Cuộc chiến với ung thư của nữ nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh gia Alynoa Kochetkova bị ung thư vú, quyết định lấy bản thân làm mẫu ảnh để ghi lại những đau đớn trong quá trình điều trị.
Alynoa Kochetkova được chẩn đoán mắc ung thư vú vào tháng 7/2017 – đúng dịp sinh nhật thứ 29. Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hơn 10 năm, Alynoa đã quen với việc sáng tạo những bức ảnh thể hiện câu chuyện, phản ánh những điều xảy ra xung quanh mình. Cô quyết định lấy bản thân mình làm chủ đề để thể hiện những trải nghiệm đau đớn của một người chiến đấu với ung thư.
Alynoa không muốn chỉ ghi lại tất cả giai đoạn ung thư hoặc tạo ra một câu chuyện thật đáng sợ. Mục tiêu của cô là tạo ra những hình ảnh nổi bật có thể giúp phá vỡ sự kỳ thị xung quanh bệnh nhân ung thư, giúp mọi người hiểu rõ hơn về một người đối mặt với căn bệnh nghiêm trọng cảm thấy như thế nào. Cô hy vọng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho các bệnh nhân ung thư khác vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của họ.
Lúc đầu, Alynoa sống trong lo sợ cho tính mạng của mình và quá mệt mỏi để chụp ảnh. Cô chia sẻ: “Có những khoảnh khắc bản thân chán nản, mệt mỏi dường như vô tận, tuyệt vọng”. Tuy nhiên, quá trình điều trị cho cô hy vọng và niềm tin về khả năng sẽ hồi phục.
Trong quá trình hóa trị, hệ thống miễn dịch của cô bị suy yếu. Alynoa không thể đi du lịch và chụp ảnh ở bên ngoài như trước đây. Cô thậm chí không thể đi ra ngoài trời.
“Tôi cảm thấy như một tù nhân trong chính ngôi nhà của mình”, cô nói.
Video đang HOT
Từ bé, Alynoa sở hữu một mái tóc dài, song mái tóc bắt đầu rụng dần khi hóa trị. Sự mất mát không nhiều về thể chất nhưng khiến cô đầy tiếc nuối. Hình ảnh này được cô ghi lại trở thành một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất, một biểu tượng cho những thay đổi về thể chất và tinh thần mà cô phải chấp nhận.
Cô tự cắt đi mái tóc của dài của mình và lưu giữ nó để làm kỷ niệm.
Alynoa cũng trải qua hội chứng sương mù não gây ra bởi hóa trị – thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cảm giác tổng thể của rối loạn tâm thần. Các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ có thể xảy ra trong và sau khi điều trị ung thư khiến họ không thể tập trung vào bất cứ điều gì.
Cô mường tượng mình nằm trên giường với đôi chân đau nhức, dưới ánh đèn laser đỏ.
Sau đợt hóa trị đầu tiên, Alynoa đau dữ dội ở các bộ phận cơ thể, không thể ăn uống được gì.
“Tôi nhìn thức ăn thấy kinh tởm và chỉ muốn nôn ra”, cô nói.
Alynoa chia sẻ: “Một số người vượt qua căn bệnh ung thư muốn quên đi thời kỳ họ bị bệnh. Tôi không cảm thấy như vậy. Cuộc sống bên cạnh niềm vui còn có nỗi đau, bệnh tật, cái chết. Chúng ta hãy luôn lạc quan, hy vọng về một tương lai tươi sáng”.
Trong thời gian điều trị ung thư, một người chị của Alynoa lấy chồng. Cô gái mua một bộ tóc giả màu đỏ tươi, mặc một trong những chiếc váy yêu thích và tham dự tiệc cưới.
“Điều đó thật không dễ dàng nhưng tôi cảm thấy rằng mình vẫn đang sống cuộc sống của mình”, cô nói.
Quá trình điều trị của Alynoa kết thúc vào tháng 3/2018, một năm rưỡi sau bộ ảnh vừa được cô chia sẻ. Căn bệnh ung thư nhắc nhở bạn hãy làm điều gì đó hữu ích, tạo ra thứ gì đó, giúp đỡ người khác thay vì chỉ biết nhận. “Bây giờ tôi cố gắng sống tử tế hơn với mọi người xung quanh và dành nhiều thời gian hơn cho người thân. Tôi biết gia đình và bạn bè của tôi cũng bị căng thẳng trong quá trình điều trị, nhưng họ luôn cho tôi thấy tình yêu, cho tôi hy vọng và khiến tôi mạnh mẽ hơn”, cô chia sẻ.
Nguyễn Nam
Theo Times/VNE
Loại vaccine mới giúp loại bỏ tế bào ung thư vú ở phụ nữ
Với liệu trình gồm 7 mũi tiêm, loại vaccine mới kỳ vọng sẽ giảm bớt nỗi lo phẫu thuật và đau đớn cho các bệnh nhân bị ung thư vú.
Lee Mercker đến từ Florida, Mỹ là bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm một loại vaccine mới sau khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tháng thứ 3 - giai đoạn đầu của bệnh.
Các bác sĩ cho biết, do phát hiện sớm, nên hiện các tế bào ung thư vú của Lee chưa lan rộng. Tuy nhiên, để điều trị, cô buộc phải lựa chọn giữa 3 phương pháp là: Phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cắt bỏ một phần ngực và tham gia thử nghiệm lâm sàng để tiêm một loại vaccine mới, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng quay trở lại.
Lo ngại phẫu thuật, Lee quyết định đặt niềm tin vào phương pháp tiêm vaccine chống lại ung thư. Thật bất ngờ, sau cuộc thử nghiệm kéo dài 12 tuần tại bệnh viện ở Jacksonville, các bác sĩ cho biết một số các tế bào ung thư trong cơ thể của cô được tiêu diệt phần lớn nhờ vaccine.
Loại vaccine mới này được cho là có thể loại bỏ được tế bào ung thư vú.
Tiến sĩ, bác sĩ Saranya Chumsri - chuyên gia về ung bướu cho biết, loại vaccine trên được cho là có tác dụng kích thích phản ứng miễn dịch của chính bệnh nhân, từ đó các tế bào miễn dịch có khả năng xâm nhập và tấn công các tế bào ung thư, cũng như ngăn chúng quay trở lại.
"Chúng tôi thử nghiệm lâm sàng trên một bệnh nhân khác và kết quả cũng rất khả quan. Đây mới là thành công bước đầu, để đi đến kết quả cuối cùng và cho ra đời 1 loại vaccine hoàn chỉnh điều trị ung thư vú sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức.
Nhưng chúng tôi hy vọng, phát minh mới này sẽ giúp ích nhiều cho các bệnh nhân ung thư vú lo sợ phải phẫu thuật và đau đớn", bác sĩ Saranya Chumsri nói.
Chia sẻ về quá trình điều trị của mình, Lee cho biết, để "trải nghiệm" phương pháp tiêm vaccine cô phải trải qua liệu trình gồm 7 mũi tiêm. Trong đó 3 mũi liên tiếp trong 3 ngày đầu tiên, còn lại 4 mũi sẽ được sử dụng xen kẽ trong 4 tuần tiếp theo.
"Mọi thứ khá đơn giản, giống như bạn tiêm vaccine phòng bệnh cúm hay viêm phổi vậy, cảm giác khá dễ chịu và không đau đớn nhiều", Lee nói.
Theo các bác sĩ, mặc dù kết quả rất tốt, nhưng đây vẫn là thử nghiệm lâm sàng, nên để chắc chắn, thời gian tới Lee vẫn cần phải phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u.
Nguồn: The Sun/VTC
Nữ bác sĩ ung bướu và hành trình trở thành chiến binh chống lại căn bệnh ung thư vú quái ác Đừng vội đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình khi được các bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú bởi vì không bao giờ là quá muộn để trở thành một chiến binh cừ khôi chống chọi lại tử thần. Nhìn vào chị Bạch Tuyết, người phụ nữ với thân hình có chút đầy đặn sở hữu khuôn mặt phúc hậu...