Cuộc di tản “bước qua xác chết” của gia đình Afghanistan 16 người
Một gia đình 16 người Afghanistan đã kể lại cuộc di tản căng thẳng khi phải chờ 3 ngày ở sân bay, chứng kiến những cảnh tượng ám ảnh và suýt bị vướng vào một vụ dẫm đạp.
Quân nhân Mỹ đứng gác sau hàng rào thép gai khi người Afghanistan ngồi bên vệ đường gần khu vực quân sự của sân bay ở Kabul, Afghanistan (Ảnh: AFP).
NZ Herald đưa tin, một gia đình Afghanistan đã được không vận khỏi sân bay Kabul hôm 22/8 sau một hành trình sơ tán căng thẳng khi họ phải “bước qua những xác chết”, suýt vướng phải một vụ dẫm đạp, để có thể tới được máy bay di tản.
Giờ đây, gia đình này sắp được đoàn tụ với một thân nhân tên là Abdul đang sống ở Auckland, New Zealand – người đã rời Afghanistan trước đó.
“Đó là ngày tuyệt vời nhất của đời tôi”, Abdul nói, cho biết anh đã chờ đợi trong nhiều ngày qua và rất hạnh phúc khi biết vợ và các con anh đang an toàn và họ sắp đoàn tụ với anh ở New Zealand. Abdul từ chối tiết lộ họ vì lo ngại bị Taliban trả đũa.
Abdul là một người dân tộc thiểu số Hazara từ tỉnh Parwan nằm gần thủ đô Kabul và giáp với tỉnh Bamiyan. Anh đã rời Afghanistan vào năm 2017 sau khi cáo buộc Taliban đã giết cha và 2 anh em trai của anh. Anh cũng tin rằng, gia đình mình bị rơi vào diện “giám sát” sau sự kiện này.
Video đang HOT
Abdul sau đó đã tới New Zealand xin tị nạn và đã bắt đầu một cuộc sống mới ở Auckland sau khi trốn chạy. Trong vài năm qua, anh đã cố gắng xin thị thực gia đình cho vợ, con, mẹ và các chị gái tới New Zealand.
Tuy nhiên, sau khi vợ và các con anh được cấp thị thực và có lịch trình rời Afghanistan vào 18/8, Taliban ngày 15/8 đã tiến về Kabul và lật đổ chính quyền thân phương Tây. Trong những ngày sau đó, cảnh tượng hỗn loạn đã xảy ra ở sân bay Kabul khi các nước hối hả di tản công dân của họ cũng như hàng nghìn người Afghanistan cũng vội vã tìm đường rời khỏi đất nước.
Một em nhỏ được đưa qua hàng rào dây thép gai ở sân bay Kabul, Afghanistan (Ảnh: RT).
Gia đình Abdul, gồm cả những người không có thị thực New Zealand, quyết định tới sân bay, cố gắng lách qua những điểm kiểm soát của Taliban và đám đông hỗn loạn chen chúc.
Trong 72 giờ đồng hồ, họ tuyệt vọng chờ bên ngoài hàng rào thép gai và trải qua những cảm giác sợ hãi khi Taliban nổ súng để cố gắng kiểm soát đám đông hỗn loạn.
Vợ Abdul chứng kiến nhiều thi thể nằm gục ngã ở sân bay và cô đã phải cố gắng ngăn các con 7 và 12 tuổi không chứng kiến cảnh tượng ám ảnh. Đám đông chen chúc hỗn loạn đã khiến những đứa bé bị xô ngã xuống đất vài lần và đối mặt với cảnh suýt bị dẫm đạp.
Taliban kiểm soát 2/3 cổng vào sân bay Kabul. Gia đình Abdul cuối cùng tìm được cổng có quân nhân Mỹ kiểm soát sau khi phải bước qua 3 thi thể người chết. Toàn bộ gia đình, kể cả những người không có đủ giấy tờ, đã được đưa qua hàng rào thép gai. Vợ Abdul, 2 con, mẹ, 5 chị em gái và các thành viên khác trong gia đình cuối cùng đã được lên máy bay. Cả 16 người đã được đưa tới Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) bằng máy bay C-17A Globemaster của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia.
Cho tới khi tới Dubai, UAE, họ mới gọi điện cho Abdul thông báo tình hình và chuẩn bị sẽ tới Auckland để đoàn tụ với anh.
Pháp, Tây Ban Nha cảnh báo dừng sơ tán ở Afghanistan
Tây Ban Nha cảnh báo không thể sơ tán toàn bộ người Afghanistan đã hỗ trợ họ, trong khi Pháp thông báo dừng sơ tán từ 26/8 nếu Mỹ rút quân đúng hạn.
"Chúng tôi sẽ sơ tán càng nhiều người càng tốt nhưng có những người sẽ ở lại vì những lý do không phụ thuộc chúng tôi, mà phụ thuộc tình hình ở đó", Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles hôm nay cho hay.
"Đó là tình huống không dễ dàng gì đối với tất cả mọi người, bởi ngay cả với những người đến Kabul, việc tiếp cận sân bay cũng rất phức tạp", bà nói thêm. "Taliban đang trở nên hung hãn hơn, có tiếng súng, bạo lực cũng rõ ràng hơn. Tình hình thực sự rất kịch tính. Mỗi ngày trôi qua lại càng tồi tệ hơn bởi mọi người ý thức rằng thời gian không còn nhiều".
Binh sĩ Mỹ và Anh làm nhiệm vụ sơ tán tại sân bay Kabul, Afghanistan hôm 21/8. Ảnh: AFP .
Như các quốc gia châu Âu khác, Tây Ban Nha đã sơ tán các nhà thầu địa phương khỏi Afghanistan từ khi Taliban giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan. Tây Ban Nha hiện sơ tán được hơn 700 người khỏi Afghanistan và Robles cho biết vẫn còn "nhiều người" cần rời đi.
Chính phủ Tây Ban Nha liên tục từ chối cung cấp thông tin tổng số người họ dự định đưa khỏi Afghanistan.
Chính phủ Pháp cũng tuyên bố sẽ dừng sơ tán từ 26/8 nếu Mỹ rút quân đúng mốc 31/8.
"Nếu Mỹ rút quân hoàn toàn ngày 31/8 như kế hoạch, điều đó có nghĩa hoạt động của chúng ta kết thúc vào tối 26/8. Vì vậy, chúng ta còn ba ngày nữa", Nicolas Roche, Chánh văn phòng Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves. Le Drian, nói với Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm nay.
Gần 2.000 công dân Pháp và Afghanistan đã được Pháp sơ tán thông qua một căn cứ quân sự ở Abu Dhabi, thủ đô Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) những ngày gần đây, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron cho biết nước này sẽ mở rộng vòng tay với những người bị Taliban đe dọa.
Bộ Ngoại giao Pháp đã xác định 62 công dân nước này khác cần sơ tán, trong khi giới chức đang kiểm tra yêu cầu được rời khỏi đất nước của nhiều người Afghanistan. Một số nước phương Tây cảnh báo sẽ không thể sơ tán toàn bộ người ở Afghanistan do thời gian có hạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ấn định thời hạn 31/8 để kết thúc cuộc không vận hỗn loạn, nhưng vẫn để ngỏ khả năng gia hạn nếu cần. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Taliban cảnh báo nhóm không đồng ý với bất kỳ sự gia hạn nào, gọi vấn đề là "lằn ranh đỏ" và bất kỳ sự chậm trễ nào đều bị coi là "kéo dài chiếm đóng".
Taliban xử tử người thân của nhân viên làm việc cho quân đội Mỹ Taliban đã kết án tử hình anh trai của một thông dịch viên người Afghanistan sau khi cáo buộc người này giúp đỡ Mỹ. Một tay súng Taliban đứng gác tại một chốt kiểm soát ở thành phố Kandahar, Afghanistan (Ảnh: EPA). Theo một số bức thư CNN thu thập được, Taliban đã kết án tử hình đối với anh trai của một...