 (ảnh: Bloomberg)
Ngày 29.3, ông Modi đã gửi lời xin lỗi tới người dân cả nước, đặc biệt là những người nghèo đang chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch. Ông giải thích rằng mình không còn lựa chọn nào khác. Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt gói tài chính trị giá 23 tỷ USD nhằm hỗ trợ người nghèo trong dịch Covid-19.
“Tôi buộc phải đưa ra quyết định như vậy mặc dù sẽ khiến nhiều người gặp khó khăn, đặc biệt là những người nghèo. Có thể các bạn sẽ nghĩ: Loại Thủ tướng nào mà lại đẩy chúng ta vào hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy? Tôi rất mong được sự tha thứ của người dân”, ông Modi phát biểu.
Theo truyền thông Ấn Độ, ít nhất đã có 22 người tử vong khi cố gắng di tản từ các thành phố để về quê. Họ gặp tai nạn trên đường, một số người khác chết vì kiệt sức và đói khát.
“Với một đất nước 1,3 tỷ dân và hàng triệu lao động nhập cư tại các thành phố lớn như Ấn Độ, bạn không thể phong tỏa đất nước trong 21 ngày và mong rằng mọi người sẽ ở nguyên tại chỗ”, Michael Kugelman, chuyên gia phân tích chính trị Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Wilson (Mỹ), cho biết.
Bữa ăn ngay trên đường của bà mẹ và 2 đứa con nhỏ đang phải đi bộ giữa trời nắng nóng (ảnh: Bloomberg)
Những hình ảnh tại bang Maharashtra, nơi có trung tâm tài chính của Ấn Độ – thành phố Mumbai, cho thấy, hàng ngàn người đang đi bộ cùng nhau để về quê giữa cái nóng hơn 35 độ C, có những ngôi làng nằm cách Mumbai hơn 600 km.
“Một số người tốt bụng đã cho chúng tôi thức ăn. Tôi không biết mai có còn được cho ăn nữa không. Vài người lớn tuổi nói với tôi là họ phải đi bộ 5 ngày mới về đến làng”, một người trong nhóm di tản cho biết.
Neha Kashyap đang đi bộ về quê cùng chồng và 3 đứa con nhỏ. Cô cho biết rằng, chồng mình có một cửa hàng sửa chữa đồ điện dân dụng ở thành phố nhưng phải đóng cửa vì không có khách. Họ còn một chút tiền, nhưng không kiếm đâu ra xe để thuê về quê và buộc phải đi bộ.
“Cứ ở thành phố sẽ không còn gì để ăn. Chính quyền nói hãy ở nguyên trong nhà và đừng nên ra ngoài, nhưng họ không cho chúng tôi đồ ăn. Chúng tôi sẽ nuôi con cái bằng cách nào? Trả tiền thuê nhà bằng cách nào? Chúng tôi phải cố gắng thoát khỏi nơi đó”, cô Neha Kashyap nói trong những dòng nước mắt.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Danh xưng "Con đường Tơ lụa" vốn dĩ không phải của Trung Quốc?
ó vẻ như Trung Quốc đang cố tận dụng các chi tiết mơ hồ trong lịch sử để cổ xúy cho "Con đường Tơ lụa" hiện đại và sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Theo những gì mà truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên truyền thì sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở lại các tuyến đường thương mại xưa trên thế giới - các tuyến đường từng được biết đến với cái tên "Con đường Tơ lụa". Và nhánh đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc chuyên giám sát các dự án cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại của BRI trị giá 1.000 tỷ USD được gọi bằng cái tên "Quỹ Con đường Tơ lụa".
Hình ảnh những người buôn bán ngày nay đi trên tuyến đường Con đường Tơ lụa xưa ở vùng Trung Á. Ảnh: Facebook.
Thuật ngữ lịch sử này gợi lại hình ảnh các đoàn thương lái lụa và các mặt hàng khác đi qua sa mạc từ Trung Quốc đến Trung Á và các thị trường châu Âu. Nó cũng gợi nhớ về các chuyến đi của nhà thám hiểm thành Venice, Marco Polo - một trong các thương lái châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc.
Các tài liệu tuyên truyền cho BRI còn thường xuyên hướng tới một "Con đường Tơ lụa phương Nam" - một tuyến đường thương mại được cho là bắt nguồn từ tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc và đi qua vùng đất là Myanmar ngày nay tới Vịnh Bengal và tiểu lục địa Ấn Độ.
Nhưng không có bằng chứng lịch sử xác đáng nào về một "Con đường Tơ lụa phương Nam" kết nối Trung Quốc với Ấn Độ, trong bối cảnh Trung Quốc đã nỗ lực nhiều lần để xâm nhập thị trường Myanmar nhưng thất bại. Về mặt lịch sử, Trung Quốc cũng đã không tham gia các hoạt động hàng hải thúc đẩy thương mại sau khi nhà thám biển hàng hải cổ xưa duy nhất của nước này - Trịnh Hòa, vượt Ấn Độ Dương vào thế kỷ 15.
Thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" bắt nguồn từ đâu?
Trong thực tế lịch sử, thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" là một cách định danh sai có nguồn gốc tương đối mới và cách định danh này dựa trên thuyết lấy châu Âu làm trung tâm.
Lars Ellstrm, một nhà Hán học nổi tiếng người Thụy Điển từng đi bộ theo chiều dài của Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011 đã tóm tắt thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" trong cuốn sách du lịch của mình mang tên "Con đường tới Kashgar".
Ellstrm giải thích: "Cái tên 'Con đường Tơ lụa' gắn với phương Tây có lẽ vì nó có một ấn tượng (sai) rằng chính thương mại của Trung Quốc với châu Âu mới là quan trọng nhất, ngoài ra còn có lý do nữa là thuật ngữ này nghe rất lạ tai và thú vị".
Theo Ellstrm, đây cũng là lý do mà ở Trung Quốc ngày nay người ta lại sử dụng thuật ngữ này - đây là cách để tiếp thị hiệu quả cho quốc gia và ngành du lịch của họ.
Thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" cũng giúp mềm hóa ý tưởng "Vành đai và Con đường" trước một cộng đồng thế giới rộng hơn. Dự án "Vành đai và Con đường" hiện đang vấp phải sự chỉ trích ngày càng tăng do mối lo ngại nó gây ra các "bẫy nợ" có thể làm xói mòn chủ quyền ở các quốc gia tiếp nhận dự án này.
"Con đường Tơ lụa" không phải là thuật ngữ gốc Trung Quốc. Thực sự thì nó mới chỉ được sử dụng chính thức ở Trung Quốc vào năm 1989, khi Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh xuất bản một cuốn sách của tác giả Che Muqi có nhan đề "Con đường Tơ lụa: Quá khứ và Hiện tại".
Cuốn sách của Che Muqi đã không đề cập thuật ngữ tiếng Đức "Seidenstrasse" (và dạng số nhiều của nó là Seidenstrassen), có nghĩa là Con đường Tơ lụa. Thuật ngữ tiếng Đức này do Ferdinand von Richthofen, một nhà địa lý Đức thế kỷ 19 tạo ra. Von Richthofen sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo hàn lâm của mình gửi đi từ Trung Á. Các báo cáo này được xuất bản lần đầu ở Berlin vào năm 1877.
Tuy nhiên thuật ngữ Seidenstrasse không được sử dụng phổ biến cho mãi tới tận khi một trong các học trò của Richthofen tại trường Đại học Humboldt ở Berlin bắt đầu sử dụng nó trong các nghiên cứu của mình vào thập niên 1930. Người học trò này là một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Sven Hedin.
Heden đã theo đúng hành trình mà Richthofen đã đi ở Trung Á. Vào năm 1936 ông xuất bản một cuốn sách có nhan đề "Die Seidenstrasse" bằng tiếng Đức và "Sidenvgen" bằng tiếng Thụy Điển. Cuốn sách sau đó được dịch sang một số ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Anh vào năm 1938, và được biết đến với cái tên "The Silk Road" (Con đường Tơ lụa).
Theo vov.vn
Ấn Độ xem xét lại hợp đồng mua S-400 trước sức ép từ Mỹ? Tại Ấn Độ đang xuất hiện tâm lý lo ngại viễn cảnh Mỹ đình chỉ bán vũ khí tối tân và áp đặt lệnh trừng phạt vì New Delhi đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ấn Độ rất quan tâm về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với họ trong trường hợp nước này vẫn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Thăm Smolensk "Quảng Trị" của nước Nga

Saudi Arabia lên kế hoạch trả hết nợ cho Syria tại WB, đẩy nhanh quá trình tái thiết

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và đặc phái viên Mỹ là 'hữu ích và hiệu quả'

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ

Giá gạo tại Nhật Bản lập đỉnh mới

Nga xác nhận tấn công Sumy, nhưng cung cấp thông tin hoàn toàn khác

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ

Vấn đề chống khủng bố: Hy Lạp điều tra vụ đánh bom tại Athens

Malaysia tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương bên lề AFMGM-12

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ hot nhất mùa 1 xuất hiện không nhiều tại concert Chị Đẹp, nhưng đã lên sân khấu là chiếm spotlight
Nhạc việt
08:26:35 15/04/2025
Genshin Impact hé lộ thông tin đầu tiên về bộ kỹ năng của Skirk - nhân vật được mong đợi bậc nhất đại phiên bản 5.0
Mọt game
08:23:54 15/04/2025
Ông chủ bút bi Thiên Long là ai và có bí quyết gì để giàu có trong suốt nhiều thập kỷ?
Netizen
08:21:52 15/04/2025
David Beckham khó xử vì hai con trai "mẫu thuẫn vì một cô gái"
Sao thể thao
08:20:58 15/04/2025
12 tính năng nổi bật tạo nên siêu phẩm iPhone 17 Pro sắp ra mắt
Đồ 2-tek
07:42:25 15/04/2025
Gần 80 thanh niên lợi dụng săn mây để quậy
Pháp luật
07:31:49 15/04/2025
Sao Việt 15/4: Ông xã H'Hen Niê làm trợ lý cho vợ, Trúc Anh 'Mắt biếc' gây chú ý
Sao việt
07:27:30 15/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình đến khách sạn 'check var', bí mật của Việt bị bại lộ
Phim việt
07:24:31 15/04/2025
'Chìa khoá' để Apple không tăng giá iPhone 17 Pro
Thế giới số
07:24:24 15/04/2025
3 món hấp nên ăn nhiều vào tháng 4: Vừa tiết kiệm thời gian lẫn công sức lại thơm ngon, được cả nhà yêu thích
Ẩm thực
06:06:17 15/04/2025