Cuộc chiến với tình trạng khan hiếm nước tại Uruguay
Tình hình thiếu nước trở nên tồi tệ đến mức người dân buộc phải sử dụng nước máy có vị mặn trong khi chính quyền địa phương tiến hành đào giếng tại trung tâm thủ đô.
Mực nước thấp tại hồ chứa Canelón Grande ngày 13/3. Ảnh: Getty Images
Ngày 26/6, Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về nước đối với khu vực thành thị”.
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin diễn biến này đã gây sốc cho Uruguay. Đây cũng là tín hiệu đáng báo động đối với những quốc gia dễ chịu rủi ro trước hạn hán, tình trạng được dự đoán sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn khi biến đổi khí hậu gia tăng.
Ảnh hưởng của hạn hán đối với Uruguay rất mạnh. Hồ chứa quan trọng Canelón Grande vốn cung cấp nước cho trên một triệu người dân thủ đô Montevideo đã biến thành khu vực bùn lầy lội và người dân địa phương có thể đi bộ qua.
Một hồ chứa khác có tên Paso Severino vốn cung cấp nước cho 60% dân số Uruguay cũng ghi nhận mức nước giảm kỷ lục. Theo truyền thông địa phương, mực nước tại hồ chứa Paso Severino có thể cạn kiệt hoàn toàn vào đầu tháng 7.
Đập Canelón Grande ngày 12/5. Ảnh: Bloomberg
Ông Carlos Santos, giảng viên tại Đại học CH Uruguay nhận định nước máy tại thủ đô Montevideo về cơ bản là không thể uống được vì mặn. Điều này bắt nguồn từ việc trong nhiều tuần qua, đơn vị cung cấp nước tại Uruguay OSE đã kết hợp nước mặn từ cửa sông Río de la Plata với nước ngọt từ hồ chứa Paso Severino để tăng nguồn cung nước.
Các quan chức Uruguay cho biết ngoài việc có vị mặn, nước máy tại đây còn có nồng độ clorua, sodium và trihalomethan cao. Tổng thống Uruguay Lacalle Pou ngày 19/6 cho biết “nguồn cung nước được đảm bảo” nhưng nồng độ clorua và sodium chắc chắn “sẽ tăng”.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo vào tháng 5, Bộ trưởng Bộ Y tế Karina Rando nhận định không có rủi ro sức khỏe đối với hầu hết mọi người. Nhưng bà cũng nhắc nhở người mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định như tăng huyết áp, bệnh về thận, thai phụ… nên hạn chế hoặc tránh dùng nước máy hoàn toàn.
Video đang HOT
Bộ Y tế Urugauy cũng khuyên người dân không bổ sung muối vào thức ăn của trẻ em và sử dụng nước đóng chai để pha sữa cho trẻ sơ sinh.
Doanh số nước đóng chai đã tăng phi mã tại thủ đô Montevideo và tỉnh Canelones lân cận, ghi nhận mức tăng 224% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này khiến các doanh nghiệp bán lẻ gặp khó khăn trong đáp ứng nhu cầu đi lên đồng thời còn dẫn đến tình trạng tăng rác thải nhựa.
Để giảm áp lực, chính phủ Uruguay đã ban hành miễn thuế với nước đóng chai.
Chính phủ nỗ lực xử lý
Trong sửa đổi hiến pháp năm 2004, Uruguay tuyên bố trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới coi tiếp cận nguồn nước là quyền cơ bản của con người.
Chính phủ Uruguay cho biết họ đã và đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề. Vào ngày 19/6, Tổng thống Lacalle Pou công bố việc xây dựng một con đập và hệ thống dẫn nước mới trên sông San José. Công trình này sẽ trở thành nguồn cung cấp nguồn nước thay thế sau khi hoàn thành thi công trong 30 ngày.
Người dân được đề nghị không rửa xe hoặc tưới vườn của họ trong khi các xe bồn đã được đưa vào hoạt động để cung cấp nước cho các tổ chức quan trọng như bệnh viện.
Theo truyền thông địa phương, công nhân đã đào giếng ở Parque Batlle, biệt danh là “lá phổi” của thủ đô Montevideo để tìm nguồn nước thay thế .
Ông Daniel Panario, Giám đốc Viện Sinh thái và Khoa học Môi trường tại Đại học CH Uruguay nhận định với CNN: “Chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn cho khí hậu ngày càng khó lường”. Ông còn kể lại cuộc trò chuyện với một nông dân, người này nói rằng mưa “tồi tệ” hơn trước, chứ không phải nhiều hơn hay ít hơn. “Mưa tập trung hơn… nó gây ra lũ lụt, và sau đó là hạn hán kéo dài”, ông nói.
Vào tháng 5, Tổng thống Lacalle Pou phát biểu với các phóng viên rằng “thời điểm này rất phức tạp, chúng ta phải chấp nhận nó và chúng tôi chịu trách nhiệm”. Nhưng ông cũng bác bỏ cáo buộc chính phủ đã không làm đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Uruguay không phải là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh bị hạn hán. Nước láng giềng Argentina đang vật lộn với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp. Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân chính khiến lượng mưa giảm gây hạn hán ở Uruguay và Argentina vào cuối năm 2022 mà có khả năng là do hiện tượng La Nina. Và họ lập luận rằng biến đổi khí hậu gây ra nắng nóng khắc nghiệt làm trầm trọng thêm các tác động của hạn hán.
Trong khi đó, nhà thủy văn Miguel Doria tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về Mỹ Latinh và Caribe có trụ sở tại Montevideo, cho rằng Uruguay cần thay đổi mối quan hệ với nước. Ông Miguel Doria cho rằng Uruguay “có mối liên hệ văn hóa với nước” và có xu hướng nhìn nhận rằng không cần phải quan tâm đến nước vì nó gần như vô hạn. Ông nói: “Điều thực sự cần thiết là thay đổi về văn hóa. Đây là cơ hội để thay đổi, để thích nghi”.
Thứ trưởng Bộ Môi trường của Uruguay Gerardo Amarilla trong phát biểu tại một diễn đàn về nước của Liên hợp quốc vào ngày 9/6 nhấn mạnh quốc gia này cần coi trọng nước như một nguồn tài nguyên và nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có khí hậu thay đổi.
Ngoài việc thay đổi nhận thức, ông Doria nói rằng Uruguay có thể tăng lượng nước sẵn có bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng mới như đập và nâng cấp các hệ thống cấp nước cũ kỹ để nâng cao hiệu quả. Quốc gia này cũng có thể làm giảm nhu cầu bằng cách thúc đẩy tái sử dụng nước và hình thành những thói quen mới.
“Tất cả chúng tôi đều hy vọng trời sẽ sớm mưa”, ông Doria bộc bạch.
Đào giếng thấy hai 'cái nồi' chứa vật lạ, chuyên gia định giá hơn 10.000 tỷ đồng
Đang đào đất, hai lão nông bất ngờ đụng trúng một 'miệng hố', bên trong chứa nhiều vật lạ.
Sự việc xảy ra vào mùa hè năm 1974. Vì sửa nhà nên Tôn Bổn Lợi, ở huyện Phù Câu, thuộc thị Chu Khẩu, Hà Nam, Trung Quốc quyết định đào một hố vôi trong trang trại nhà mình. Công việc đang diễn ra thuận lợi thì bất ngờ anh và người hàng xóm là Triệu Căn Vượng nghe tiếng động lớn. Hóa ra cái xẻng đã va vào vật gì đó cứng bên dưới lòng đất.
Trong lúc đào đất, họ vô tình đụng trúng "miệng hố" lạ. (Ảnh: Sohu)
Triệu Căn Vượng nhìn thấy "miệng hố" nhỏ bên dưới. Đào lên, họ phát hiện đó là cái nồi bằng đồng. Dừng công việc đào hố, Tôn Bổn Lợi và người hàng xóm nhanh chóng đem vật lạ về nhà. Trên đường, Tôn Bổn Lợi làm cái nồi rơi khiến nó vỡ làm 4, 5 mảnh.
Nào ngờ, bên trong cái nồi lại có vàng rơi ra. Tôn Bổn Lợi "đứng hình" không nói nên lời. "Trời ơi, đây là vàng", anh nói và nhặt vàng lên cho vào túi rồi cùng Triệu Căn Vượng quay lại chỗ hố đang đào dở. Họ lại tìm thấy một cái nồi đồng thứ 2 nhưng bên trong không có vàng, mà chứa nhiều vật thể giống cái thìa.
"Nồi đồng" chứa nhiều vật lạ. (Ảnh: Sohu)
Tin Tôn Bổn Lợi đào trúng vàng lan truyền khắp làng. Một vài người quá khích lao vào cướp số vàng đào được, ngôi nhà trở nên ồn ào không ngớt. Mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát, Tôn Bổn Lợi và Triệu Căn Vượng chạy tới báo cáo với trưởng thôn. Trưởng thôn lại báo cáo lên lãnh đạo huyện.
Ngày hôm sau, các loa phóng thanh trong làng bắt đầu phát đi yêu cầu người dân phải bảo vệ di tích văn hóa. Những người hôm trước đến nhà Tôn Bổn Lợi được kêu gọi trả lại số vàng đã lấy càng sớm càng tốt nhưng không ai đến.
Giới chức huyện cử vài cảnh sát đến từng nhà để thu hồi. Cuối cùng, 392 miếng vàng cùng một số di vật văn hóa được thu hồi. Một số người đã nấu chảy 2 món cổ vật hình cái thìa nên họ không thể giao nộp.
Các chuyên gia khảo cổ từ bảo tàng của tỉnh được cử xuống Phù Câu để điều tra. Sau khi kiểm định kỹ càng, họ phát hiện những nồi đồng và vàng bên trong đều từ thời Chiến quốc. Chúng thực chất là những cái lư hương cổ bằng đồng xanh. Đó đều là bảo vật quý hiếm. Các chuyên gia nhanh chóng khai quật thêm ở khu vực nhà Tôn Bổn Lợi nhưng họ không tìm thêm được gì.
Theo nhận định của chuyên gia, những món cổ vật này là của hoàng thất nước Sở chôn dưới đất, họ không kịp quay lại lấy nên nó mới tồn tại đến ngày nay.
Các chuyên gia cho biết những vật thể hình thìa là bảo vật giá trị lớn. (Ảnh: Sohu)
Số vàng đó được phân thành 2 loại là đồng tiền vàng và vàng thỏi. Trên mặt được khắc niên đại, ý nghĩa lịch sử rất lớn. Bất ngờ hơn cả là giới khảo cổ nói những món cổ vật hình thìa kia mới có giá trị lớn. Chúng là loại tiền đặc biệt của nước Sở. Nguyên liệu để làm nên những đồng tiền này không phải thiếc mà là bạc, loại vật liệu quý hiếm lúc bấy giờ. Hơn nữa, kỹ thuật đúc ra những đồng tiền này là tinh xảo nhất.
Giá của một đồng tiền thời Hán trong lần đấu giá đạt tới mức 10 triệu NDT (tương đương 34 tỷ đồng). Những đồng tiền thời Chiến quốc sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều lần. Theo ước tính của họ, tổng giá trị các món cổ vật mà Tôn Bổn Lợi tìm thấy sẽ không dưới 3 tỷ NDT (hơn 10.000 tỷ đồng).
Pháp: Hạn hán dẫn tới 'điều chưa từng thấy' ở sông Loire Trong bối cảnh Pháp đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, mực nước sông Loire, nổi tiếng với hàng trăm lâu đài bên bờ sông, giảm xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng không nhỏ đến các loài thủy sinh, giao thông đường thủy và hoạt động sản xuất. Hạn hán ở Pháp gia tăng khi sông Loire cạn kiệt. Ảnh: AFP Nước...