Cuộc chiến với “loài hoa thần chết” ở Afghanistan
Tình trạng gia tăng các cơ sở sản xuất thuốc phiện và các chất gây nghiện trái phép, ở Afghanistan đang gây nên nhiều lo ngại một nguy cơ về một “nhà nước thuốc phiện – tội phạm” trong tương lai.
Nhà nhà trồng thuốc phiện
Tại Afghanistan, nhiều trẻ em trở thành một con nghiện từ rất sớm mà nguyên nhân chính là do gia đình của các em gây nên. Số lượng con nghiện ở đất nước này đang tăng theo cấp số nhân, trở thành một hiện tượng đau lòng trong xã hội.
Cây thuốc phiện được trồng rất nhiều ở Afghanistan
Người dân Afghanistan dùng thuốc phiện như một loại thuốc thông thường. Nếu trẻ em khóc, người thân của chúng sẽ đưa cho chúng thuốc phiện, nếu bọn trẻ không ngủ, chúng sẽ được ăn thuốc phiện, một đứa bé sơ sinh bị ho cũng được uống thuốc phiện. Họ coi đó là phương thuốc hữu hiệu nhất bởi các cửa hàng tại những vùng ven Afghanistan không có những viên thuốc đơn giản nhất như aspirin. Các bệnh viện chỉ có ở những thành phố lớn trong khi địa phương thì không có trạm y tế.
Theo thống kê của Cục Chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), cứ 30 người dân Afghanistan thì có 1 người nghiện thuốc phiện. Độ tuổi trung bình trẻ em khi bắt đầu sử dụng thuốc phiện từ 9 tháng đến 1 năm tuổi. Bộ Y tế Afghanistan đã tiến hành một cuộc thử nghiệm đưa 120 người nghiện của một ngôi làng đến một cơ sở cai nghiện. 3 tháng sau cai, 115 người tái nghiện, nguyên nhân tái nghiện vẫn là do yếu tố gia đình.
Không những thế thuốc phiện cũng được coi là phao cứu sinh, là kế sinh nhai của người dân nghèo Afghanistan. Anh Ghulam Shah, 35 tuổi, làm nghề nông, cho biết thuốc phiện đã cứu vớt cuộc đời của anh và giải thoát cho cuộc sống của cả gia đình anh, giúp anh trả hết nợ nần. Mỗi vụ Ghulam thu hoạch khoảng 25kg thuốc phiện thô, trị giá khoảng 9.000 USD, một số tiền khổng lồ đối với người dân sống tại quốc gia mà bình quân thu nhập chưa đến 1 USD/ngày.
Với hơn 30% dân số Afghanistan làm nghề trồng và buôn bán thuốc phiện, doanh thu năm 2013 đạt 2,5 tỉ USD (năm nay có thể gấp đôi), chiếm 60% GDP chính thức của đất nước, hy vọng xóa bỏ nền kinh tế thuốc phiện gặp rất nhiều khó khăn. Trồng thuốc phiện là nghề chính của 28 trong 32 tỉnh của Afghanistan. Giá thuốc phiện ngày một tăng, khiến người nông dân Afghanistan lao vào kinh doanh loại cây trồng này mà không loại cây nào sánh kịp.
Video đang HOT
Nhan nhản chợ bán thuốc phiện
Sẽ không khó để tìm được chợ Shaddle, một trong những khu chợ bán thuốc phiện lớn nhất ở Afghanistan. Với 30 cửa hiệu, chợ Shaddle nằm ở tỉnh Nangarhar, đông Afghanistan và giáp với biên giới Pakistan, thoạt nhìn cũng giống như mọi khu chợ bình thường khác. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một trong những trung tâm buôn bán thuốc phiện lớn nhất của Afghanistan. Nông dân từ các nơi đều đem thuốc phiện tới Shaddle để bán. Hầu hết số hàng hóa được giao dịch tại đây tới từ Nangarhar và Helmand, hai tỉnh sản xuất ra lượng thuốc phiện lớn hàng đầu ở Afghanistan.
Cánh đàn ông Afghanistan hút thuốc phiện
Mỗi ngày, hàng nghìn kilogram thuốc phiện được bán và mua tại chợ Shaddle. Tất cả những thương nhân ở khu chợ này đều đem theo súng để phòng thân. Các khách hàng bước vào cửa hiệu cùng với những gói thuốc phiện được bọc kín và họ thường xuyên ngó quanh vì sợ có các điệp viên của chính phủ.
Từ chợ Shaddle, thuốc phiện sẽ được chuyển qua các ngôi làng ở khu vực biên giới, nơi có những cơ sở pha chế thuốc phiện do các thương nhân buôn bán mặt hàng này lập nên. Từ đây, thuốc phiện thô được chuyển thành heroin và tiếp tục được đưa tới châu Âu.
Ban đầu, chợ Shaddle hoạt động công khai vì chính quyền Taliban cho phép trồng anh túc. Tuy nhiên, sau khi Taliban bị lật đổ năm 2001, khu chợ này đã bị đột kích không ít lần nhưng nó vẫn mở cửa lại hết lần này đến lần khác.
Giới chức Afghanistan đã nhiều lần tấn công chợ Shaddle, bắt giữ và thu một lượng lớn thuốc phiện cùng heroin nhưng vẫn chưa thể đóng cửa Shaddle vĩnh viễn. Riêng tháng 10, năng xuất thuốc phiện ở Afghanistan đạt con số kinh ngạc 6.060 tấn, nhiều hơn cả tổng sản lượng thuốc phiện của những phần còn lại của thế giới.
Khó ngăn chặn
Tinh trạng kinh doanh ma túy, trồng thuốc phiện tràn lan đang dần biến Afghanistan trở thành quốc gia thuốc phiện – tội phạm. Đó là nhận định của ông John Sopko, người đứng đầu nhóm thanh sát đặc biệt về tái thiết Afghanistan, trong một báo cáo gửi Thượng viện Mỹ ngày 15-1.
Chưa bao giờ cây thuốc phiện lại nở rộ như những năm gần đây tại Afghanistan. Các cơ sở sản xuất thuốc phiện và các chất gây nghiện trái phép ở Afghanistan cũng ngày càng gia tăng. Ông John Sopko nhấn mạnh, việc gia tăng tình trạng sản xuất và buôn bán thuốc phiện cũng như các chất gây nghiện tại Afghanistan là do chính phủ chưa có các biện pháp phòng chống thuốc phiện một cách hiệu quả.
Từ năm 2002, Mỹ đã chi hơn 10 tỷ USD nhằm hỗ trợ chính phủ Afghanistan giải quyết tình trạng trồng cây thuốc phiện tràn lan ở nước này cũng như hỗ trợ xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp, khuyến khích người dân thay đổi thói quen canh tác. Tuy nhiên, cho đến nay, các chương trình của chính phủ vẫn chưa thu được kết quả nào. Thậm chí, hoạt động buôn bán và sản xuất thuốc phiện đang có nguy cơ gia tăng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng và tội phạm.
Báo cáo năm 2013 của UNODC cho biết tỷ lệ thu hoạch cây thuốc phiện ở Afghanistan đã gia tăng lên tới 36% so với năm 2012. Với hơn 200.000ha trồng cây anh túc, sản lượng thuốc phiện từ Afghanistan sẽ vượt quá nhu cầu trên toàn thế giới trong thời gian ngắn.
Nhóm thanh sát về tái thiết Afghanistan cũng chỉ ra rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy một số không ít vùng nông thôn công khai trồng thuốc phiện dưới sự cho phép của thế lực ngầm. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hoạt động buôn bán, sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp tại Afghanistan đã mang lại doanh thu từ 100 đến 400 triệu USD cho các nhóm tội phạm và khủng bố tại quốc gia Nam Á này.
Theo ANTD
Nga cho phép Ukraine bay thanh sát hoạt động quân sự của mình
Ngày 17-03, Nga đã cho phép Ukraine sử dụng máy bay trực thăng để thanh sát sự biến động của các căn cứ quân sự và hoạt động di chuyển quân của Nga.
Các thanh tra viên Ukraine sẽ có quyền hạn kiểm tra gần 13.000 kilômét vuông địa bàn các tỉnh Belgorod và Kursk của Nga để tìm kiếm bằng chứng cho "hoạt động quân sự không tuyên bố" mà các phương tiện truyền thông Ukraine và phương Tây tuyên bố rùm beng trong những ngày qua.
Cuộc kiểm tra được thực hiện theo khuôn khổ văn bản Vienna ký năm 2011. Đoàn thanh sát viên của Ukraine đã đến Belgorod và chuẩn bị bắt tay vào trinh sát các hoạt động tập trung và điều chuyển quân của Nga - một báo cáo chính thức của "Trung tâm quốc gia về giảm bớt nguy cơ hạt nhân" cho biết.
Giám đốc trung tâm quốc gia Sergey Ryzhkov nói với các phóng viên: "Trong quá trình kiểm tra, các đại diện Ukraine sẽ được tạo điều kiện để kiểm tra các khu vực trên (bao gồm cả sử dụng phương tiện xe cộ và các chuyến bay trên máy bay trực thăng)".
Máy bay trinh sát SAAB-340 của Thụy Điển
Ông nhấn mạnh, cuộc thanh tra sẽ diễn ra trong hai ngày và chắc chắn là họ sẽ thấy không có bất cứ hoạt động quân sự nào đang được tiến hành để đe dọa Ukraine, mà truyền thông nước này và phương Tây nói đến rất nhiều trong những ngày gần đây".
Đó sẽ là chuyến thanh sát thứ 4 được tiến hành từ đầu tháng 3 đến nay. Ngày 17-03 vừa qua, các thanh sát viên quân sự từ Mỹ và Đức đã thực hiện các chuyến bay trên bầu trời Nga và Belarus để kiểm tra các động thái tập trung và di chuyển của quân đội Nga, sau khi Ukraine cáo buộc Nga tập hợp và điều động quân đội tới sát biên giới với nước này.
Để phục vụ cho cuộc thanh sát, các quan chức quân sự Mỹ và Đức đã huy động máy bay 2 động cơ SAAB-340 của Thụy Điển, được trang bị các máy ảnh chụp trên không và không được mang theo bất cứ loại vũ khí gì.
Chuyến bay đầu tiên được tiến hành từ ngày 3/3-8/3 với sự tham gia của các thanh sát viên Mỹ và Pháp, chuyến thứ 2 được thực hiện vào ngày 12-03.
Theo ANTD
Nhật Bản tưởng niệm 3 năm thảm họa động đất sóng thần Hôm qua 11-3, Nhật Bản đã tổ chức tưởng niệm 3 năm xảy ra thảm họa động đất sóng thần năm 2011 ở vùng đông bắc nước này khiến hơn 18.000 người thiệt mạng hoặc mất tích và gây ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Lễ tưởng niệm được tổ chức tại...