Cuộc đánh tráo chú rể trong đám cưới và cái kết bất ngờ
Vì rước dâu từ sáng sớm nên chiều hôm ấy mọi người nhà Nga cũng bắt xe về luôn. Nga nóng lòng đợi đến đêm tân hôn để được chăm sóc chồng vì cả ngày nay cô chẳng thấy anh nói năng gì với vợ mà chỉ nhìn bâng quơ.
Nga và Nam gặp nhau ở Sài Gòn rồi yêu nhau. Mỗi người sinh ra ở một miền đất nước nhưng họ lại khá hợp tính nhau. Những ngày đầu tiên bước chân vào công ty, Nga đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Nam – người đồng nghiệp đã làm việc được hai năm ở đó. Cùng cảnh xa nhà vào Nam lập nghiệp, thiếu thốn tình cảm của người thân khiến họ xích lại gần nhau hơn.
Nửa năm quen nhau, Nga nhận lời tỏ tình của Nam để rồi một năm sau đó cô đồng ý lên xe hoa bước về nhà chồng. Suốt thời gian yêu nhau, Họ chưa từng về nhà nên cũng chưa đến nhà nhau chơi. Qua lời Nam kể Nga biết nhà người yêu cũng khá giả nhưng vì bản tính thích bay nhảy nên anh chọn vào Nam làm việc.
Nửa năm quen nhau, Nga nhận lời tỏ tình của Nam để rồi một năm sau đó cô đồng ý lên xe hoa bước về nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Trước khi làm lễ đón dâu chính thức ở quê nhà, hai người có tổ chức một bữa tiệc tại nhà hàng để thông báo với bạn bè trước. Cũng trong bữa tiệc này hai bên thông gia mới biết mặt nhau, mẹ Nam mới biết mặt con dâu. Nhìn thấy Nga bà vui mừng lắm, cứ nắm tay cô bảo: “Cưới xong hai đứa phải sinh luôn cháu cho mẹ nhé. Đẻ xong để mẹ nuôi cho hai đứa muốn đi làm ở đâu thì làm”. Thấy mẹ chồng hiền lành, thoải mái như thế thì Nga cũng nhẹ lòng.
Hôm ấy ngoài bố mẹ Nam còn có chị gái anh vào dự, nghe nói Nam còn một cậu em nữa nhưng bị sốt đúng ngày bay nên đành ở nhà. Sau bữa tiệc thông báo với bạn bè hai hôm, cả Nga và Nam đều theo bố mẹ hai bên về quê để chuẩn bị cho lễ cưới chính thức diễn ra sau đó nửa tháng.
Suốt thời gian xa nhau, hai người vẫn liên lạc thường xuyên để thống nhất ngày giờ đón rước dâu. Tuy nhiên lúc chỉ còn 3 ngày nữa là đám cưới diễn ra thì đột nhiên Nga không thể liên lạc được với Nam. Suốt ngày hôm đó cô tỏ ra lo lắng bất an, đến tận chiều tối Nga gọi điện lại cho chồng thì thấy mẹ Nam nghe máy: “Thằng Nam đột nhiên lên cơn sốt cao không nói chuyện được, bố mẹ đã mời bác sĩ về tận nhà rồi. Con đừng lo lắng quá, mọi việc cho đám cưới vẫn cứ diễn ra bình thường. Bác sĩ nói mai là nó đỡ thôi con ạ”.
Nga nghĩ thương chồng lắm, nhưng có gia đình anh ở bên chăm sóc nên cô cũng phần nào yên tâm. May mắn trong ngày cưới, Nam đã khỏe mạnh để đi đón dâu. Chỉ có điều Nga thấy hơn khang khác là suốt chặng đường đón dâu hơn 300 km Nam chẳng nói với vợ câu nào.
Mỗi khi Nga chủ động hỏi chồng thì mẹ chồng ngồi cùng xe lại đỡ lời giúp. Bà bảo Nga, Nam mới ốm dậy, sức khỏe còn yếu nên đừng hỏi nhiều để chồng được nghỉ ngơi. Nghe mẹ chồng nói thế Nga cũng không hỏi han gì nữa.
Đám cưới diễn ra vui vẻ và hạnh phúc. Nhà Nga có bố và khoảng chục người anh em họ hàng đi đưa dâu. Vì rước dâu từ sáng sớm nên chiều hôm ấy mọi người nhà Nga cũng bắt xe về luôn. Nga nóng lòng đợi đến đêm tân hôn để được chăm sóc chồng vì cả ngày nay cô chẳng thấy anh nói năng gì với vợ mà chỉ nhìn bâng quơ.
Đám cưới diễn ra vui vẻ và hạnh phúc (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Vậy nhưng cái đêm tưởng như hạnh phúc nhất đời người phụ ấy lại là đêm đau đớn nhất của cô. Sau khi dọn dẹp cô lên phòng thì chồng đã đi nằm từ trước. Nhìn thấy chồng nằm ngủ ngon lành chắc do mệt, Nga nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh ôm lấy chồng. Chẳng ngờ, chồng Nga giật mình tỉnh dậy la hét om sòm:
- Cô là ai? Sao cô lại vào đây, cô đi ra đi…
- Anh Nam, anh làm sao vậy? Em là Nga đây mà…
- Đừng động vào tôi. Cô đi chỗ khác ngủ đi.
Nga choáng váng chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Mẹ chồng Nga nghe thấy ầm ĩ thì chạy vội vào.
- Mẹ ơi, mẹ bảo cô ấy đi chỗ khác ngủ đi. Sao cô ấy lại vào đây, đây là phòng của con mà…
- Chuyện này là sao vậy mẹ? Chồng con bị làm sao thế? Mẹ nói chồng con chỉ bị sốt thôi mà? Sao anh ấy lại không nhận ra con – Nga hốt hoảng hỏi như van xin mẹ chồng.
Đến nước này thì mẹ chồng Nga không thể giấu diếm thêm được nữa. Bà đành thú nhận tất cả.
“Mẹ xin lỗi, đây không phải là thằng Nam mà là thằng Huy – em sinh đôi của nó. Thằng Nam vốn là đứa đào hoa đi đâu cũng có người yêu. Hôm trước ngày cưới, nó đã bỏ đi theo một đứa con gái nó mới yêu rồi. Khi bố mẹ biết nó trốn đi thì đã muộn nên không kịp cản. Nghe người ta nói lại hình như đứa con gái kia đã rủ nó bay qua nước ngoài rồi.
Đứa con bất hiếu như thế bố mẹ cũng không cần nữa. Nhưng nghĩ đến con, nghĩ đến gia đình bên ấy, bố mẹ thấy có lỗi lắm. Bố mẹ cũng rất muốn con về làm dâu nên đã nghĩ cách đánh tráo thằng Huy.
Huy sinh ra đã yếu ớt hơn anh, một lần sốt lên cơn co giật nó đã bị ảnh hưởng tới não nên từ đó tới giờ thần kinh của nó không ổn định. Nó tuy có bệnh nhưng bình thường lại là đứa con có hiếu. Mẹ nghĩ nếu con yêu thương nó thì dần dần vợ chồng cũng sẽ có tình cảm”.
Mẹ xin lỗi, đây không phải là thằng Nam mà là thằng Huy – em sinh đôi của nó. (Ảnh minh họa)
Tôi nghe mẹ chồng nói mà cô đau khổ muốn chết. Sao ông trời lại đối xử với cô như thế. Một mình Nga từ xa về đây làm dâu, sống cùng một người đàn ông có hình hài thân thuộc nhưng tâm hồn thì hoàn toàn xa lạ, lại điên điên khùng khùng thử hỏi cô làm sao sống nổi.
2 ngày hai đêm Nga ngồi thu lu một mình trong phòng khóc, mẹ chồng hết lòng động viên. Thấy con dâu vẫn khóc bà bảo: “Nếu con không chấp nhận cuộc hôn nhân này, mẹ sẽ cho con một khoản tiền để con lo cho cuộc sống trước mắt rồi sau đó con tìm hạnh phúc mới. Nhưng thật lòng bố mẹ rất muốn có con làm dâu”.
Một thân một mình ở xứ lạ chẳng biết đi đâu, về nhà lại không dám, nghĩ nhà chồng cũng tử tế cuối cùng Nga chấp nhận đánh cược cuộc đời mình ở đây. Cô chấp nhận sống chung cùng người chồng bị đánh tráo.
Nhờ mẹ chồng chỉ cách Nga dần dần tiếp cận được chồng. Nga cũng học cách chiều chuộng một người có thần kinh không bình thường. Nhờ sự cố gắng của cô và mẹ chồng, 1 tháng sau hai người có đêm tân hôn đầu tiên. May mắn cô đã mang thai. Bố mẹ chồng biết tin mừng rơi nước mắt.
Từ khi biết Nga có bầu chẳng biết ai nói tự nhiên chồng quan tâm tới cô hẳn. Mỗi tối mẹ chồng bảo anh bê cháo lên cho vợ là anh bê liền. Tối tối khi Nga lấy cái gối ôm để gác chân, anh lại sán lại bóp chân cho vợ rồi nhìn vợ trìu mến. Vậy nhưng mỗi khi trái gió trở trời thì anh lại biến thành con người khác vì bị những cơn đau hành hạ. Có lần chồng hoảng loạn la hét, khi ấy bố mẹ chồng đi vắng, một mình Nga bụng chửa đã vật lộn với anh. Từ hôm ấy mẹ chồng không dám để Nga ở nhà một mình với chồng nữa.
Giờ con trai Nga đã được một tuổi, cô bằng lòng với cuộc sống ở nhà chồng. Bố mẹ chồng hết mực thương yêu con dâu và con trai Nga hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm. Suốt thời gian sống ở đó, bố mẹ chồng không bao giờ nhắc tới Nam nữa, họ bảo coi như anh đã không tồn tại. Họ hàng làm xóm cũng quen với việc nhìn thấy Nga hàng ngày chăm sóc người chồng thần kinh không bình thường và không nhắc gì đến đám cưới tráo chú rể ngày hôm ấy.
Cứ ngỡ ông trời bất công đẩy cô vào tính huống trớ trêu khi bị đánh tráo chú rể trong đám cưới nhưng may thay cô lại có được một cuộc sống hạnh phúc ở nhà chồng. Cô bằng lòng với cuộc hôn nhân này và không oán trách ai nữa.
Theo Một Thế Giới
Bẽ cả mặt vì món quà tặng cô giáo của con bị chồng đánh tráo
Tôi hồ hởi bảo cô mở ra xem. Lúc đó tôi nghĩ, chắc cô vui lắm. Thấy tôi nhiệt tình, cô giáo cũng vui vẻ bóc quà. Khi hộp quà bung ra, tôi chỉ muốn có cái lỗ nào để chui xuống cho đỡ ngượng.
Tôi hồ hởi bảo cô mở ra xem. Lúc đó tôi nghĩ, chắc cô vui lắm. Thấy tôi nhiệt tình, cô giáo cũng vui vẻ bóc quà. (Ảnh minh họa)
Tôi là độc giả trung thành của mục. Nhưng chưa bao giờ tôi có ý định viết tâm sự của mình mong nhận lời khuyên từ mọi người. Vậy mà, hôm nay, tôi phải làm điều này. Tất cả cũng chỉ vì "đức ông chồng" keo kiệt của tôi.
Tôi là nhân viên một ngân hàng còn chồng tôi làm phòng hành chính của phường. Cuộc sống nói chung cũng khá giả. Con trai tôi năm nay lên 7, đang học lớp 2. Tôi và cô giáo chủ nhiệm của con có mối quan hệ khá thân thiết, là bà con họ hàng xa. Tôi gửi con học thêm mỗi tối tại nhà cô. Chính vì vậy, 20/11 năm nay, tôi quyết định tặng cô món quà có giá trị một chút để thay lời cảm ơn.
Vậy mà ông chồng đếm củ dưa hành, đo lọ nước mắm của tôi lại làm hư bột hư đường. Còn khiến tôi bẽ mặt trước cô giáo.
Cưới nhau gần 8 năm, tôi biết chồng mình rất kĩ tính và hà tiện trong chi tiêu. Dù không phải nghèo khó gì nhưng anh vẫn tiếc hùi hụi nếu tôi bỏ ra vài triệu mua một bộ vest mới cho anh. Mỗi khi mua sắm vật dụng trong nhà, chúng tôi lại cãi nhau một trận mới thỏa thuận xong. Chồng tôi luôn cho rằng phải tiết kiệm phòng khi đau bệnh. Tôi biết anh đúng, nhưng dành dụm thì cũng phải chi tiêu. Dành dụm như anh, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc thì tôi chịu.
Vì keo kiệt nên vợ chồng tôi rất hiếm khi đi ăn nhà hàng hay đi chơi những nơi xa xỉ. Việc mua sắm của tôi cũng phải dè chừng chồng. Anh hỏi, tôi đều nói giá thấp đi rất nhiều lần. Nếu không anh sẽ vì tiếc tiền mà chúng tôi lại cãi nhau.
Đem hộp quà về, tôi yên tâm nghĩ rằng chồng mình sẽ không nghi ngờ gì. (Ảnh minh họa)
Từ ngày con học mẫu giáo đến giờ, 20/11 hàng năm chúng tôi đều biếu cô giáo một sấp vải áo dài tầm 400 ngàn là xong. Nhưng năm nay, tôi muốn thay đổi, tặng món quà tầm tiền triệu. Biết tính chồng nên tôi chỉ nói sẽ mua quà đắt hơn mọi năm tặng cô chứ không dám nói thẳng ý định. Vậy mà chồng tôi đã nhăn nhó với tôi suốt mấy ngày. Anh cứ lải nhải: "Có mỗi ngày 20/11 mà cũng làm quá lên. Quà cáp cho tốn tiền, chạy theo trào lưu, chỉ cần có tấm lòng là được rồi".
Bỏ ngoài tai, tôi âm thầm đi mua một bộ trang điểm có thương hiệu. Đem hộp quà về, tôi yên tâm nghĩ rằng chồng mình sẽ không nghi ngờ gì. Tối đó, khi tôi chuẩn bị đi đón con và mang quà đi tặng, chồng chỉ hỏi là cái gì vậy? Tôi bảo bộ đồ trang điểm, không đắt lắm. Anh không nói gì nữa mà giục tôi đi nhanh về nhanh.
Đến nơi, chờ học sinh và phụ huynh ra về hết, tôi mới vào nhà cô ngồi chơi rồi tặng quà. Cô không nhận, tôi phải nói mãi cô mới nhận và bảo "Sao chị khách sáo quá!". Tôi hồ hởi bảo cô mở ra xem. Lúc đó tôi nghĩ, chắc cô vui lắm. Thấy tôi nhiệt tình, cô giáo cũng vui vẻ bóc quà.
Khi hộp quà bung ra, tôi chỉ muốn có cái lỗ nào để chui xuống cho đỡ ngượng. Bộ trang điểm đẹp long lanh, sang trọng biến mất. Thay vào đó là hộp phấn mà bất cứ người phụ nữ nào nhìn vào cũng biết đó là hàng nhái, rẻ tiền, được bán tràn lan ở chợ. Thậm chí dưới ánh đèn vẫn nhìn thấy vết bụi bám trên mặt hộp phấn. Nhìn cô giáo, tôi thật không biết diễn tả tâm trạng thế nào. Theo phản xạ tự nhiên, tôi gượng cười rằng mình lấy nhầm sau đó vội vã chụp lấy bộ trang điểm ấy, rồi xin lỗi và nhanh chóng dẫn con về.
Trên đường về, tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Về nhà thấy chồng đang ngồi xem ti vi, tôi đưa anh xem món quà và hỏi anh có biết chuyện gì xảy ra không? Có phải anh đổi quà không?
Chồng tôi thừa nhận ngay lập tức. Anh lớn tiếng nạt lại tôi là phung phí, vung tay quá trán. Anh nói anh đã mang bộ trang điểm đó đi trả lại và phải chịu khấu hao mất mấy trăm ngàn.
Hai chúng tôi cãi nhau to. Tôi không tưởng được chồng mình lại keo kiệt bủn xỉn đến vậy. Anh còn làm xấu mặt tôi, khiến tôi không dám nhìn thẳng mặt cô giáo của con nữa.
Suốt ngày nay, chúng tôi vẫn không ai nói với ai tiếng nào. Tôi đang có ý định mua quà tặng lại cô giáo nhưng không biết nên nói thế nào cho cô nhận, vì cũng qua 20/11 rồi. Còn ông chồng keo kiệt của tôi, ai có cách gì trị &'lão' thì bày tôi với. Chứ cứ như thế này, tôi tổn thọ vì tức giận với lão mất thôi.
Theo Afamily
Nói dối người yêu rằng gương mặt bị hủy hoại và cái kết bất ngờ Có phải rằng đàn ông cho dù có yêu thương người phụ nữ tới đâu cũng không thể chấp nhận được người mình yêu đột nhiên xấu xí. Tôi và em gái cùng hợp sức để thử thách tình yêu của anh. (Ảnh minh họa) Ai cũng khen rằng chúng tôi là một cặp trời sinh. Cả hai đều có ngoại hình ưa...