Cuộc đào tẩu chấn động của phi công Mig-25 Liên Xô

Theo dõi VGT trên

Cuộc đào tẩu đến Nhật Bản của một phi công Liên Xô trở thành vận may của tình báo phương Tây khi nắm trong tay chiếc tiêm kích Mig-25 đáng sợ.

Cuộc đào tẩu chấn động của phi công Mig-25 Liên Xô - Hình 1

Tiêm kích Mig-25 Foxbat của Liên Xô. Ảnh: RBTH

Ngày 6/9/1976, khi đang bay huấn luyện cùng phi đội tiêm kích Mig-25 gần bờ biển Nhật Bản, trung uy không quân Liên Xô Viktor Belenko tách khỏi đội hình và bay thấp để tránh bị radar phát hiện, theo RBTH.

Khi chiếc máy bay tiến vào không phận Nhật Bản, hai tiêm kích F-4 Phantom của Nhật lập tức đuổi theo nhưng không thể bắt kịp chiếc chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới khi đó. Belenko hạ cánh ở Hakodate, miền bắc Nhật Bản và nhanh chóng bị cảnh sát Nhật áp tải đi.

Đối với phương Tây, cuộc đào thoát này là một vận may bất ngờ, bởi Mig-25 từ lâu vẫn là tiêm kích bí ẩn nhất họ muốn tìm hiểu sau khi một số chuyên gia tỏ ra ngưỡng mộ và một số phi công nghe tên đã khiếp sợ.

Tiêm kích Mig-25 được Cục Thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô bắt đầu nghiên cứu phát triển đầu thập niên 1960 sau khi có các thông tin về việc Mỹ đang phát triển một oanh tạc cơ có vận tốc Mach 3 (1.020 m/s). Lo ngại oanh tạc cơ B-70 Valkyrie trang bị hạt nhân có thể tàn phá lãnh thổ, Moscow đã quyết định phát triển một tiêm kích đ.ánh chặn có tốc độ tương đương.

Dù dự án oanh tạc cơ Valkyrie gặp trục trặc và bị hủy, Liên Xô vẫn kiên trì với dự án này, và kết quả là Mig-25 Foxbat ra đời, trở thành tiêm kích đ.ánh chặn nhanh nhất thế giới khi đó. Mig-25 được Liên Xô áp dụng các biện pháp bảo mật công nghệ nghiêm ngặt khiến phương Tây không thể nào tiếp cận được. Bởi vậy, cuộc đào tẩu của Belenko cùng với một chiếc Mig-25 nguyên vẹn thực sự là một cơ hội trời cho.

Ban đầu, người Nhật không biết xử lí Belenko và chiếc tiêm kích đào tẩu như nào. Trong lúc Liên Xô muốn Nhật trao trả viên phi công này thì Mỹ muốn kiểm tra chiếc tiêm kích vẫn là bí ẩn với họ.

Cuộc đào tẩu chấn động của phi công Mig-25 Liên Xô - Hình 2

Chiếc tiêm kích Mig-25 đào tẩu tại sân bay Nhật. Ảnh: History

Khi Trung tâm Tình báo Không quân và Không gian Quốc gia Mỹ tháo rời chiếc tiêm kích Mig-25, họ thực sự kinh ngạc nhận ra hệ thống điện tử trên khoang dựa trên công nghệ bóng đèn điện tử chân không lạc hậu chứ không phải thiết bị bán dẫn mới nhất thời đó. Các quan chức Lầu Năm Góc đã cười khẩy khi biết Liên Xô sử dụng công nghệ đời cũ như vậy trên chiếc máy bay hiện đại nhất của họ.

Tuy nhiên, người Mỹ vẫn tiếp tục muốn tìm hiểu lý do tại sao người Nga sử dụng bóng đèn điện tử chân không thay vì bóng bán dẫn. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ mới nhận ra người thiết kế chiếc tiêm kích Foxbat rất thông minh. Nhờ các bóng điện tử chân không, radar Mig-25 phát huy được uy lực đến mức không thể bị gây nhiễu điện tử dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, bóng điện tử chân không cũng giúp các hệ thống trên máy bay chịu được xung điện từ, do đó, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra, tiêm kích Foxbat là máy bay duy nhất cất cánh được trên thế giới.

Video đang HOT

Trung úy Belenko đã tiết lộ rất nhiều bí mật về tiêm kích Mig-25, trong đó có việc các chuyên gia Liên Xô sử dụng rượu ngũ cốc để làm tan băng kính chắn gió của chiếc chiến đấu cơ này, nhưng các chỉ huy phi hành đoàn dưới đất đã uống chúng và bí mật đổ nước vào.

Belenko còn nói với các điều tra viên người Mỹ rằng ở độ cao hơn 24 km, chiếc Mig-25 của anh ta chỉ có thể hành trình an toàn ở vận tốc Mach 2,8 ( 3.500 km/h) thay vì vận tốc Mach 3,2 (3.920 km/h) như các nguyên mẫu Mig-25. Thậm chí ngay cả ở vận tốc Mach 2,8, động cơ máy bay bị quá nhiệt và 4 tên lửa không đối không trên các giá treo ở cánh rung lên rất nguy hiểm.

Các kỹ sư Mỹ đã nhận thấy công nghệ Liên Xô sử dụng lạc hậu đáng kinh ngạc. Đôi cánh Mig-25 được hàn thủ công thay vì sử dụng máy móc và các đinh tán không được làm nhẵn để giảm lực cản.

Bất chấp những điểm yếu này, một chuyên gia đã thừa nhận rằng Mig-25 là một máy bay tuyệt vời. Động cơ của máy bay thải ra ít muội than hơn máy bay Mỹ và tạo lực đẩy tới 12.246 kg chứ không phải 11.113 kg như các chuyên gia Mỹ ước tính.

Cuộc đào tẩu chấn động của phi công Mig-25 Liên Xô - Hình 3

Trung uy không quân Liên Xô Viktor Belenko. Ảnh: History

Tổn thất lớn nhất của Liên Xô là tài liệu hướng dẫn vận hành máy bay mà Belenko mang theo. Không quân Liên Xô cũng phải phát triển một hệ thống radar hoàn toàn mới cho Mig-25 bởi tính năng radar cũ đã bị lộ và các phi công Mỹ sẽ biết cách khắc chế, khiến tiêm kích này gặp bất lợi trong bất kỳ trận không chiến nào trong tương lai. Liên Xô sau đó thiết kế lại tiêm kích này, khắc phục những hạn chế, và cho ra mắt tiêm kích đ.ánh chặn huyền thoại Mig-31 với tốc độ tương đương.

Việc phi công đào thoát và bí mật quân sự về tiêm kích Mig-25 không hẳn là một thảm họa với Liên Xô bởi đây cũng là cách tiếp thị sản phẩm tốt khiến một loạt các nước Trung Đông đặt mua, dù Liên Xô không bán các máy bay đời mới của mình.

Các lực lượng không quân Ai Cập, Iraq và Syria đã mua lượng lớn tiêm kích Foxbat và đối phó hiệu quả với các lực lượng không quân Mỹ và Israel vốn có số lượng chiến đấu cơ lớn hơn nhiều và phi công được huấn luyện bài bản hơn. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, tiêm kích Phantom và Mirage của Israel đã từng bất lực trước tốc độ của những chiếc Mig-25 trong biên chế không quân Ai Cập.

Duy Sơn

Theo VNE

5 siêu vũ khí thảm họa của Liên Xô

Quân đội Liên Xô từng cho ra mắt nhiều vũ khí đầy tham vọng, nhưng không thể triển khai vào thực chiến do các vấn đề về kinh phí, nguồn lực và chiến thuật tác chiến không phù hợp.

Bên cạnh các hệ thống vũ khí hiệu quả với chi phí thấp gây sửng sốt cho giới quân sự phương Tây, ngành công nghiệp quốc phòng đầy tiềm lực một thời của Liên Xô từng sản xuất những vũ khí bị coi là thảm họa và buộc phải hủy giữa chừng, theo WarIsboring.

Thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz

5 siêu vũ khí thảm họa của Liên Xô - Hình 1

Mô hình thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz của Liên Xô. Đồ họa: Shipbucket

Cuối thập niên 1930, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin quyết định hồi sinh ngành công nghiệp đóng tàu bằng kế hoạch đầy tham vọng đóng thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz cùng các tuần dương và tàu sân bay.

Thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz, được đóng dựa trên tàu chiến lớp Littorio của Italy, có trọng tải gần 60.000 tấn, tương đương với kích cỡ các thiết giáp hạm uy lực nhất trên thế giới khi đó. Tàu được trang bị 9 pháo 406 mm, đạt vận tốc 51,8 km/h.

Liên Xô bắt đầu đóng 4 thiết giáp hạm loại này từ các nhà máy đóng tàu ở Leningrad, Nikolayev và Molotovsk trong giai đoạn 1938-1940. Tuy nhiên một chiếc bị hủy vào năm 1940 vì kém chất lượng, ba chiếc khác bị hủy khi chiến tranh nổ ra.

Sau đó, Liên Xô quyết định tháo dỡ các tàu này ngay tại xưởng do việc đóng tàu đòi hỏi đầu tư nguồn lực khổng lồ trong khi chúng không thể vươn ra khỏi biển Baltic và Biển Đen. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu và năng lực quốc phòng cho các khi tài khác hữu ích hơn cũng là nguyên nhân khiến dự án này bị hủy.

Tàu sân bay lớp Ulyanovsk

5 siêu vũ khí thảm họa của Liên Xô - Hình 2

Mô hình tàu sân bay được cho là thuộc lớp Ulyanovsk của Liên Xô. Đồ họa: Defensereview.

Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga, Liên Xô bắt tay vào nghiên cứu đóng tàu sân bay, tuy nhiên nền kinh tế khủng hoảng và Thế chiến 2 bùng nổ đã cản trở kế hoạch.

Sau chiến tranh, Liên Xô quay trở lại tiếp tục dự án này với việc tàu sân bay trực thăng lớp Moskva ra mắt vào giữa thập niên 1960 và sau đó là sự xuất hiện của các tàu sân bay lớp Kiev trong thập niên 1970.

Mong muốn sở hữu một tàu sân bay hiện đại hơn, đầu thập niên 1980, hải quân Liên Xô bắt tay vào dự án đóng tàu sân bay lớp Ulyanovsk trọng tải hơn 80.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu được trang bị hai hệ thống phóng hơi nước, cất cánh kiểu nhảy cầu, 4 bộ cáp giữ giúp các chiến đấu cơ cất hạ cánh thuận tiện và được đ.ánh giá là đối thủ cạnh tranh thực sự đầu tiên của Liên Xô với các siêu tàu sân bay của Mỹ.

Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính và sự tan rã của Liên Xô khiến tàu Ulyanovsk bị tháo dỡ bán phế liệu vào năm 1992 sau khi mới đóng được 20%.

Oanh tạc cơ hạng nặng

Trong Thế chiến 2, dù không phát triển được oanh tạc cơ chiến lược danh tiếng, nhưng không quân Liên Xô cũng đã thử nghiệm và tung ra chiến trường số mẫu oanh tạc cơ hạng nặng tầm xa bốn động cơ nhiều hơn bất kỳ nước nào.

Thời gian đầu cuộc chiến, Liên Xô phát triển oanh tạc cơ Pe-8 sánh ngang oanh tạc cơ Avro Lancaster và Boeing B-17 Mỹ. Tuy nhiên, Pe-8 không có được thành công như hai đối thủ của mình do các vấn đề trong chế tạo và cung cấp.

Bên cạnh đó còn có oanh tạc cơ ANT-26, biến thể của vận tải cơ ANT-20, trang bị 12 động cơ và mang theo gần 15 tấn bom, lớn hơn nhiều so với khả năng của oanh tạc cơ B-29 Mỹ. Liên Xô đã bay thử các nguyên mẫu của oanh tạc cơ này nhưng sớm hủy dự án để dồn nguồn lực cho các nỗ lực đ.ánh bại phát xít Đức dưới mặt đất.

Xe tăng siêu nặng Tu-42

Trong Thế chiến 2, Liên Xô từng dự tính chế tạo các xe tăng và xe thiết giáp siêu nặng với trọng lượng nặng gấp ba, bốn lần xe tăng chiến đấu tiêu chuẩn. Một trong số các thiết kế thú vị nhất trình lên tổng tham mưu trưởng Liên Xô là siêu tăng T-42 nặng 100 tấn trang bị ba tháp pháo, vận tốc hơn 27 km/h với kíp lái gồm 14-15 người.

Tuy nhiên, giống hầu hết các cỗ chiến xa siêu nặng khác, tăng T-42 là một thiết kế rất đắt đỏ và có tốc độ quá chậm để được cân nhắc sản xuất nghiêm túc. Nếu Hồng quân Liên Xô quyết tâm chế tạo và biên chế cỗ chiến xa "quái vật" này, nhiều khả năng họ sẽ thất thế trước Nhật Bản, Phần Lan và Đức trong chiến tranh bởi nó hủy hoại học thuyết sử dụng lực lượng thiết giáp cũng như không mang lại lợi ích chiến thuật nào cho nước này.

Oanh tạc cơ siêu thanh Sukhoi T-4

5 siêu vũ khí thảm họa của Liên Xô - Hình 3

Oanh tạc cơ Sukhoi T-4. Ảnh: Flick

Rất nhiều oanh tạc cơ của Liên Xô thời hậu chiến lấy cảm hứng trực tiếp từ các đối thủ Mỹ. Trên thực tế, oanh tạc cơ Sukhoi T-4 là bản sao chép của oanh tạc cơ B-29 Mỹ mà Liên Xô có được.

Được thiết kế để đạt vận tốc Mach 3 (hơn 1020 m/s) với trần bay 21,3 km, oanh tạc cơ T-4 có vẻ bề ngoài và tính năng khá giống chiếc B-70. Tuy nhiên, do tổ chức, biên chế không quân Liên Xô khác so với Mỹ nên máy bay T-4 cũng đảm nhiệm thêm các nhiệm vụ chiến thuật như trinh sát và trang bị các tên lửa diệt hạm uy lực như Kh-22.

Tuy nhiên, các yêu cầu về tốc độ và độ cao của mẫu oanh tạc cơ này nằm ngoài khả năng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô, cản trở việc sản xuất loại oanh tạc cơ này trên quy mô lớn. Ngoài ra, T-4 cũng hứng chịu nguy cơ từ các loại tiêm kích đ.ánh chặn và tên lửa phòng không giống như B-70.

Duy Sơn

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Thế giới đang hướng tới 'cuộc chiến lương thực'
15:51:55 27/06/2024
Cảnh báo mới sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm
05:55:18 28/06/2024
Quan chức ngoại giao Nga cảnh báo hạ cấp quan hệ với phương Tây
15:53:35 27/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024

Tin đang nóng

Ốc Thanh Vân dắt 3 con về VN, tranh thủ làm 1 việc với chồng khi xuống sân bay
14:12:42 28/06/2024
Trang Trần chật vật ở Mỹ nay lộ ảnh chồng nghi làm nail thuê, bị đồn "phông bạt"
16:19:46 28/06/2024
Quyền Linh bị réo tên khi con gái Lọ Lem không thi THPT, ở nhà quay clip up MXH
15:45:15 28/06/2024
"Vua cá Koi" Thắng Ngô bỏ nhẫn cưới, tuyên bố gắt chuyện kiểm soát Hà Thanh Xuân
17:21:18 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi
16:05:44 28/06/2024
Baifern Pimchanok lộ quá khứ chẳng ra gì, từng đi tu, nên mẹ chồng mới chối bỏ?
13:42:14 28/06/2024
Phanh nè biến mất sau màn livestream bất ổn, mẹ nữ TikToker cầu cứu Hùng Didu
14:38:05 28/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin

19:12:22 28/06/2024
Tại thành phố Atlanta, bang Georgia ngày 27/6, trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, cựu Tổng thống Trump và ông chủ Nhà Trắng Biden đều công kích chính sách đối ngoại của nhau.

Pháp cứu trên 150 người di cư tại eo biển Manche

19:10:29 28/06/2024
Chính phủ Anh cho biết, đầu tháng này, hơn 880 người di cư bất hợp pháp đã vượt eo biển Manche để đến nước này, con số cao nhất trong một ngày tính từ đầu năm đến nay.

Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế

18:22:37 28/06/2024
Giới chức Mỹ nhận định các vụ gian lận này có thể là nguyên nhân gây thiếu hụt Adderall trong những năm gần đây. Đây là thuốc kích thích được kê đơn để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Sập mái che sân bay ở thủ đô New Delhi, ít nhất 1 người t.hiệt m.ạng

18:14:50 28/06/2024
Các nhân viên y tế đang cấp cứu những người bị thương. Lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm nhằm đảm bảo rằng không còn ai kẹt lại trong các ô tô bị đè.

Cử tri Iran đi bỏ phiếu bầu Tổng thống

18:06:04 28/06/2024
Cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 14 của Iran, ban đầu được ấn định vào năm 2025, được tổ chức sớm một năm sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi tử nạn trong vụ rơi trực thăng hôm 19/5 vừa qua.

Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra

17:18:32 28/06/2024
Hiện NTSB cũng đang cấm Boeing đặt câu hỏi cho các bên tham gia khác tại phiên điều trần điều tra kéo dài hai ngày về vụ việc mà NTSB dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8 tại Washington.

Bầu cử Quốc hội tại Mông Cổ

17:05:58 28/06/2024
GEC cho biết việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành theo phương thức thủ công để hạn chế sai sót và tranh cãi liên quan đến việc kiểm phiếu bằng máy. Dự kiến, kết quả sơ bộ sẽ được công bố trong ngày 29/6.

Tình hình y tế tại Gaza tiếp tục xấu đi

16:59:46 28/06/2024
Trong khi đó, tình trạng sức khỏe của người dân tiếp tục suy giảm do nơi trú ẩn đông đúc, ô nhiễm nghiêm trọng, thiếu lương thực, nước và nhiên liệu cùng khả năng tiếp cận vật tư y tế hạn chế giữa mùa hè nắng nóng.

So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump

16:30:54 28/06/2024
Về phần mình, ông Trump ủng hộ việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế sắp hết hạn và coi toàn bộ luật năm 2017 là một thành công nên tiếp tục.

Các chủ đề chính của cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống

16:23:40 28/06/2024
Trong khi đó, thăm dò dư luận của Fox News cho thấy ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump vẫn duy trì ưu thế nhỏ tại các bang chiến địa, song tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đang tăng ổn định trong những tháng gần đây.

Báo Mỹ: NATO sẽ cung cấp cho Ukraine trụ sở quân sự mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới

16:14:57 28/06/2024
Dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ và NATO, tờ New York Times cho hay trụ sở mới sẽ đảm bảo cam kết lâu dài của NATO đối với an ninh của Ukraine, đóng vai trò là cầu nối để Kiev cuối cùng được gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu trong tư...

Hàng loạt rocket, tên lửa từ Liban phóng sang Israel trong đêm

16:11:53 28/06/2024
Cùng ngày, các nguồn tin quân sự giấu tên của Liban xác nhận 3 thành viên Hezbollah đã t.hiệt m.ạng, 1 người bị thương trong hai cuộc không kích của Israel vào hai ngôi làng Ramyah và Haddatha.

Có thể bạn quan tâm

'Những nẻo đường gần xa' tập 25: Dũng rơi vào bẫy của nữ đại gia?

Phim việt

19:12:57 28/06/2024
Những nẻo đường gần xa tập 25: Dũng được lòng nữ đại gia đang muốn ký hợp đồng với Á Đông; Bảo cảnh báo Hùng rằng Dũng đang bị nữ đại gia mồi chài.

Gây thiệt hại hơn 11.000m3 gỗ thông, 3 giám đốc cùng thuộc cấp lãnh án

Pháp luật

19:12:14 28/06/2024
Ngày 28/6, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 5 bị cáo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 11.000m3 gỗ thông.

Ốc Thanh Vân về Việt Nam liền ăn diện mát mẻ, khác xa phong cách khi làm shipper ở Úc

Phong cách sao

18:57:26 28/06/2024
Mặc dù hiện không còn hoạt động nghệ thuật năng nổ tại Việt Nam nhưng MC Ốc Thanh Vân vẫn thu hút được một lượng lớn người hâm mộ quan tâm và theo dõi, đặc biệt sau khi cô theo con sang Úc du học.

Messi có nguy cơ bỏ lỡ tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

18:54:12 28/06/2024
Lionel Messi dính chấn thương cơ trong trận đấu giữa Argentina và Chile vừa qua. Vấn đề của t.iền đạo này nặng hơn dự đoán ban đầu và anh có thể phải nghỉ thi đấu hết vòng tứ kết Copa America 2024.

Tỏi khắc tinh của mọi loại tà khí, sức mạnh có như lời đồn ?

Xã hội

18:14:19 28/06/2024
Việc sử dụng tỏi trừ tà có thực sự hiệu quả? Một số người cho rằng chúng chỉ là mê tín dị đoan, tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng và giai thoại chỉ ra sự tồn tại của những linh hồn xấu

2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp

Tin nổi bật

18:12:10 28/06/2024
Sự việc thương tâm xảy ra ở TP Bắc Giang, hai người được xác định đã t.ử v.ong sau khi xảy ra vụ nổ bình khí gas công nghiệp...

Tổ đội gây tò mò nhất Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: danh hài Táo Quân, huyền thoại bóng đá Hồng Sơn là ẩn số!

Tv show

18:04:48 28/06/2024
Khán giả đang rất háo hức và tò mò để xem các anh tài sẽ làm gì trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Tuấn Việt: "Chồng" 6 múi của Thúy Diễm khiến fan điêu đứng vì nhan sắc nổi bật

Sao việt

17:48:53 28/06/2024
Tuấn Việt là người được diễn viên Thúy Diễm tag vào tên tác giả bào thai sinh ba vừa qua khiến MXH xôn xao, thực chất đây là một cảnh trong phim. Nhưng nhan sắc và vóc dáng của nam thần mới là điều làm fan điêu đứng

Màn khoe "visual" cực đỉnh của 2 tượng đài nhan sắc xứ Hàn: U50 vẫn sở hữu vẻ ngoài khiến dân tình xuýt xoa

Sao châu á

17:48:33 28/06/2024
Mới đây, công chúng không khỏi xuýt xoa trước những thước hình khoe visual cực đỉnh của 2 tượng đài nhan sắc xứ Hàn là Lee Young Ae và Go Hyun Jung.

Tham quan quần thể hang động Hua Bó Sơn La

Du lịch

17:36:28 28/06/2024
Xã Mường Bú là xã cửa ngõ của huyện Mường La, nằm trên trục đường tỉnh lộ 106 cách trung tâm huyện Mường La 19km về phía Tây Nam; Là một vùng có truyền thống lịch sử cách mạng được ghi danh trong nhiều cuốn sách.

"Trạm cứu hộ trái tim" và 2 màn chọn diễn viên cực "đỉnh": Từ ngoại hình đến khí chất đều giống hệt nhau

Hậu trường phim

17:34:37 28/06/2024
Cùng thủ vai bà Lan phiên bản trẻ và già, 2 diễn viên Kiều Anh và NSND Thu Hà được khen ngợi vì tạo ra một nhân vật cực nhất quán.