Cuộc đấu trí giữa Putin và ba đời tổng thống Mỹ
Trong suốt 15 năm qua, Tổng thống Vladimir Putin là ẩn số làm đau đầu ba thế hệ tổng thống Mỹ. Họ định xây dựng mối quan hệ với cựu đại tá tình báo KGB theo cách của Washington, nhưng thực tiễn không như mong muốn.
Tổng thống Bill Clinton coi Putin là một người lạnh lùng và đáng ngại, nhưng dự đoán ông sẽ trở thành một lãnh đạo cứng rắn, tài năng. Còn tổng thống George W. Bush muốn làm bạn và đối tác với Putin trong vấn đề chống khủng bố, nhưng cuối cùng vỡ mộng.
Tổng thống Barack Obama nỗ lực cải thiện quan hệ với Điện Kremlin, bằng cách xây dựng quan hệ với các nhà lãnh đạo Nga khác. Chiến lược này từng có tác dụng trong một thời gian, nhưng quan hệ Mỹ-Nga dần xấu đi và đang xuống đáy kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Với các phương thức khác nhau, ba đời tổng thống Mỹ đều nỗ lực xây dựng mối quan hệ mới, có ý nghĩa lịch sử với Nga. Nhưng đến cuối cùng họ đều phát hiện ra rằng những cố gắng đều khó thành trước Putin, một cao thủ võ thuật đồng thời là cựu đại tá tình báo KGB.
Họ hoặc là hình dung Putin thành một con người hoàn toàn khác, hoặc là tự cho rằng có thể điều khiển một con người vốn không bao giờ chịu bị khống chế. Họ quan sát Putin bằng lăng kính của mình, cho rằng ông sẽ tính toán lợi ích của Nga theo giả định của họ. Và cả ba người đều đánh giá thấp sự bất mãn của tổng thống Nga.
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow tháng 4/2000. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Washington hiện nay dường như không còn chút ảo tưởng gì về Putin nữa, đặc biệt sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga dẫn đến hàng loạt quyết định trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, câu hỏi hiện nay không còn là Mỹ với Nga cần hợp tác như thế nào, mà là hai bên sẽ đối đầu ra sao.
“Ông ấy đã tuyên bố rõ lập trường. Đây là con người mà chúng tôi cần đối phó, không thể hy vọng vấn đề tự biến mất được”, New York Times dẫn lời ông Tom Donilon, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama.
Theo nhận định của các trợ lý ba đời tổng thống Mỹ, các ông chủ Nhà Trắng không hề ngây thơ mà không nhận ra được con người thực của Putin, nhưng họ lại cho rằng xây dựng một mối quan hệ tốt hơn nữa là giải pháp duy nhất. Và có lẽ chính những chính sách của phương Tây đã khiến ông chủ Điện Kremlin bất mãn, ví dụ như việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không ngừng mở rộng ra phía đông, chiến tranh Iraq hay chiến tranh Libya.
“Ông ấy đi ngủ với suy nghĩ của Peter Đại đế và thức giấc với tư duy của Stalin. Chúng ta cần phải hiểu rõ ông ấy là ai, muốn gì. Điều này có lẽ sẽ không giống với những gì chúng ta tưởng tượng trong thế kỷ 21″, Nghị sĩ Mike Rogers, chủ tịch Ủy ban tình báo của Hạ viện Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài NBC.
Ông Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên đối mặt với Putin, mặc dù thời gian cùng tại nhiệm của hai người không nhiều. Phần lớn thời gian trong hai nhiệm kỳ của Clinton, ông xây dựng được mối quan hệ ổn định với cố tổng thống Boris Yeltsin. Năm 1999, Putin được chỉ định làm thủ tướng và sau đó trở thành tổng thống trong đêm giao thừa sau khi người tiền nhiệm từ chức.
“Tôi ra khỏi cuộc họp và tin rằng Yeltsin đã lựa chọn một người kế nhiệm có năng lực và mẫn cán, có thể ứng phó tốt hơn ông ấy trước tình hình kinh tế, chính trị bất ổn của Nga lúc đó. Hơn nữa, tình hình sức khỏe của Yeltsin thời điểm đó cũng không được tốt”, tổng thống Clinton viết trong hồi ký của mình.
Sau khi Putin chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3/2000, Clinton đã gọi điện chúc mừng. “Sau khi gác máy, tôi nghĩ ông ấy đủ cứng rắn để đoàn kết nước Nga”, cựu tổng thống Mỹ viết.
Nhưng Clinton cũng có những lo lắng về sự cứng rắn đó, khi ông chủ mới của Điện Kremlin chỉ huy cuộc chiến chống ly khai ở nước cộng hòa Chechnya. Clinton từng thúc giục Yeltsin chú ý đến người kế nhiệm, và cảm thấy bị bị gạt sang lề khi Putin dường như thờ ơ trong việc hợp tác với một tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm.
Tuy nhiên, đó là thời điểm Putin tăng tốc quá trình cải tổ hệ thống thuế, đất đai và luật pháp Nga. Theo đánh giá của ông Strobe Talbott, thứ trưởng Ngoại giao thời Clinton, Putin “đủ trẻ, đủ khéo léo và đủ thực tế để hiểu rằng, nước Nga đang diễn ra quá trình dịch chuyển cần thiết mà ông ấy cần phải thúc đẩy nó”.
Nga triển khai Bastion-P, Mỹ liên tiếp điều chuyển chiến hạm
Cơ quan báo chí hải quân Mỹ đưa tin, tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ CVN-77 USS "George Bush" đã rời cảng phía nam Thổ Nhĩ Kỳ Antalya, sau ba ngày hiện diện tại đây.
Tuy nhiên, hải quân Mỹ không thông báo về vấn đề tàu di chuyển đi đâu mà chỉ cho biết, tàu sân bay đang tiếp tục có mặt trong vùng biển Địa Trung Hải, thuộc khu vực đảm trách của Hạm đội 6 - hải quân Mỹ.
Cùng lúc với tàu sân bay USS "George Bush", tuần dương hạm tên lửa CG-58 "Philippine Sea" đang trong chuyến thăm tại căn cứ hải quân Aksaz của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã rời khỏi cảng và ra biển. Chiến hạm này nằm trong thành phần của nhóm tác chiến tàu sân bay "George Bush".
Hải quân Mỹ cũng không có thông báo vì lý do gì mà tàu sân bay CVN-77 và các tàu hộ tống nấn ná lâu như vậy ở Địa Trung Hải. Trước đây, hải quân Mỹ cũng đã lưu ý rằng chuyến thăm của tàu khu trục DDG-103 USS "Truxtun" vào Biển Đen đã được lên kế hoạch trước và không liên quan đến các sự kiện ở Ukraine.
Tàu sân bay CVN-77 USS "George Bush" (bên trong) của Mỹ đã rời cảng Antalya đi đâu không rõ
Ngoài ra, tàu khu trục tên lửa DDG-80 "Roosevelt" thuộc nhóm này cũng đang di chuyển đến phía đông Địa Trung Hải.
Theo chiều ngược lại, hiện cũng có tin Nga đã triển khai các bệ phóng tên lửa chống hạm siêu âm Bastion-P đến Crimea. Một số trang tin đã đăng tải những hình ảnh các xe cơ động của tổ hợp tên lửa K300P "Bastion-P" chạy trên đường phố Cremia.
Theo các trang tin này, tên lửa đối hạm "Bastion-P" đã được triển khai tới Sevastopol từ thành phố Anapa thuộc khu vực Krasnodar của Nga, cách Sevastopol khoảng 450 km về phía Đông.
Trước đó, giới truyền thông Nga cũng cho biết rằng, hải quân nước này đã triển khai các tổ hợp Bastion ở Anapa, Krasnodar nhằm sẵn sàng tiêu diệt các tàu chiến thuộc Hạm đội 6 của hải quân Mỹ đang ở gần biển Đen.
Theo ANTD
Hai gia đình Bush và Clinton có thể lại quyết đấu Trong suốt 20 năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nước Mỹ nằm dưới sự thống trị thay phiên nhau của hai gia đình Bush và Clinton. Bà Hillary Clinton và ông Jeb Bush Giờ đây, lịch sử có thể sẽ lặp lại nếu bà Hillary Clinton và Jeb Bush, em trai cựu Tổng thống George Bush con cùng tranh...