Cuộc dàn xếp ổn thỏa ngay trước lễ ăn hỏi của 2 bên thông gia
Đến bây giờ, khi biết được cuộc điện thoại thỏa thuận ngầm trước lễ ăn hỏi của mẹ đẻ và mẹ chồng, tôi thầm thấy mình thật hạnh phúc khi có được hai người mẹ tuyệt vời như vậy.
Hóa ra, mẹ đẻ và mẹ chồng tôi đã có cuộc trao đổi bí mật trước khi có màn trao lễ nạp tài (tiền thách cưới) vui vẻ như vậy. Ảnh minh họa.
Chào các độc giả mục Gia đình,
Tôi năm nay 32 tuổi, đã có một tổ ấm hạnh phúc bên chồng và hai con nhỏ. Chồng hơn tôi 4 tuổi, từng là giảng viên một trường đại học lớn. Nhưng sau đó, anh đã xin nghỉ làm và ra ngoài kinh doanh.
Hiện chúng tôi đang sở hữu một chuỗi salon làm tóc ở Hà Nội và đang làm ăn khá thuận lợi. Tôi có hai con trai, một cháu 5 tuổi đang học mẫu giáo lớn, còn cháu bé 2 tuổi đang được ông bà nội từ quê ra trông.
Thú thực, sau khi theo dõi chủ đề thách cưới được bàn luận sôi nổi trong chuyên mục mấy ngày nay, tôi nhận thấy mọi người đang quá quan trọng vấn đề tiền nong trong cái phong bao nạp tài.
Tôi xin kể câu chuyện thực của mình ra để mọi người thấy rằng, cái phong bao ấy hoàn toàn có thể được giải quyết ổn thỏa nếu như hai gia đình chịu lắng nghe nhau và đặc biệt, các cô dâu chú rể chịu bàn bạc kỹ lưỡng với nhau trước khi tổ chức lễ ăn hỏi.
Cách đây 8 năm, tôi và ông xã quyết định làm đám cưới sau gần 3 năm tìm hiểu. Chồng tôi ở Thanh Hóa, còn tôi ở Bắc Giang. Trước khi làm đám cưới, tôi có trao đổi trước với ông xã rằng, ở quê tôi, tiền thách cưới thường được nhà gái thông báo trước và rất cao. Tuy nhiên, vì biết gia đình anh không khá giả gì nên tôi bảo mẹ sẽ “liệu cơm gắp mắm”.
Sau khi nghe tôi thông báo con số 40 triệu, chồng tôi quá bất ngờ đến mức hét lên với tôi rằng: “Ở quê anh đàn ông không cần bỏ tiền ra cũng lấy được vợ. Sao quê em lại thách cưới ghê gớm vậy?”. Sau khi anh về trao đổi lại với gia đình, mẹ anh phản đối kịch liệt và còn đòi hủy cưới luôn. Tôi đau khổ chẳng biết phải làm sao đành phải về thông báo với bố mẹ.
Cuối cùng, chẳng rõ hai bên gia đình trao đổi với nhau như thế nào mà lễ ăn hỏi vẫn diễn ra suôn sẻ. Hai bên gia đình vẫn cười nói với nhau. Cả buổi lễ và đặc biệt, mẹ chồng tôi còn chẳng cần để phong bao phong bì gì.
Video đang HOT
Bà rải hẳn 5 cọc tiền trị giá 50 triệu trong cái tráp lớn. Sau khi mở 5 cái tráp ra, mẹ chồng tôi còn tuyên bố: “Bố mẹ chỉ mong hai con sống hạnh phúc chứ mấy cái lễ vật này chỉ là tượng trưng thôi”.
Tôi khá bất ngờ với lời của mẹ chồng. Rõ ràng hôm trước, chồng tôi còn bảo mẹ nghe thấy nhà gái thách cưới 40 triệu đã la ầm ĩ lên, còn bảo anh không biết chọn vợ. Vậy mà sao hôm nay bà lại thay đổi thái độ hoàn toàn như vậy?
Thế nhưng, vì lễ cưới diễn ra ngay sau đó 1 tuần, công việc chuẩn bị nhiều nên tôi cũng quên bẵng đi mà không hỏi lại bố mẹ.
Về nhà chồng làm dâu đúng 1 tuần thì vợ chồng chúng tôi tiếp tục ra Hà Nội làm việc. 1 tuần đó, mẹ chồng tôi vẫn cười nói và tỏ ra khá dễ chịu. Tôi còn ngạc nhiên là sau khi cưới, mình lại được mẹ chồng quan tâm, yêu thương như vậy. Trước khi ra Hà Nội, mẹ chồng còn cho chúng tôi 20 triệu để lo liệu cuộc sống mới.
Bẵng đi một thời gian, khi vợ chồng tôi nghỉ việc và mở salon làm tóc. Mẹ chồng từ Thanh Hóa ra trông cháu cho tôi đi làm và có hỏi về vấn đề tiền nong. Bà bảo có thiếu vốn không? Sao không lấy tiền thách cưới hồi trước ra gom vào.
Tôi ngạc nhiên hỏi bà: “Sao mẹ lại biết bọn con còn tiền thách cưới?”. Mẹ chồng cười xòa rồi bảo, con cứ hỏi mẹ đẻ con sẽ biết.
Hóa ra, trước đây, khi tôi khóc lóc kể rằng, nhà trai đòi hủy cưới vì nhà mình thách cưới cao quá, mẹ tôi đã chủ động gọi điện cho bà thông gia. Mẹ tôi thẳng thắn bảo, tiền thách cưới chỉ là tượng trưng cho đẹp mặt quan khách hai họ và đúng với phong tục ở quê thôi, chứ lễ xong bố mẹ cũng để lại cho chúng tôi hết.
Thậm chí, mẹ tôi còn bảo: “Tôi hiểu cái khó của ông bà bây giờ. Nhà trai phải chuẩn bị nhiều cũng tốn kém. Nếu bên nhà thông gia đang khó khăn thì chúng tôi hoàn toàn có thể gửi vào. Sau đó, chúng tôi sẽ cho thêm hai đứa nữa để chúng còn có cái vốn mà làm ăn”.
Tôi cho rằng, phong tục trao tiền nạp tài trong lễ ăn hỏi vẫn nên giữ lại, chỉ cần hai gia đình thống nhất với nhau từ trước. Ảnh minh họa.
Vậy mà mẹ tôi không hề kể cho tôi biết điều này. Đến bây giờ, khi biết được cuộc điện thoại thỏa thuận ngầm trước lễ ăn hỏi của mẹ đẻ và mẹ chồng, tôi thầm thấy mình thật hạnh phúc khi có được hai người mẹ tuyệt vời như vậy.
Qua câu chuyện của mình, tôi cho rằng, thách cưới hoàn toàn có thể nếu như hai gia đình biết trao đổi, dàn xếp ổn thỏa với nhau trước. Nhà gái, nhà trai nên chủ động trao đổi thẳng thắn để có thể giúp hai con sống vui vẻ, hạnh phúc thay vì có thể khiến con trẻ phải khổ sở cả đời.
Theo Người Đưa Tin
Sốc nặng trước câu nói của mẹ chồng khi biết tin thông gia đang cấp cứu ở viện
"Nhà cô chẳng lẽ không có người sao mà phải kéo nhau vào hết đấy làm gì. Bảo thằng An về đi làm ngay, nghỉ hết thì nhịn đói à. Còn cô liệu mà về cơm nước".
Vốn là cô gái hiền thục nết na nên khi lấy chồng về làm dâu, Thu cũng rất được lòng mẹ chồng nhờ cách ứng xử biết trên biết dưới. Mẹ chồng sai gì, muốn gì cô đều cố gắng đáp ứng. Nhiều khi cả tuần đi làm mệt mỏi, chủ nhật chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi nhưng mẹ chồng lại bảo chở bà đi làm đầu, mua sắm quần áo Thu lại lồm cồm bò dậy chở bà đi hết cả một ngày. Những lần đưa bà đi mua sắm, làm đẹp như thế cũng là do Thu trả tiền nhưng cô không hề thấy khó chịu gì cả. Có những đêm cô còn chạy xe vài cây số để mua cho mẹ một bát phở gà vì bà thèm.
Tôi không chỉ chu đáo với mẹ chồng, Thu còn chu đáo với cả nhà chồng. Hàng tháng cô sẵn sàng chi tiền mua sữa, đồ bổ cho mẹ chồng, các cháu chồng qua chơi cô cũng mua cho luôn. Dăm ba bữa lại mua cho chúng một bộ quần áo. Họ hàng nhà chồng có ai nằm viện cô tới thăm hỏi rất chu đáo. Thu được gia đình chồng yêu quý. Chính mẹ chồng Thu cũng phải thừa nhận bà có cô con dâu ngoan.
Chính mẹ chồng Thu cũng phải thừa nhận bà có cô con dâu ngoan. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, ngược lại với sự chu đáo của Thu, mẹ chồng cô lại là người quá vô tâm. Bà dường như chỉ biết nhận chứ không hề biết cho, cũng không hề nghĩ đến con dâu mình. Những lúc hết tiền Thu không dám mời chị em, con cháu bên chồng về chơi nhưng mẹ chồng Thu lại gọi về rồi sau cô chuẩn bị đồ ăn, thức uống. Bà cũng chẳng thèm hỏi con dâu có thiếu tiền không hay đưa cho cô tiền đi chợ. Thu lại phải cắn răng bỏ tiền túi mà chẳng dám than. Hết tiền cô đành muối mặt hỏi vay bà, và khi thấy đến ngày con dâu nhận lương bà bóng gió đòi lại ngay.
Đúng là có con dâu chăm chỉ nên mẹ chồng Thu được đà cứ ngồi sai vặt. Thấy con dâu đi làm về bước chân vào cửa là bà bắt đầu sai, nào cơm nước, dọn dẹp, pha nước tắm cho bà... thậm chí là đổ luôn cả cái bô mà cháu con chị gái chồng đến chơi ị ra chưa có người đổ. Bực và mệt nhưng Thu cũng không dám không làm.
Thế nhưng điều Thu buồn nhất không phải những chuyện đó. Cô đã sống hết lòng với mẹ chồng và gia đình chồng, nhưng đáp lại, tôi gần như chẳng nhận được bất kì sự quan tâm nào. Người nhà chồng bệnh cô rối rít thăm hỏi chăm sóc, nhưng đến lượt cô một câu hỏi han từ mẹ chồng cũng không có. Cô chóng mặt đến mức suýt ngất, bà cũng chẳng thèm ngó ngàng đến. Vậy nhưng vẫn phải tự nhủ với lòng, có mẹ chồng không bắt bẻ coi như cũng là may mắn với mình rồi.
2 tháng trước mẹ đẻ Thu phải nằm viện cấp cứu. Suốt ngày hôm đó cô túc trực bên mẹ đếm tận 12 giờ đêm mới về. Vậy mà, mẹ chồng không điện một cuộc, cũng không hề hỏi chồng Thu rằng cô đi đâu, làm gì. Cứ như cô không hề tồn tại trong nhà vậy.
Sáng sớm hôm sau anh trai Thu lại gọi cho cô vào viện gấp vì mẹ cô sợ khó qua khỏi. Cô với chồng vội vã thu xếp vào viện, lúc đó bố mẹ chồng chưa dậy. Sau đó thì rồi loạn vì mẹ nên Thu cũng không còn tâm trí gọi điện thông báo cho bố mẹ chồng là vợ chồng cô ra khỏi nhà từ sớm nữa.
Vậy mà đến 10 giờ trưa mẹ chồng cô bắt đầu gọi rối rít: (Ảnh minh họa)
Vậy mà đến 10 giờ trưa mẹ chồng cô bắt đầu gọi rối rít:
- Anh chị đang ở đâu sao không về cơm nước, chủ nhật lại kéo nhau đi chơi định để cho bà già này chết đói à?
- Dạ anh An chưa nói cho bố mẹ nghe sao ạ, chúng con đang ở trong viện mẹ con đang phải cấp cứu.
- Nhà cô chẳng lẽ không có người sao mà phải kéo nhau vào hết đấy làm gì. Bảo thằng An về đi làm ngay, nghỉ hết thì nhịn đói à còn cô liệu mà về cơm nước.
Thu nghe mà sốc hoàn toàn. Mẹ chồng cô biết chuyện chẳng hỏi thăm thông gia lấy một câu mà bà còn bắt cô về phục vụ cơm nước. Tất nhiên là Thu không về, cô nói với chồng là mẹ bảo anh về đi làm nhưng chồng Thu không đi. Anh bảo để anh về nói chuyện với bà.
May mắn mẹ đẻ Thu qua cơn nguy kịch. Cả tuần trôi qua Thu vẫn túc trực ở viện với mẹ mà không về nhà chồng. Chồng cô thi thoảng chạy qua chạy lại nhưng mẹ chồng thì tuyệt nhiên không vào cũng chẳng hỏi thăm một câu. Cách ứng xử của bà khiến Thu cảm thấy bị tổn thương. Sau lần này thực sự cô nghĩ mình khó lòng có thể đối xử tốt với mẹ chồng như trước đây được.
Theo Một Thế Giới
Tủi thân vì sính lễ ăn hỏi của nhà trai Tôi thật chẳng hiểu nhà chồng tương lai nghĩ gì về đám cưới của hai chúng tôi mà có thể chuẩn bị như thế! Ngày tôi yêu anh bất chấp sự can ngăn của bố mẹ, mẹ đã bảo tôi "Yêu và lấy chồng nghèo sau này vất vả thì đừng có mà hối hận, bố mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi"....