Cuộc đào thoát của phi công Liên Xô vén màn bí mật tên lửa Đức
Một phi công Liên Xô cướp máy bay đào thoát khỏi trại tập trung Đức Quốc xã, mang theo bí mật công nghệ tên lửa đẩy của kẻ thù.
Phi công Mikhail Petrovich Devyataev, người tổ chức cuộc đào thoát khỏi trại tập trung Đức Quốc xã. Ảnh: Soviethammer
Khu vực thử nghiệm Peenemnde đặt trên hòn đảo Usedom, biển Baltic, được coi là nơi sản sinh ra các tên lửa V-1, V-2 cũng như một số loại máy bay hiện đại nhất của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, theo Aircrewremembered.
Nhằm tận dụng sức lao động của tù binh cho việc sửa chữa phương tiện và sản xuất vật liệu thô, quân đội Đức cho lập một trại tập trung trong khu vực Peenemnde. Đây cũng là nơi giam giữ anh hùng phi công chiến đấu của Liên Xô Mikhail Petrovich Devyataev, người đã tổ chức một cuộc đào thoát được coi là bất khả thi lúc bấy giờ.
Giai đoạn đầu của chiến tranh, Devyataev đã là một phi công nổi tiếng. Ông là người đầu tiên bắn rơi chiếc máy bay bổ nhào lợi hại Junkers Ju 87, và bắn hạ tổng cộng 9 máy bay của Đức trước khi bị bắt làm tù binh vào tháng 7/1944.
Do những “thành tích” đó, Devyataev bị xếp vào danh sách tử tù và chuyển đến trại tập trung nổi tiếng Sachsenhausen. Tại đây, tất cả tù nhân đều được cấp quần áo đặc biệt với số hiệu tù binh riêng.
Tưởng như tất cả đã kết thúc đối với Devyataev, nhưng vận may đã đến với ông.
Một người thợ cắt tóc trong trại có cảm tình với Devyataev, đã đánh tráo số hiệu của một tù binh khác mới bị chết cho ông. Devyataev trở thành tù binh thông thường với tên mới là Grygory Nikitenko.
Sau đó, Devyataev được chuyển tới trại tập trung Peenemnde, bị bắt lao động phục vụ cho các chương trình dự án máy bay, tên lửa của Đức Quốc xã.
Với kinh nghiệm và năng khiếu thiên bẩm về nghề nghiệp, Devyataev bí mật nghiên cứu danh mục máy bay đang được sửa chữa tại các lán trại và nghe ngóng thông tin về những cuộc thử nghiệm vũ khí của quân Đức từ tù binh cũ. Nhờ đó, ông nắm được không ít thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình tên lửa bí mật của Đức là V-1, V-2, vốn được coi là những tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới.
Đào thoát
Video đang HOT
Máy bay Heinkel He 111 của quân đội Đức Quốc xã. Ảnh: Wikipedia
Bất chấp chế độ quản thúc trong trại rất nghiêm ngặt, Devyataev vẫn nung nấu ý định và lên kế hoạch chạy trốn bằng máy bay.
Devyataev lựa chọn 10 người tù tin cậy, đảm bảo các điều kiện phục vụ kế hoạch đào thoát như có quan hệ với lính canh, làm việc gần sân bay, có lòng căm thù đối với quân Đức.
Thời gian đào thoát được ấn định vào tháng 2/1945, phương tiện cụ thể là máy bay ném bom Heinkel He 111 vì có đủ chỗ cho 10 người. Thời điểm chính xác là khoảng thời gian diễn ra bữa tối, vì lúc đó hầu hết sĩ quan, lính gác Đức đều đến phòng ăn dùng bữa.
Trưa ngày 8/2/1945, những người trong nhóm đào tẩu làm việc dọn dẹp sân bay. Bình thường việc tiến lại gần máy bay bị cấm, nhưng đội của Devyataev thông báo rằng họ phải sửa sang lại các ụ đất cạnh đó.
Trong lúc làm việc, theo tín hiệu, một thành viên trong đội dùng xà beng giết chết lính canh. Một thành viên khác nhanh chóng giả dạng tên này và dẫn đội của Devyataev tiếp cận và chiếm máy bay Heinkel He 111.
Quá trình khởi động máy bay diễn ra rất khó khăn do gặp sự cố ở ắc-quy và bộ phận định hướng, nhưng nhờ Devyataev xử lý nhanh chóng, chiếc Heinkel He 111 cuối cùng cất cánh thành công.
Trên đường chạy trốn, nhóm Devyataev chạm trán với tiêm kích của Đức trên đường làm nhiệm vụ trở về, nhưng may mắn là chiếc máy bay này đã cạn nhiên liệu và hết đạn.
Đội của Devyataev thoát khỏi sự truy đuổi của quân đội Đức an toàn, nhưng lại bị trúng pháo của lực lượng phòng không Liên Xô và buộc phải hạ cánh xuống khu vực thuộc quyền kiểm soát của Hồng quân.
Ban đầu Cơ quan An ninh Liên Xô không tin việc nhóm Devyataev trốn thoát khỏi trại bằng máy bay, thậm chí ông còn bị nghi ngờ là gián điệp của Đức Quốc xã và bị đưa ra tòa án binh.
Devyataev chỉ được minh oan khi tổng công trình sư nổi tiếng của Liên Xô Sergei Korolev khẳng định những thông tin, tài liệu do ông cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên và sau này là chương trình không gian của Liên Xô.
Năm 1957, Devyataev được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Ông mất năm 2002 ở tuổi 85 tại Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Cuộc đào tẩu chấn động của phi công Mig-25 Liên Xô
Cuộc đào tẩu đến Nhật Bản của một phi công Liên Xô trở thành vận may của tình báo phương Tây khi nắm trong tay chiếc tiêm kích Mig-25 đáng sợ.
Tiêm kích Mig-25 Foxbat của Liên Xô. Ảnh: RBTH
Ngày 6/9/1976, khi đang bay huấn luyện cùng phi đội tiêm kích Mig-25 gần bờ biển Nhật Bản, trung uy không quân Liên Xô Viktor Belenko tách khỏi đội hình và bay thấp để tránh bị radar phát hiện, theo RBTH.
Khi chiếc máy bay tiến vào không phận Nhật Bản, hai tiêm kích F-4 Phantom của Nhật lập tức đuổi theo nhưng không thể bắt kịp chiếc chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới khi đó. Belenko hạ cánh ở Hakodate, miền bắc Nhật Bản và nhanh chóng bị cảnh sát Nhật áp tải đi.
Đối với phương Tây, cuộc đào thoát này là một vận may bất ngờ, bởi Mig-25 từ lâu vẫn là tiêm kích bí ẩn nhất họ muốn tìm hiểu sau khi một số chuyên gia tỏ ra ngưỡng mộ và một số phi công nghe tên đã khiếp sợ.
Tiêm kích Mig-25 được Cục Thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô bắt đầu nghiên cứu phát triển đầu thập niên 1960 sau khi có các thông tin về việc Mỹ đang phát triển một oanh tạc cơ có vận tốc Mach 3 (1.020 m/s). Lo ngại oanh tạc cơ B-70 Valkyrie trang bị hạt nhân có thể tàn phá lãnh thổ, Moscow đã quyết định phát triển một tiêm kích đánh chặn có tốc độ tương đương.
Dù dự án oanh tạc cơ Valkyrie gặp trục trặc và bị hủy, Liên Xô vẫn kiên trì với dự án này, và kết quả là Mig-25 Foxbat ra đời, trở thành tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới khi đó. Mig-25 được Liên Xô áp dụng các biện pháp bảo mật công nghệ nghiêm ngặt khiến phương Tây không thể nào tiếp cận được. Bởi vậy, cuộc đào tẩu của Belenko cùng với một chiếc Mig-25 nguyên vẹn thực sự là một cơ hội trời cho.
Ban đầu, người Nhật không biết xử lí Belenko và chiếc tiêm kích đào tẩu như nào. Trong lúc Liên Xô muốn Nhật trao trả viên phi công này thì Mỹ muốn kiểm tra chiếc tiêm kích vẫn là bí ẩn với họ.
Chiếc tiêm kích Mig-25 đào tẩu tại sân bay Nhật. Ảnh: History
Khi Trung tâm Tình báo Không quân và Không gian Quốc gia Mỹ tháo rời chiếc tiêm kích Mig-25, họ thực sự kinh ngạc nhận ra hệ thống điện tử trên khoang dựa trên công nghệ bóng đèn điện tử chân không lạc hậu chứ không phải thiết bị bán dẫn mới nhất thời đó. Các quan chức Lầu Năm Góc đã cười khẩy khi biết Liên Xô sử dụng công nghệ đời cũ như vậy trên chiếc máy bay hiện đại nhất của họ.
Tuy nhiên, người Mỹ vẫn tiếp tục muốn tìm hiểu lý do tại sao người Nga sử dụng bóng đèn điện tử chân không thay vì bóng bán dẫn. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ mới nhận ra người thiết kế chiếc tiêm kích Foxbat rất thông minh. Nhờ các bóng điện tử chân không, radar Mig-25 phát huy được uy lực đến mức không thể bị gây nhiễu điện tử dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, bóng điện tử chân không cũng giúp các hệ thống trên máy bay chịu được xung điện từ, do đó, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra, tiêm kích Foxbat là máy bay duy nhất cất cánh được trên thế giới.
Trung úy Belenko đã tiết lộ rất nhiều bí mật về tiêm kích Mig-25, trong đó có việc các chuyên gia Liên Xô sử dụng rượu ngũ cốc để làm tan băng kính chắn gió của chiếc chiến đấu cơ này, nhưng các chỉ huy phi hành đoàn dưới đất đã uống chúng và bí mật đổ nước vào.
Belenko còn nói với các điều tra viên người Mỹ rằng ở độ cao hơn 24 km, chiếc Mig-25 của anh ta chỉ có thể hành trình an toàn ở vận tốc Mach 2,8 ( 3.500 km/h) thay vì vận tốc Mach 3,2 (3.920 km/h) như các nguyên mẫu Mig-25. Thậm chí ngay cả ở vận tốc Mach 2,8, động cơ máy bay bị quá nhiệt và 4 tên lửa không đối không trên các giá treo ở cánh rung lên rất nguy hiểm.
Các kỹ sư Mỹ đã nhận thấy công nghệ Liên Xô sử dụng lạc hậu đáng kinh ngạc. Đôi cánh Mig-25 được hàn thủ công thay vì sử dụng máy móc và các đinh tán không được làm nhẵn để giảm lực cản.
Bất chấp những điểm yếu này, một chuyên gia đã thừa nhận rằng Mig-25 là một máy bay tuyệt vời. Động cơ của máy bay thải ra ít muội than hơn máy bay Mỹ và tạo lực đẩy tới 12.246 kg chứ không phải 11.113 kg như các chuyên gia Mỹ ước tính.
Trung uy không quân Liên Xô Viktor Belenko. Ảnh: History
Tổn thất lớn nhất của Liên Xô là tài liệu hướng dẫn vận hành máy bay mà Belenko mang theo. Không quân Liên Xô cũng phải phát triển một hệ thống radar hoàn toàn mới cho Mig-25 bởi tính năng radar cũ đã bị lộ và các phi công Mỹ sẽ biết cách khắc chế, khiến tiêm kích này gặp bất lợi trong bất kỳ trận không chiến nào trong tương lai. Liên Xô sau đó thiết kế lại tiêm kích này, khắc phục những hạn chế, và cho ra mắt tiêm kích đánh chặn huyền thoại Mig-31 với tốc độ tương đương.
Việc phi công đào thoát và bí mật quân sự về tiêm kích Mig-25 không hẳn là một thảm họa với Liên Xô bởi đây cũng là cách tiếp thị sản phẩm tốt khiến một loạt các nước Trung Đông đặt mua, dù Liên Xô không bán các máy bay đời mới của mình.
Các lực lượng không quân Ai Cập, Iraq và Syria đã mua lượng lớn tiêm kích Foxbat và đối phó hiệu quả với các lực lượng không quân Mỹ và Israel vốn có số lượng chiến đấu cơ lớn hơn nhiều và phi công được huấn luyện bài bản hơn. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, tiêm kích Phantom và Mirage của Israel đã từng bất lực trước tốc độ của những chiếc Mig-25 trong biên chế không quân Ai Cập.
Duy Sơn
Theo VNE
Olga Chekhova - nữ diễn viên Hitler hâm mộ - là điệp viên của Liên Xô? Vẫn còn một tấm màn bí mật quanh nữ diễn viên xinh đẹp Olga Chekhova, người được trùm phát xít Đức Hitler hâm mộ. Bà được cho là điệp viên Liên Xô. Olga Chekhova là người dân tộc thiểu số Đức sinh ra và lớn lên ở Nga. Về sau bà chuyển sang Đức sống và trở thành một trong các nữ diễn...