Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như… chị Dậu

Theo dõi VGT trên

“Tui ở đây cũng được 52 năm rồi chừ tuổi già sức yếu rồi. Nhà ở đây thì ngày càng xuống cấp, mục nát. Mưa gió là dột đủ chỗ, ngày mô cũng sợ nhà sập cả. Nghe tin chính quyền chuẩn bị cấp đất, cấp nhà tui cũng mừng lắm. Tui chỉ mong chính quyền cấp cho tui cái nhà để tui nghỉ ngơi tuổi già, chớ tui ở đây lâu cũng cực khổ lắm rồi”.

Hơn 4.200 hộ dân sinh sống tại khu vực I, Kinh thành Huế

Hơn 130 năm nay, kể từ khi triều đình Huế ký Hiệp ước Patenote vào năm 1884 để quân Pháp vào đóng ở đồn Mang Cá (bên trong Kinh thành) và sau đó dần mất đi chủ quyền, việc bảo trì Kinh thành ngày càng sa sút, thiếu sự quan tâm của triều đình. Tình trạng này tiếp diễn sau khi nhà Nguyễn mất đi vai trò lịch sử của mình vào năm 1945.

Kể từ thời điểm đó, khi Kinh đô Huế nói chung và Kinh thành Huế nói riêng trở thành di tích, Kinh thành Huế ngày càng hư hỏng dần do nhiều yếu tố: thiên tai, chiến tranh, sự tác động của con người. Tại nhiều điểm di tích, dân địa phương tự động lấn chiếm dần mặt bằng công trình kiến trúc, xây dựng nhà ở, mở vườn, trồng hoa màu không chỉ trong Thành nội, ngoài thành giai, trên mặt hào, mà còn tác động ngay trên Thượng thành, trong lòng các pháo đài và trên tuyến phòng lộ…

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 1

Những căn nhà tồi tàn, xuống cấp trầm trọng mà người dân vẫn phải sóng hàng chục năm nay.

Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Trong các khu vực I của di tích Kinh thành, chủ yếu ở các khu vực Thượng thành, Eo bầu, Hộ Thành Hào, Phòng lộ Kinh Thành, Khâm Thiên Giám, Lục Bộ, hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Trấn Bình Đài và các hộ trong Kinh Thành có khoảng 4.200 hộ dân sinh sống”.

Áp lực của các hộ dân sống trong các khu vực I của di tích là giới hạn tầm nhìn và làm giảm vẻ mỹ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt làm môi trường bị ô nhiễm nặng. Trong khu vực Kinh thành có hơn 40 hồ nay đã bị lấp gần 1/5, số còn lại (trừ các hồ trong khu vực Đại Nội) đang bị lấn chiếm, hoặc trở thành nơi xả rác, chất thải sinh hoạt của người dân gây nên tình trạng mất mỹ quan khu vực trầm trọng.

Trước những tình trạng trên, UBND tỉnh TT-Huế đã giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng các sở ngành chức năng, địa phương liên quan xúc tiến Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực I di tích Kinh thành Huế, thuộc quần thể Di tích Cố đô Huế, để sớm thông qua các bộ, ngành chức năng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện.

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 2

Mái ngói mục nát của một căn nhà nằm trong khu di tích

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 3

1 căn nhà trong khu Lục Bộ xuống cấp nghiêm trọng

Video đang HOT

Người dân mơ về một chỗ ở mới

Những hộ dân sinh sống ở đây phần lớn đều là người nghèo, họ sống lam lũ, cực khổ, kiếm sống bằng những nghề như xích lô, xe thồ, bán hàng rong… Quanh năm suốt tháng họ sống trong những ngôi nhà tồi tàn, thấp thỏm lo âu vì sợ nhà sập lúc nào không hay.

Bà Nguyễn Thị Duyệt, 79 tuổi (phường Thuận Lộc, TP Huế) trải lòng: “Tui ở đây cũng được 52 năm rồi chừ tuổi già sức yếu rồi. Nhà ở đây thì ngày càng xuống cấp, mục nát. Mưa gió là dột đủ chỗ, ngày mô cũng sợ nhà sập cả. Nghe tin chính quyền chuẩn bị cấp đất, cấp nhà tui cũng mừng lắm. Tui chỉ mong chính quyền cấp cho tui cái nhà để tui nghỉ ngơi tuổi già, chớ tui ở đây lâu cũng cực khổ lắm rồi”.

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 4

Ngôi nhà của bà Duyệt phải lợp thêm tôn để tránh dột, chống lại bằng những thanh gỗ một cách thô sơ vì không biết sẽ sập lúc nào

Bà Võ Thị Nhạn, 71 tuổi tạm trú tại 50 Nguyễn Chí Diểu (thuộc Lục Bộ, quần thể di tích cố đô Huế) cho biết: “Tui ở đây đơn côi, không chồng không con, một thân một mình. Cuộc sống cực khổ không khác chi chị Dậu. Mùa mưa bão nhà dột, ẩm thấp. Ở trong nhà phải đội mũ bảo hiểm kẻo sợ sập. Đồ vật trong phải che bạt hết vì mỗi lần mưa là dột hư hết đồ”.

Các hộ dân ở khu Eo Bầu cảm thấy lo âu vì họ đều không có sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản trên đất. Cái nghèo khiến họ chỉ lo quần quật làm ăn chứ không mấy khi màng đến chuyện làm giấy tờ, chứng nhận đất ở.

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 5

Rác thải sinh hoạt của người dân sống trên khu vực thượng thành Eo Bầu gây mất mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường trầm trọng

Ông Trịnh Xuân Lộc, 64 tuổi (trú tại khu vực 4, Thượng thành Eo bầu, TP Huế) cho biết: “Gia đình tui ở đây 3 đời rồi, ở từ trước năm 1954 tới chừ nhưng không có sổ đỏ hay giấy chứng nhận đất đai gì. Nghe tin chính quyền giải quyết chỗ ở cũng lâu lắm rồi mà đến chừ vẫn chưa thấy chi. Chừ tui chỉ hi vọng chính quyền cấp đất cho tui để tui dựng lại nhà thờ chứ cũng không mong gì hơn.”

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 6

Ông Trịnh Xuân Lộc mong muốn chính quyền cấp đất để phục dựng lại nhà thờ

Dự kiến, từ năm 2019 đến 2025, tại Huế sẽ có 2 cuộc di dân lịch sử với hơn 4.200 hộ ra khỏi các vùng di tích Cố đô, với tổng kinh phí di dời dân cư, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng khoảng hơn 2.800 tỷ đồng.

Cuộc di dân lịch sử ở Huế: Hàng nghìn hộ dân sống cảnh như... chị Dậu - Hình 7

Những bức tường đầy rêu phong, chờ sập.

Bạch Châu – Đại Dương

Theo Dantri

TT-Huế: Xây dựng chính sách đặc biệt cho "cuộc di dân lịch sử"

Để di dời 4.200 hộ dân "sống treo" tại các di tích Kinh thành Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã xây dựng khung chính sách đặc biệt cho các hộ dân khó khăn và đang trình Bộ TNMT xem xét.

Sáng nay (20.10), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức buổi khảo sát thực địa khu vực giải tỏa trong khuôn khổ Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng của khu vực I di tích Kinh thành Huế. Ngoài lực lượng của các cơ quan chức năng, tham gia đoàn khảo sát còn có phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.

TT-Huế: Xây dựng chính sách đặc biệt cho cuộc di dân lịch sử - Hình 1

Ngôi nhà vá chằng vá đụp của một hộ dân sống tại di tích Kinh thành Huế. Ảnh: Trần Hòe.

Theo ghi nhận của PV, đa số các khu vực bảo vệ di tích thuộc Kinh thành Huế đều bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở, trồng hoa màu. Tình trạng này khiến các di tích xuống cấp nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Nhiều điểm di tích trở thành nơi tập trung của các tệ nạn xã hội. Cuộc sống của người dân sống tại các di tích Kinh thành Huế khổ sở vì nhà cửa xuống cấp, rất nhiều nhà dân mục nát và có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, theo thống kê, năm 1995 có 1.838 hộ dân (hộ chính) sống tại khu vực I di tích Kinh thành Huế. Năm 2003, số hộ dân tại đây tăng thêm 438 hộ. Đến năm 2018, trong các khu vực I di tích Kinh thành Huế có khoảng 4.200 hộ dân sinh sống, trong đó có gần 50% là hộ phụ.

TT-Huế: Xây dựng chính sách đặc biệt cho cuộc di dân lịch sử - Hình 2

Một căn nhà tồi tàn xây dựng trên đất di tích, không ai nghĩ đây là nhà ở. Ảnh: Trần Hòe.

Theo ông Tuấn, áp lực của các hộ dân sống trong các khu vực I của di tích là giới hạn tầm nhìn và làm giảm vẻ mĩ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt là làm môi trường bị ô nhiễm nặng.

Trong khu vực Kinh thành có hơn 40 hồ nay đã bị lấp mất gần 1/5, số còn lại đang bị lấn chiếm, hoặc trở thành nơi xả rác, chất thải của người dân. Các loại động thực vật thủy sinh đặc trưng cho hệ thống ao hồ này gần như không còn hoặc còn rất ít, diện tích mặt nước hoang phế, cây cỏ dại, rong bèo mọc tràn lan.

Theo Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng của khu vực I di tích Kinh thành Huế vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế thông qua, sẽ có hơn 4.200 hộ dân được di dời theo đề án, kinh phí thực hiện là 2.735 tỷ đồng. Đề án sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn, gồm giai đoạn 1 (từ 2019-2021) sẽ di dời khoảng 2.938 hộ dân ở các khu vực tường hành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ; giai đoạn 2 (từ 2022- 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài...

TT-Huế: Xây dựng chính sách đặc biệt cho cuộc di dân lịch sử - Hình 3

Người dân lấn chiếm di tích Hộ Thành Hào xây dựng nhà cửa tạm bợ. Ảnh: Trần Hòe.

Ngoài ra, phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ di dời, giải phóng mặt bằng với quy cũng được dự kiến thực hiện với kinh phí 1.362 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, trên quy mô diện tích 105 ha ở phường Hương Sơ, TP.Huế.

Sau khi thực hiện việc di dời, địa phương cũng sẽ bố trí kinh phí để cải tạo mặt bằng, trả lại nguyên trạng cho di tích đồng thời triển khai trùng tu, tôn tạo và bảo tồn di tích ở khu vực Kinh thành Huế. Sẽ có các sản phẩm du lịch trải nghiệm như đi bộ ngắm cảnh trên di tích Thượng Thành, đi thuyền dọc ở các hồ, sông ven Kinh thành Huế... được xây dựng để thu hút du khách sau khi việc trùng tu hoàn thành.

Theo ông Phan Văn Tuấn, hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng của khu vực I di tích Kinh thành Huế đang được chuẩn bị lấy ý kiến của các bộ ngành và sau đó sẽ được trình lên Thường vụ Quốc hội. Ông Tuấn cho hay, trong đề án này, tỉnh đã xây dựng khung chính sách đặc biệt cho các hộ dân khó khăn. Hiện chính sách đặc biệt này đang trình Bộ TNMT xem xét.

TT-Huế: Xây dựng chính sách đặc biệt cho cuộc di dân lịch sử - Hình 4

Nhà dân tại khu vực Thượng Thành không có cổng, để lên nhà phải bắc những chiếc thang gỗ như thế này. Ảnh: Trần Hòe.

Tại buổi họp báo do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức mới đây, ông Hoàng Ngọc Khanh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, việc di dời dân cư ra khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế là kế hoạch lớn mà tỉnh mong muốn thực hiện từ lâu nhưng do nguồn lực có hạn nên không thể làm nhanh. Tỉnh đã từng đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù di dời, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân tại khu vực này và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương.

"Thực tế là khu vực này có rất nhiều hộ dân nghèo, chủ yếu là lao động phổ thông. Thêm vào đó, họ sinh sống mà không được xây dựng sửa chữa nhà cửa nên rất tạm bợ, nhếch nhác. Nếu căn cứ theo Luật Đất đai thì nhiều hộ dân sẽ không được hỗ trợ di dời, tái định cư như quy định. Tuy nhiên, trước thực trạng đời sống hiện tại của họ, đề án của tỉnh có xây dựng thêm khung chính sách đặc biệt để hỗ trợ những gia đình nằm trong diện này", ông Khanh thông tin.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông
09:15:02 05/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom
06:07:27 05/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024
Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy
11:51:48 04/11/2024
Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân
14:20:20 04/11/2024

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình
23:24:24 05/11/2024
Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con
23:18:37 05/11/2024
Chăm sóc mẹ ở viện nửa tháng, cô hàng xóm đến thăm, đưa xem bức ảnh mà tôi tức điên người vì âm mưu của chồng
06:14:10 06/11/2024

Tin mới nhất

6 người trú mưa dưới gầm máy kéo, 2 người bị cán tử vong ở Đắk Lắk

07:40:08 06/11/2024
6 người chui xuống gầm máy kéo trú mưa. Lúc sau xe bất ngờ di chuyển, 4 người nhanh chóng rời gầm xe chạy ra ngoài nên thoát nạn, 2 người bị cán tử vong.

Hà Nội: Sống dọc cung đường 'quái xế' đua xe, thấy tiếng gầm rú là tim ngưng đập

06:35:27 06/11/2024
Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị cảnh sát xử phạt vì giao xe máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Cứu em học sinh lớp 5, người đàn ông ở Quảng Bình bị nước cuốn mất tích

06:31:59 06/11/2024
Theo đó, khoảng 16h30 cùng ngày, một em học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Xuân Mai (xã Mai Hóa), khi đi qua vùng nước ngập ở thôn Bắc Hóa đã bị nước cuốn.

Từ vụ 'quái xế' đâm tử vong người đi đường: Hà Nội cần quyết liệt xử lý

06:27:51 06/11/2024
Sau vụ tai nạn khiến 1 người đang dừng chờ đèn đỏ tử vong, nhiều người bày tỏ mong muốn lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt để xử lý dứt điểm nạn quái xế gây náo loạn đường phố.

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn

07:04:42 04/11/2024
Chiều 3/11, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), cho biết Công an và Bộ đội Biên phòng đang phối hợp điều tra nguồn gốc tàu cá trôi dạt trên biển.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ

20:49:06 03/11/2024
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 2 học sinh lớp 3 (ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) bị đuối nước.

Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu

12:27:24 03/11/2024
Tổ Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ tiếp cận các vị trí có người mắc kẹt, sử dụng các thiết bị hiện đại như máy hút khói, dò tìm nạn nhân. Chỉ sau thời gian ngắn, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu và hướng dẫn thoát khỏi sự cố an...

Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn

12:21:05 03/11/2024
Ngày 3/11, Trạm CSGT Tây Bắc (Phòng CSGT, Công an TPHCM) vẫn đang phối hợp với Công an huyện Củ Chi điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn trên quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội làm 2 người bị thương nặng.

Có thể bạn quan tâm

Yên Bái dồn sức phát triển du lịch dịp cuối năm

Du lịch

07:48:06 06/11/2024
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 lịch sử, song bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch năm 2024

Đà Nẵng: Phát hiện nhiều hàng nhái, hàng giả thương hiệu Chanel, Gucci...

Pháp luật

07:45:48 06/11/2024
Nhiều cửa hàng tại Q.Sơn Trà, khu vực biển Đà Nẵng, bị xử phạt vì bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng...

HIEUTHUHAI đáp trả "chẳng giống ai"

Sao việt

07:42:07 06/11/2024
HIEUTHUHAI đã đăng tải một bài viết về antifan và sau đó xóa rất nhanh, nhưng cuối cùng vẫn không qua mắt được cộng đồng mạng.

Chi tiết "tố cáo" Lưu Diệc Phi lừa dối hàng triệu người trong sự kiện hot nhất Cbiz

Sao châu á

07:37:56 06/11/2024
Lưu Diệc Phi bị soi nhan sắc trên thảm đỏ khác xa ảnh studio của cô đăng tải trước giờ G. Mỹ nhân này đã nhờ cậy đến photoshop để có vóc dáng mảnh mai hơn

Công tác bầu cử tại Mỹ diễn ra thuận lợi

Thế giới

07:29:07 06/11/2024
Ngày 5/11 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), hàng chục triệu cử tri New York và các bang ở bờ Đông đã tới các điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu trong khuôn khổ cuộc tổng tuyển cử tại nước này.

Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng

Góc tâm tình

07:06:32 06/11/2024
Nghe chồng nói mà tôi điếng người kinh ngạc, bảo sao suốt bao nhiêu năm chung sống anh chưa một lần chạm vào người mình.

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.