“Cuộc chiến” vỉa hè: Hà Nội liệu có tạo nên “cơn lốc” như TP.HCM?
Hôm nay, Hà Nội sẽ đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Nhiều quận đã hoàn thành bước 1 của kế hoạch giành lại vỉa hè.
Lực lượng công an Hà Nội yêu cầu hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè thu dọn vật dụng vào bên trong.
Ngày 10.3, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.Hà Nội đồng loạt ra quân lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị, giành lại vỉa hè theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội.
Trao đổi với PV, lãnh đạo công an một số quận ở Hà Nội cho biết, đã hoàn thành bước 1 của kế hoạch lập lại trật tự vỉa hè và nhận được sự ủng hộ của người dân.
Ông Hà Mạnh Hùng – Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội, công an quận đã xuống tận nhà dân tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết chấp hành các quy định về trật tự đô thị. “Cơ bản người dân ủng hộ”, ông Hùng nói.
Khi được hỏi, với những trường hợp đã ký cam kết nhưng cố tình vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lực lượng công an có thực hiện các biện pháp quyết liệt giống TP.HCM là cưỡng chế tài sản vi phạm? Ông Hùng cho biết: “Quan điểm thì vẫn phải xử lý. Tuy nhiên, qua kiểm ra, tôi thấy hầu hết các hàng quán cũng không bày ra khỏi vạch cho phép trên vỉa hè”.
Về câu hỏi, công an quận có tăng cường lực lượng khi toàn thành phố sẽ ra quân lập lại trật tự đô thị hay không? ông Hùng cũng cho biết, việc thực hiện lập lại trật tự vỉa hè được công an quận thực hiện từ sau Tết Nguyên đán nên vẫn sẽ tiếp tục làm việc bình thường.
Trước đó, để thực hiện hiệu quả phương châm “giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”, Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội đã yêu cầu các quận nội thành Hà Nội thực hiện lần lượt 3 bước. Cụ thể:
Đầu tiên, các quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân việc chấp hành pháp luật về văn minh đô thị. Trong đó, nêu rõ chủ trương, kế hoạch xử lý của thành phố. Đồng thời yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết tự nguyện trả lại nguyên trạng hè phố lòng đường, chấp hành các quy định về đô thị, vệ sinh môi trường, không chiếm dụng lòng đường, hè phố kinh doanh, để xe trái quy định, kèm theo đó là thông báo hình thức xử lý nếu cố tình vi phạm.
Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội cũng yêu cầu các quận, phường làm việc với cơ quan Nhà nước, đơn vị doanh nghiệp có trụ sở, dự án, công trình đang xây dựng trên địa bàn để thông báo chủ trương, kế hoạch thành phố, yêu cầu các cơ quan tổ chức “làm gương” cho người dân trong việc chấp hành việc giải tỏa hè phố xung quanh nơi làm việc và hạn chế tối đa việc phải cưỡng chế.
Tiếp theo, các quận sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm công an, thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng, phòng quản lý đô thị, phòng tài chính do một lãnh đạo UBND quận làm trường đoàn để điều tra xác định các tuyến phố có vi phạm trật tự nơi công cộng, trật tự đô thị.
Bắt đầu từ 10.3, các quận sẽ đồng loạt ra quận kiểm tra xử lý. Các đoàn liên ngành Ban chỉ đạo 197 các quận sẽ tập trung xử lý vi phạm theo hình thức “cuốn chiếu”, làm từng tuyến phố, từng khu vực, không bỏ sót vi phạm. Kiên quyết cưỡng chế các trường hợp chống đối, lập biên bản vi phạm hành chính thu giữ phương tiện đồ vật vi phạm, tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, mái vẩy vi phạm chiếm dụng hè phố, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị theo đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Cuối cùng, Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội các quận huyện tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, xử lý, duy trì trật tự đô thị theo tuyến phố, khu vực quản lý, kiên quyết không để vi phạm tái diễn.
Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu kiên trì Ngày 4.3, phát biểu Hội nghị quán triệt, triển khai kế hoạch về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị của Ban chỉ đạo 197 thành phố ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương cùng các Sở ngành liên quan phải quyết liệt, làm nghiêm túc không để lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị ở Thủ đô. Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch lập lại trật tự giao thông vỉa hè, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu các địa phương, sở ban ngành thành phố thực hiện theo đúng 3 bước nhưng “không làm ồn ào, phải kiên trì và bài bản”. Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu việc thực hiện phải “có tình có lý” để người dân tự giác. Cuối cùng, sau hai bước trên nếu hộ kinh doanh, người dân vẫn tiếp tục vi phạm cần cưỡng chế và xử lý phạt.
Theo Danviet
Nguyên Bí thư Hội An: "Tôi từng bị dọa đốt nhà vì dẹp vỉa hè"
Ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư Hội An (Quảng Nam) chia sẻ áp lực dẹp vấn nạn chiếm vỉa hè ở Hội An cách đây hơn 20 năm.
Năm 1995, khi nhậm chức Chủ tịch TP Hội An, ông Nguyễn Sự bắt tay ngay vào việc chỉnh trang đô thị, dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè. Ông mô tả thời ấy tất cả phố phường Hội An như cái chợ. Vỉa hè bị lấn chiếm, xe cộ tràn xuống hết lòng đường.
Không chỉ đơn giản ra quần ầm rộ để dẹp vấn nạn lấn chiếm, nguyên Bí thư Hội An chia sẻ phải có sự chuẩn bị bài bản, chiến lược.
Nguyên Bí thư Hội An Nguyễn Sự.
Ông đã làm thế nào?
- Mình phân loại các hành vi lấn chiếm. Với số có mặt tiền chiếm vỉa hè, dứt khoát phải giải tỏa. Chiếm vỉa hè làm hàng quán, để đồ đạc thâu đêm suốt sáng buôn bán chiếm toàn bộ vỉa hè thì số này dứt khoát phải sắp xếp.Ngoài ra có những người nghèo mưu sinh trên vỉa hè. Những người ở nông thôn hay ở kiệt trong hẻm tranh thủ ra vỉa hè buôn bán phải có cách giải quyết căn cơ, hợp tình hợp lý bởi đằng sau còn hoàn cảnh gia đình của họ.Trường hợp này, mình bố trí cho họ một nơi buôn bán ổn định nhưng không chiếm vỉa hè.
Nếu buộc phải ở vỉa hè thì chọn nơi nào có thể sắp xếp được, cho phép buôn bán trong khung giờ quy định.
Vỉa hè Hội An cũng là nơi dừng chân của những gánh hàng rong, như gánh cao lầu, mì Quảng, đậu hũ... Đó đã là những hình ảnh quen thuộc tạo ra hồn cách của đường phố Hội An.
Tôi suy nghĩ nếu để mất những gánh hàng rong vỉa hè thì coi như mất đi một cái gì đó của văn hóa đô thị Hội An.
Do đó cần phải khuyến khích họ giữ gìn, nhưng bài toán đặt ra là phải đảm bảo về mặt trang phục, trang bị, để họ vừa kiếm được tiền vừa tạo ra hồn cách cho đô thị.
Vỉa hè ở TP.Hội An đã được chỉnh trang, sắp xếp trật tự từ 20 năm trước.
Sau khi phân loại và có phương án thì bắt tay vào làm. TP giao cho các phường họp dân quán triệt, phổ biến chủ trương cho dân. Mình yêu cầu các hộ có mặt tiền cam kết không đưa hàng hóa ra vỉa hè; đồng thời giao vỉa hè cho họ quản lý, cam kết không để ai đến kinh doanh lấn chiếm.
Sau 1 tuần, các địa phương sẽ xử lý những trường hợp không tuân thủ quy định đã phổ biến.
Với xe cộ, tôi cho chọn đường Nguyễn Huệ thí điểm trong một tuần. Vỉa hè ở đây được kẻ vạch đỏ ngăn đôi, phía trong được phép đậu xe, bên ngoài giành cho người đi bộ. Thấy hiệu quả mình áp dụng toàn thành phố.
Cứ thế việc sắp xếp vỉa hè ở Hội An diễn ra ròng rã suốt 1 năm trời.
"Tôi bị chửi nhiều lắm..."
Hẳn ông đã nhận được những phản ứng khi triển khai siết kỷ luật vỉa hè như vậy?
- Ngày đó tôi bị chửi nhiều lắm. Có người nói ông này vẽ ra trò lố bịch. Thậm chí có người còn dọa đến đốt nhà. Vợ tôi đi ra đường, đi chợ cũng bị chỉ trỏ.
Hội An này nhỏ nên hầu như ai cũng biết mặt. Vợ tôi lại là giáo viên, những ngày đầu vợ tôi bị sốc ghê lắm.
Tôi động viên, bảo: Mình làm gì cũng vì dân hết, cho thành phố tốt hơn, phải đủ bản lĩnh nghe người ta chửi và vượt qua. Sau đó vợ yên tâm và luôn ủng hộ, mỗi ngày đều chờ tôi về mới ăn. Chính những người chửi nhiều nhất lúc đó sau này lại rất quý mến tôi.
Có gì có thể tham khảo từ câu chuyện của Hội An hơn 20 năm trước cho Hà Nội và TP.HCM khi cũng đang bắt tay quyết liệt giành lại vỉa hè, theo ông?
- Với mình thì chỉ dùng từ sắp xếp lại vỉa hè chứ không có giành giật gì. Lấn chiếm vỉa hè hiện như một vấn nạn, nhất là ở các đô thị lớn.
Chiến dịch dẹp vỉa hè của cả nước đã ra quân rất nhiều, nhưng trước giờ cứ ra quân làm độ 10 ngày nửa tháng như phong trào.
Sau đó lại đâu vào đấy, tình trạng trở nên nhờn thuốc.
TP.HCM và Hà Nội đang làm quyết liệt nhưng người ta vẫn bán tin bán nghi, bởi vì thực tế nhiều nơi đã từng ra quân làm như vậy nên có người còn không tin.
Từ kinh nghiệm của Hội An, giải quyết vấn đề vỉa hè phải làm kiên trì, thường xuyên và có phân loại, quán triệt dân như tôi chia sẻ.
Chỉ cần chểnh mảng, không theo dõi là đâu lại vào đấy. Thời đó mỗi ngày trước giờ vào làm việc, sau giờ nghỉ trưa và buổi chiều tôi đều chạy một vòng quanh các khu phố xem tình hình.
Thậm chí mùng 1 Tết tôi đi phát hiện đống rác ngổn ngang ở vỉa hè, kêu lãnh đạo phường đến xử lý, nếu không được thì phải tự hốt đi.
Hội An làm suốt cả năm trời. Mình có thể điều chỉnh phương pháp nhưng mục tiêu phải đạt cho được.
Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ 180 quán bia vỉa hè Hà Nội thì có đến hơn 150 quán có công an đứng sau. Thời Hội An sắp xếp vỉa hè, ông có bắt gặp nạn bảo kê, chống lưng, nếu có thì xử lý thế nào?
- Vỉa hè không chỉ là nơi mưu sinh mà còn là chỗ để kiếm chác, bảo kê tay trong tay ngoài. Điều này không lạ.
Ở Hội An lúc ấy không có bảo kê, vì anh em biết có bảo kê cũng không được.
Trường hợp nào cậy thế người thân cán bộ mà ương bướng tôi yêu cầu làm thật nghiêm, có thế mới tạo niềm tin cho nhân dân.
Theo P.V (Vietnamnet)
Chủ tiệm massage phản ứng dữ dội khi bị Phó chủ tịch quận 1 xử phạt Chủ tiệm massage trên đường Hàm Nghi tranh luận với Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải việc chính quyền không nhắc nhở sai phạm nên không đồng ý để đoàn kiểm tra tháo dỡ bảng hiệu. Chủ tiệm massage Quỳnh Như cho rằng quận muốn tháo dỡ phải thông báo trước chứ không thể đột ngột xuống kiểm tra rồi tháo dỡ bảng...