Cuộc chiến với ung thư đã kéo dài 108 năm, vì sao chúng ta chưa thắng cuộc?
Không giống như bệnh do vi khuẩn hay virus, ung thư phát sinh từ chính các tế bào bên trong cơ thể của con người và điều này khiến mọi chuyện phức tạp hơn rất nhiều.
Đã hơn 1 thế kỷ trôi qua kể từ khi con người lần đầu tiên phát hiện ra tế bào ung thư. Nền y học đã có những bước phát triển vượt bậc trong từng ấy thời gian, và cũng đã giúp chúng ta chữa khỏi được nhiều căn bệnh từng được coi là nan y, thế nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa làm được điều đó với ung thư?
Việc điều trị ung thư không giống như cách chúng ta tiêu diệt một mầm bệnh ngoại lai như: vi khuẩn, virus, nấm bệnh, điều mà nền y học có thể thực hiện một cách dễ dàng. Ung thư phát sinh từ chính các tế bào bên trong cơ thể của con người và điều này khiến mọi chuyện phức tạp hơn rất nhiều.
Theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia, có 3 yếu tố chính tạo nên khả năng bất bại của căn bệnh nan y này, đó là: sự tăng sinh không giới hạn và di căn của các tế bào ung thư; khả năng kháng các phương pháp điều trị; sự hạn chế của các phương pháp điều trị hiện có.
Sự tăng sinh không giới hạn và di căn của các tế bào ung thư
Cần hiểu rằng, ung thư khởi phát từ sự phân chia không kiểm soát của các tế bào có bộ gen bị hư hại, đột biến trong cơ thể. Vì quá trình nhân đôi được thực hiện liên tục, các tế bào ung thư sẽ được sản sinh thêm với tốc độ chóng mặt và không ngừng xâm lấn sang các mô khỏe mạnh ở lân cận; bước cuối cùng, khi ung thư xâm nhập vào hệ bạch huyết, nó có thể tự do di chuyển khắp cơ thể và hình thành khối u thứ phát ở những vị trí khác, quá trình này được gọi là di căn.
Sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư, cùng với việc khó xác định được phạm vi di căn của chúng gây ra nhiều khó khăn trong việc “tìm diệt” ung thư. Khi các tế bào ung thư không được kiểm soát và không ngừng phát triển, chúng sẽ dần phá hủy các mô và cơ quan bình thường, gây tổn hại nghiêm trọng đến các chức năng sống và cuối cùng dẫn đến cái chết của bệnh nhân.
Video đang HOT
Khả năng kháng các phương pháp điều trị
Đối với bệnh ung thư, việc điều trị sẽ có hiệu quả rõ rệt trong thời gian đầu, bằng chứng là các tế bào ác tính nhanh chóng bị tiêu diệt, khối u giảm kích thước đáng kể và có thể biến mất. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, các tế bào ung thư còn sót lại sẽ nhanh chóng biến đổi để thích nghi với “kẻ thù” của mình, từ đó dễ dàng sống sót trong các đợt điều trị tiếp theo, điều này dẫn đến hiện tượng ung thư bất ngờ quay trở lại sau một thời gian điều trị.
Có nhiều cơ chế giúp ung thư hình thành được khả năng kháng thuốc. Lấy ví dụ, trong một nghiên cứu vừa được công bố của của Trung tâm Ung thư Mays (Mỹ), các chuyên gia đã xác định các tế bào ung thư vú có thể linh hoạt chuyển đổi sang các hình dạng khác nhau, phát triển nhanh lên hay chậm đi hoặc thậm chí là thay đổi về kích cỡ để “lẩn trốn” phương pháp điều trị, thông qua những tín hiệu gen đặc biệt.
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Đại học California (Mỹ), nhóm tác giả đã xác định được một quá trình gọi là macropinocytosis (Đại ẩm bào) cho phép các tế bào ung thư có thể phát triển khả năng kháng thuốc thông qua việc “ăn” các tế bào đã chết, từ đó mang lại cho chúng nguồn năng lượng và dưỡng chất để phát triển.
GS Aimee Edinger – Đại diện nhóm tác giả cho biết: “Các tế bào ung thư đòi hỏi một lượng dưỡng chất rất lớn. Hóa trị liệu và các phương pháp điều trị khác làm tổn thương ADN của tế bào ung thư, buộc chúng phải tìm cách hồi phục lại khả năng trao đổi chất, để có thể sửa chữa các thành phần bị hư hại, nhờ đó tiếp tục sinh tồn và phát triển. Bằng cách ăn các tế bào đã chết ở xung quanh, chúng có thể hấp thu được lượng amino axit, đường, axit béo và nucleotides cần thiết để phát triển”.
Sự hạn chế của các phương pháp điều trị ung thư
Vì tế bào ung thư bản chất là các tế bào của cơ thể nhân đôi không kiểm soát nên chúng gần như giống “phiên bản khỏe mạnh” của mình về cấu trúc, sự trao đổi chất, tính chất… Do đó, trong điều trị rất khó để tách biệt hoàn toàn tế bào ung thư và phần còn lại của cơ thể.
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như hóa trị, xạ trị khi tấn công tế bào ung thư thì đồng thời cũng gây tổn thương đến tế bào khỏe mạnh. Lấy ví dụ là hóa trị, bản chất của phương pháp này là sử dụng các loại hóa chất nhắm vào tế bào tăng sinh nhanh trong cơ thể. Tuy nhiên, tăng sinh nhanh là đặc điểm không chỉ có ở tế bào ung thư, mà còn ở tế bào tủy xương, tế bào nang lông, tế bào niêm mạc ruột…, khiến chúng vô tình trở thành nạn nhân của thuốc điều trị ung thư. Việc này dẫn đến các tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân ung thư sau điều trị như:rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu, nôn nao, viêm loét dạ dày, các vấn đề về tiêu hóa.
Quá trình di căn của tế bào ung thư
Tiến sĩ Seth Coffelt khẳng định không phải tất cả bệnh ung thư đều di căn và có thể chữa trị nếu phát hiện sớm.
Tiến sĩ Seth Coffelt, chuyên gia về hệ thống miễn dịch và ung thư di căn tại Viện nghiên cứu ung thư Beatson ở Glasgow (Scotland), cho biết phát hiện này thể hiện rõ với căn bệnh ung thư da. Với loại ung thư da không thuộc dạng u ác tính hay còn gọi là ung thư da tế bào đáy, các tế bào ung thư hầu như không lan rộng. Ngược lại, một dạng ung thư da hiếm gặp hơn (khối u ác tính), thường di căn, trừ phi, bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư vú là một trong những loại ung thư rất phổ biến ở phái nữ. Ảnh: Gethealthystayhealthy
Theo tiến sĩ Seth Coffelt, "di căn" nghĩa là các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống máu, hệ bạch huyết hoặc các mô xung quanh. Mặc dù tốc độ quá trình di căn của các loại ung thư khác nhau nhưng nhìn chung, bệnh nhân càng được chẩn đoán muộn, các khối u càng lan rộng. Bên cạnh đó, khi khối u phát triển, tế bào ung thư có thể tách ra thành một hoặc nhiều và di chuyển đến vị trí mới cách xa khối u cũ, phát triển thành một ổ mới, gọi là ổ di căn hay vị trí di căn.
Tế bào ung thư còn có thể đi theo một đường khác là bạch huyết. Đây là mạng lưới gồm các ống chia ra tương tự như mạch máu và tỏa ra khắp cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tế bào ung thư sau khi thoát khỏi khối u gốc có thể xâm nhập vào mạng lưới bạch huyết và mắc lại tại đây, tạo thành ổ di căn. Phải sau vài năm tồn tại và phát triển, người bệnh mới phát hiện ra mình bị ung thư di căn. Điều này khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư di căn có đặc điểm và tính chất gần giống với ung thư nguyên phát (tức là chưa di căn, vẫn nằm ở vị trí ban đầu) nhưng mức độ phát tán và nguy hiểm của chúng lớn hơn rất nhiều. Ung thư di căn có cùng tên gốc với ung thư nguyên phát. Ví dụ như khi bệnh nhân bị ung thư gan, các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi sẽ được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi, chứ không phải gọi là ung thư phổi.
Qua quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Seth Coffelt phát hiện ra các tế bào ung thư cần phải rời khỏi khối u nguyên phát để sống sót mà không bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Sau đó, chúng có thể phát triển trong một môi trường khác. Ông cùng các cộng sự tìm hiểu hai vấn đề: "Tại sao hệ thống miễn dịch bị ngắt, nhất là tại các vị trí tế bào ung thư di căn?" và "Làm thế nào một loại tế bào miễn dịch đặc biệt có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh ung thư lây lan?".
Hình ảnh các tế bào ung thư ở phổi. Ảnh: Science Cancer Research
Theo đó, tiến sĩ Seth Coffelt tìm thấy một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, gọi là Gamma Delta T. Đây là một trong một số loại tế bào miễn dịch khác nhau được gọi là tế bào T, lưu thông trong cơ thể và bảo vệ con người khỏi bệnh tật. Điều làm cho các tế bào Gamma Delta T trở nên độc đáo là khả năng phát tín hiệu để các tế bào T khác trong máu có thể tấn công những tế bào ung thư hoặc để chúng tự do "đi lại" trong cơ thể.
Nghiên cứu này cho thấy các tế bào miễn dịch của cơ thể có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật nhưng cũng bị lừa để giúp ung thư phát triển và lan rộng. Việc tăng cường các ưu điểm của những tế bào Gamma Delta T hoặc tạm dừng ảnh hưởng tiêu cực của chúng để chống lại ung thư rất quan trọng. Đây không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị đối với nhiều nhà khoa học mà còn giúp họ tìm ra cách điều trị một số loại ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Tiến sĩ Coffelt cùng các cộng sự đang cố gắng tìm hiểu rõ hơn về quá trình truyền tín hiệu của tế bào T để tạo ra một phương pháp điều trị ung thư mới, mang lại lợi ích trên phạm vi rộng. "Nghiên cứu của chúng tôi có thể ngăn chặn ung thư di căn ở những người mắc bệnh giai đoạn đầu nhưng cũng giúp tìm ra cách điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư di căn. Các nhà khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa ra những cách điều trị mới nhất, giúp bệnh nhân được hưởng lợi trong tương lai", tiến sĩ Coffelt cho biết.
Phương pháp phân tử mới giúp bất hoạt "lá chắn" của ung thư gan Ở giai đoạn muộn, ung thư gan có thể kháng với gần như tất cả các liệu pháp hóa trị. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho căn bệnh này. Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ tư trên thế giới. Điều đáng chú ý là số...