Cước container tăng phi mã, doanh nghiệp Việt nguy cơ mất trắng thị trường
Giá cước vận chuyển container tăng liên tục và dự báo còn tăng cho đến 2022 khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bế tắc, lo ngại thị trường bị các đối thủ thâu tóm.
Từ cuối 2020, giá cước vận chuyển đường biển (cước container) trên thế giới bắt đầu tăng cao. Hiện tại, giá cước được ghi nhận tăng gấp 4, 5 lần, thậm chí có cung đường đỉnh điểm tăng gấp 10 lần.
Có đến 95% sản lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu bằng đường tàu biển nhưng cước container lại đang phi mã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Giá cước vận chuyển container tăng phi mã khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khốn đốn. (Ảnh minh họa)
Giá tăng gấp 10 lần, từ 2.500 lên 25.000 USD/container
Ngày 9/8, trả lời VTC News , ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T (TP.HCM) cho biết, giá cước container tăng rất mạnh nếu so hai thời điểm cụ thể gần đây nhất là trước dịch và hiện tại.
Theo ông Tùng, thời điểm trước khi dịch bùng phát trở lại (đầu tháng 4/2021), giá cước vận chuyển container đi Mỹ là 1.800 USD/container (40 feet) nhưng nay giá lên tới 9.600 USD/container. Thậm chí, giá đi bờ Đông (Mỹ) nay tăng lên 17.000 USD/container dù trước dịch chỉ ở mức 2.600 USD/container.
Không riêng các chặng đi Mỹ, giá cước container Việt Nam đi EU cũng đang trong tình trạng tăng phi mã. So với thời điểm tháng 4, cước container đến một số cảng biển tại Nga đã tăng thêm 6.000 USD/container.
“Éo le là dù giá đã tăng 5 – 6 lần như thế nhưng chúng tôi vẫn khó để đặt được container xuất khẩu. Trước dịch, mỗi tháng chúng tôi được hãng tàu cấp khoảng 100 container rỗng để đóng hàng thì nay chỉ còn khoảng 30 container. Với tình hình này, sản lượng xuất khẩu trái cây của chúng tôi bị giảm mạnh”, ông Tùng nói thêm.
Ông Lê Anh Tuấn – đại diện Tập đoàn H.G, đơn vị chuyên xúc tiến thương mại hàng Việt Nam đi Mỹ – nhận định, vấn đề thiếu hụt container hiện đang diễn ra trên toàn cầu. Nguyên do vì nhu cầu xuất hàng từ các nước quá nhiều.
Tùy mặt hàng, trước đây giá cước container từ Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và những nước Đông Nam Á rơi vào khoảng 2.500 USD/container (40 feet). Bây giờ mức giá đang tăng gấp 10 lần, lên tới 25.000 USD/container.
Thậm chí, không chỉ mặt hàng trái cây mà các mặt hàng thủy sản, gỗ, tiêu… cũng tương tự. Ở tất cả các mặt hàng, giá cước container đều tăng theo từng tuần
Video đang HOT
Các doanh nghiệp cho biết, các hãng tàu đối tác của họ chủ yếu là nước ngoài, do đội tàu container của Việt Nam còn rất thiếu và yếu. Trong khi trên thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEUS thì doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư được tàu có sức chở 1.800 TEUS. Chính vì sự phụ thuộc này nên Việt Nam không chủ động được về giá cước container, khi thị trường thế giới biến động, lập tức bị ảnh hưởng theo, khiến doanh nghiệp Việt điêu đứng.
Trong khi đó, chuyên gia về logitics phân tích, hầu hết các công ty ở Việt Nam nhập khẩu theo điều kiện CIF (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí – nghĩa là người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới cảng của người mua) và xuất khẩu theo điều kiện FOB (bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua).
Các công ty xuất khẩu Việt Nam theo điều kiện FOB không phải chịu phí vận tải trực tiếp nhưng phải chia sẻ chi phí vận chuyển gia tăng bằng cách giảm giá bán bình quân. Do đó, doanh nghiệp xuất/nhập khẩu có tỷ lệ xuất nhập khẩu cao tới các thị trường Mỹ – Âu sẽ chịu giá bán bình quân/tỷ suất lợi nhuận thấp hơn do ảnh hưởng này. Tác động mạnh nhất sẽ là những ngành có giá trị hàng hóa thấp như thủy sản và nông nghiệp.
Không lợi nhuận, nguy cơ mất trắng thị trường
Dừng xuất khẩu, chấp nhận mất thị trường xuất khẩu là thực trạng của nhiều doanh nghiệp hiện nay, do chịu không thấu mức giá container đang ngày càng tăng cao. Những doanh nghiệp còn “mạo hiểm” xuất khẩu thì chấp nhận không có lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ hoặc chuyển hướng thị trường xuất khẩu.
Đại diện Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải cho biết, giá cước container tăng chóng mặt khiến tiền lãi không đủ bù đắp phí vận tải nên công ty không dám xuất hàng sang thị trường Mỹ. Dù biết sẽ bị phạt theo hợp đồng nhưng doanh nghiệp này vẫn chấp nhận vì tiền phạt vẫn thấp hơn chi phí xuất container.
Container lên tàu tại cảng Cát Lái, TP.HCM. (Ảnh: Thy Huệ)
Ngoài ra, theo ông Lê Anh Tuấn, một thực tế là khi giá cước container tăng cao sẽ kéo theo giá thành hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu cũng tăng.
“Hiện giờ, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi đều gặp tình trạng buộc phải đẩy lên để bù chi phí vì cước container tăng. Và điều đương nhiên, điều này khiến các nước nhập khẩu sẽ đắn đo, so sánh, có thể không lựa chọn mình nữa mà chọn các thị trường có thời gian vận chuyển ít hơn, bởi chắc chắn giá sẽ thấp hơn. Việc này nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào của họ. Về lâu dài, đ iều này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung cũng như đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tôi e rằng, đến lúc này, các doanh nghiệp phải tìm nguồn cầu mới.
Đặc biệt, những mặt hàng như trái cây, hải sản họ phải tìm cách bán trong nước với giá thấp để thu hồi vốn. Những trường hợp không tìm được nguồn xuất mới sẽ đối diện nguy cơ phá sản”, ông Tuấn phân tích.
Ông Tuấn cho rằng, tình trạng cước container tăng phi mã đang vô hình khiến doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đánh mất thị trường về tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
“Điều không khó nhận ra là chúng ta đang bất lực, nhường thị trường chủ lực là Mỹ và EU cho các đối thủ khác”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Cùng sự lo lắng này, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng các đối tác tại Mỹ sẽ chuyển hướng qua thu mua hàng hóa từ Thái Lan và các thị trường khác có giá thành thấp hơn.
“Rất nhiều doanh nghiệp đang phải đấu tranh nên tiếp tục xuất khẩu hay dừng lại. Nếu đi tiếp thì chi phí quá cao, không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Còn nếu dừng lại thì khả năng đánh mất thị trường, dâng thị trường cho đối thủ là rất lớn”, ông Tùng nói.
Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng thông tin, việc tăng giá cước vận chuyển đường biển là một vấn đề hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu hồ tiêu. Giá cước vận tải đường biển tăng giá phi mã, liên tục và không có lộ trình khiến doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Theo Hiệp hội này, thời gian gần đây, Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam. ” Với tình hình cước tăng liên tục và không có chiều hướng giảm như hiện nay ngành hàng hồ tiêu Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh ở các thị trường Mỹ và EU và cứ tiếp tục như vậy, nông sản Việt Nam sẽ đi về đâu? Nguy cơ đánh mất thị trường trọng điểm vào tay đối thủ cạnh tranh đang hết sức cấp bách “, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định.
Giá cao su hôm nay 31/7: Thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi, doanh nghiệp Việt lãi lớn nhờ 'vàng trắng'
Giá cao su hôm nay (31/7) giữ đà tăng tại sàn giao dịch châu Á (bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc). Tổ chức Các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) dự báo, trong ngắn hạn thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi.
Giá cao su hôm nay: Giữ đà tăng. (Nguồn: Cafe F)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,0 Yen/kg, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 211,7 Yen/kg, tăng 1,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 213,2, tăng 1,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.280 Nhân dân tệ/tấn, tăng 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.365 Nhân dân tệ/tấn, giảm 65 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) giữ nguyên dự báo nguồn cung cao su tự nhiên thế giới năm 2021 ở mức 13,81 triệu tấn; trong khi nhu cầu cao su tự nhiên dự báo đạt 13,87 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2020.
Nhu cầu cao su tự nhiên tăng nhờ kinh tế Mỹ, châu Âu và Anh phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, giá cao su chịu tác động giảm khi thị trường dầu mỏ thế giới giảm do lo ngại khả năng bổ sung nguồn cung trong thời điểm số ca mắc Covid-19 tăng nhanh có thể dẫn tới các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch.
ANRPC dự báo, trong ngắn hạn thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô toàn cầu, tiêu thụ ô tô tại nhiều thị trường chậm lại do tác động của dịch Covid-19, nguồn cung cao su tự nhiên tăng khi các nước sản xuất vào vụ thu hoạch và nhu cầu nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới giảm.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố mới đây, xuất khẩu cao su và sản phẩm cao su đã mang về lần lượt 1,2 tỷ USD và 644 triệu USD cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2021. Kết quả trên tăng tới 83,6% và 66,8% so với cùng kỳ.
Mặt bằng giá xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, với giá bình quân quý II đạt 1.718 USD/tấn, so với mức 1.660 USD/tấn trong quý I/2021.
Hưởng lợi từ giá bán tăng, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su đều ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh so với mức nền thấp năm 2020.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su ước tính thu về 10.193 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư cao su Đắc Lắk đạt 243 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020. Biên lợi nhuận cải thiện mạnh. Công ty lãi ròng gần 50 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư cao su Đắc Lắk cho biết, sản lượng xuất bán của Công ty tăng 26,13%, nhưng giá trị xuất khẩu tăng đến 86,55% nhờ diễn biến thuận lợi của giá hàng hóa này.
Nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành cũng ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng khi thị trường xuất khẩu thuận lợi, như Cao su Đồng Phú (tăng 126%), Cao su Tây Ninh (tăng 53%) hay Cao su Phước Hòa (tăng 48%)...
Giá tiêu hôm nay 30/7: Nối dài đà giảm, thấp nhất 71.000đ/kg; gỡ khó cho hạt tiêu đen vào 'luồng vàng' hải quan Tính đến 0h15 ngày 30/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.675 Rupee/tạ (cao nhất), 41.625 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giảm so với phiên trước đó. Giá tiêu hôm nay 30/7: Nối dài đà giảm, thấp nhất 71.000đ/kg. (Nguồn: Wonder Black Pepper) Cập nhật giá tiêu thế giới Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ sinh rơi tầng 16 ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM tử vong

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Gây tai nạn chết người, tài xế lái ô tô bỏ chạy qua 3 huyện

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà
Có thể bạn quan tâm

Rơi trực thăng chữa cháy rừng ở Hàn Quốc, phi công thiệt mạng
Thế giới
05:49:23 07/04/2025
Xem phim "Sex Education", tôi hoảng hốt nhận ra mình biến thành "phù thủy" trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ nhận hậu quả tai hại
Góc tâm tình
05:24:31 07/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' phá kỷ lục của 'The Glory'
Hậu trường phim
22:52:53 06/04/2025
Hoa hậu Thanh Hà nói lý do muốn đồng hành cùng Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM
Sao việt
22:43:32 06/04/2025
Ca sĩ Quang Linh 'lột xác' ở tuổi 60
Nhạc việt
22:40:16 06/04/2025
Tài xế, thợ cắt tóc lập sòng đánh bạc giữa hoa viên TP Buôn Ma Thuột
Pháp luật
22:38:26 06/04/2025
Muller chia tay Bayern Munich sau 25 năm cống hiến
Sao thể thao
22:14:07 06/04/2025
"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ
Netizen
21:58:43 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025