Cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung sẽ nối lại vào ngày 14-15 tháng 02 tại Bắc Kinh
Ngày 08/02, thông báo của Nhà Trắng cho biết công tác chuẩn bị cho cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung vào tuần tới đang được tiến hành và các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục tập trung vào việc thúc ép Bắc Kinh thực hiện cải cách cơ cấu.
Các nhà đàm phán Mỹ đang chuẩn bị yêu cầu Trung Quốc sẽ cải tổ cách đối xử với tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ nhằm tiến tới một thỏa thuận thương mại có thể ngăn chặn thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Theo đó, Nhà Trắng công bố khung thời gian cho cuộc đàm phán tại Bắc Kinh, bắt đầu bằng phiên họp trù bị ngày 11/02 do Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu, sau khi cuộc đàm phán mới nhất vừa kết thúc tại Washington mà không có thỏa thuận và với nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ tuyên bố rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa.
Phiên đàm phán chính thức cấp cao hơn sẽ diễn ra vào ngày 14-15/02 với sự tham gia của Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Ông Lighthizer, được Tổng thống Trump chỉ định dẫn đầu quá trình đàm phán sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý thỏa thuận ngừng chiến 90 ngày, là một người ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy Trung Quốc thực hiện những cải cách cơ cấu và chấm dứt những gì Mỹ coi là hành vi thương mại không công bằng bao gồm đánh cắp tài sản trí tuệ và buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ công nghệ của họ với các công ty Trung Quốc. Trung Quốc đã phủ nhận việc nước này tham gia vào các hành vi như vậy. Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng tuần trước, ông Lighthizer khẳng định “Mỹ là nhà sản xuất công nghệ tuyệt vời, sáng tạo với các bí quyết và bí mật thương mại”, và những thứ đó cần hoạt động trong môi trường được bảo vệ.
Video đang HOT
Hai bên đang cố gắng thực hiện một thỏa thuận trước thời hạn ngày 1 tháng 3 khi thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 25% từ 10%. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 08/02 cho biết rằng một tư duy “trò chơi có tổng bằng không” đã phá hủy mối quan hệ Mỹ- Trung. Các công ty Trung Quốc và Mỹ nên cạnh tranh cũng như hợp tác với nhau vì “câu chuyện thực sự trong kinh doanh không phải chỉ là đen và trắng”. Trước đó, ngày 07/02, Tổng thống Trump cho biết sẽ không có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình trước thời hạn ngày 01//3, làm giảm hy vọng rằng một hiệp định thương mại có thể đạt được nhanh chóng. Erin Ennis, phó chủ tịch cao cấp của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, cho biết khi đối thoại với cả các quan chức của hai bên, rằng danh mục các vấn đề mà hai nhà lãnh đạo cấp cao sẽ phải đưa ra quyết định đang bị thu hẹp dần, vì vậy, đó là một dấu hiệu cho thấy mọi vấn đề đang được giải quyết, nhưng “có rất nhiều việc phải làm”. Không ai nghĩ rằng một trong hai bên đang mong đợi một bản thảo của thỏa thuận vào tuần tới.
Nếu có một số dấu hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang đạt được tiến bộ về trợ cấp, chuyển giao công nghệ bắt buộc và một cơ chế thực thi, thì “điều đó sẽ rất thú vị”. Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trên thực tế đã khiến cả hai quốc gia phải trả giá hàng tỷ đô la và thị trường tài chính toàn cầu đảo lộn. Nếu các cuộc đàm phán không có đủ tiến triển, các quan chức Mỹ cho biết mức thuế tăng sẽ có hiệu lực. Washington có thể đồng ý gia hạn thêm thời gian mà không cần thỏa thuận nếu các cuộc đàm phán đang tiến triển.
V.D
Theo Tintuc
Phái đoàn đàm phán Mỹ tới Bắc Kinh thiếu các quan chức cấp cao
Theo South China Morning Post, ngày 4/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ xác nhận, phái đoàn của Mỹ, dự kiến tới Bắc Kinh trong ngày 7/1 tới để tham dự vòng đàm phán tiếp theo của cuộc chiến thương mại, sẽ thiếu vắng một số quan chức cấp cao vốn tham gia các cuộc gặp cấp cao trước đây.
Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Trung Quốc được chuẩn bị tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ở Argentina tháng 12/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự đàm phán sắp tới. Phái đoàn này sẽ thiếu vắng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro.
Đây là lần đầu tiên các quan chức của hai bên gặp nhau để thảo luận về vấn đề thương mại kể từ khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí tạm đình chiến cuộc chiến thương mại hồi tháng 12 năm ngoái.
Chuyên gia Nicolas Lardy thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng một phái đoàn gồm các quan chức cấp thấp chứng tỏ chuyến thăm này là nhằm mục đích tạo nền móng cho đàm phán cấp cao hơn sau này, thay vì tạo ra tiến triển đáng kể trong đàm phán.
Ông Lardy nhận xét: "Tôi nghĩ nhóm quan chức cấp thấp hơn của Mỹ cũng đề xuất chúng ta không thể đạt được nhiều tiến triển rõ ràng trong tuần tới" bởi Tổng thống Trump mới là người quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, ông Gary Horlick, luật sư phụ trách vấn đề thương mại quốc tế của Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, nhất trí giai đoạn đàm phán hiện nay chưa cần các thành viên cấp cao nhất trong chính quyền Tổng thống Trump.
Luật sư Horlick: "Đây là cấp độ đúng đắn cho giai đoạn đàm phán này, đó là các quan chức cấp chuyên môn. Ông Gregg Doud là trưởng đàm phán lĩnh vực nông nghiệp Mỹ và ông ấy có đủ trình độ chuyên môn. Nông nghiệp là một phần quan trọng của đàm phán, và ông ấy là người thích hợp"./.
Theo Tintuc
Mỹ - Trung đàm phán thương mại tại Bắc Kinh vào tuần tới Trung Quốc và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng tại Bắc Kinh vào ngày 7-8/1. Đây được xem là động thái mới nhất khi cả Mỹ và Trung Quốc đều hướng tới việc chấm dứt cuộc xung đột gây tổn hại đến cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như thị trường tài...