Cuộc chiến vì tiếng cười của triệu gia đình
Gần nửa tháng nay, thông tin về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) tràn ngập trên báo và mạng xã hội. Giữa “rừng” thông tin đó, không ít câu chuyện thấm đẫm tình người ở những quốc gia đang có dịch.
Từ “điểm nóng” Vũ Hán (Trung Quốc), BS Tào Hiểu Anh viết cho con trai lá thư đầy xúc động: “Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100%. Con trai, con đã bao giờ nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống”.
Tào Hiểu Anh từng là giám đốc Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm. Dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn quyết định quay lại bệnh viện, cùng đồng nghiệp vào khu vực cách ly chiến đấu với dịch. Quyết định đó không được con trai bà đồng ý. Anh nói với mẹ: “Tình hình rất nghiêm trọng. Sao mẹ đã nghỉ hưu mà vẫn vào khu vực cách ly?”.
BS.Tào Hiểu Anh viết: “Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình. Đây là điều mà những bác sĩ như mẹ nên làm… Con trai, xin hãy yên tâm rằng cả mẹ và đồng nghiệp đều tự tin và có khả năng chiến thắng trong cuộc chiến này mà không cần thuốc súng”.
Nhiều người không khỏi xúc động khi đọc lá thư của BS. Tào Hiểu Anh.
Bác sĩ Tào Hiểu Anh làm việc trong khu vực cách ly, người đã viết lá thư xúc động cho con trai (Nguồn ảnh: Weibo. cn)
Sự xúc động dâng lên thành niềm cảm phục khi báo chí đăng hình ảnh khuôn mặt hằn vết khẩu trang do phải đeo liên tục suốt chuỗi ngày cứu chữa bệnh nhân trong khu vực cách ly của Liu Li, nữ y tá trưởng Khoa gan mật, Bệnh viện Tây Nam; hay hình ảnh đôi bàn tay biến dạng vì tiếp xúc với hóa chất của các nhân viên y tế.
Những câu chuyện thấm đẫm tình người cứ ngày một nhiều thêm ở những quốc gia đang có dịch.
Hôm 29 Tết, tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương (Hà Nội), những “chiến sĩ áo trắng” đang tất bật chuẩn bị cho một chiến dịch không tiếng súng. Trong số họ, có cả những chuyên gia đã nghỉ hưu, vẫn trở lại bệnh viện sát cánh cùng đồng nghiệp.
Rồi mới đây, dù đang gồng mình ngăn chặn sự lây lan của dịch, Việt Nam đã quyết định viện trợ bằng vật dụng y tế trị giá khoảng 0,5 triệu USD cho Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, Chính phủ nước này xếp dịch nCoV là bệnh truyền nhiễm, khẳng định người nhiễm bệnh trên lãnh thổ Nhật Bản, không phân biệt quốc tịch, đều được hỗ trợ 100% chi phí điều trị.
Nhiều tập đoàn trên thế giới lên kế hoạch tiếp sức Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc kêu gọi kinh phí cho giới khoa học nghiên cứu vaccine trị virus…
Video đang HOT
Các hãng hàng không trở thành lực lượng chính vận chuyển vật tư, trang thiết bị phòng dịch tới Trung Quốc. Hàng không còn phối hợp với Chính phủ nhiều nước giải cứu hàng nghìn người mạnh khỏe ra khỏi vùng dịch, đưa họ trở về cuộc sống bình thường.
Nữ y tá Lưu Li với khuôn mặt hằn vết khẩu trang sau nhiều ngày làm việc trong khu vực cách ly (Nguồn ảnh: China.org.cn)
Tại Việt Nam, Vietjet đã hỗ trợ đưa về nước miễn phí những du khách người Việt bị kẹt lại sau khi chuyến bay của đoàn khách này bị hủy. Các hãng hàng không Việt Nam khác cũng đang sẵn sàng đưa máy bay sang đón công dân về nước. Cộng đồng có thể yên tâm bởi ngành hàng không có các chuẩn mực quốc tế trong phòng chống dịch, có sự tham gia của cơ quan cảng hàng không, y tế, hải quan, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà chức trách để đảm bảo an toàn cho phương tiện và sức khoẻ hành khách.
Cả thế giới chung sức ngăn chặn sự lây lan của dịch nCoV bởi ai cũng hiểu với một dịch lây lan xuyên biên giới như nCoV, sự phối hợp giữa ngành y tế các nước, sự chỉ đạo của Chính phủ các quốc gia, sự hỗ trợ từ các tập đoàn, doanh nghiệp và sự hợp tác của người dân đóng vai trò quan trọng vào sự thành công phòng chống dịch.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các bác sĩ không vào bệnh viện, các chuyến bay cứu trợ không bay đến vùng dịch?
Nhớ lại tháng 2/2003, Việt Nam đối mặt với dịch SARS khiến nhiều người khiếp sợ. Nhưng chỉ 45 ngày sau khi có ca nhiễm, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới khống chế được dịch SARS. Thành công đó có sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Tổ chức Y tế thế giới và bạn bè quốc tế.
Cuộc chống dịch nCoV cũng giống chuyện chống SARS, sẽ cần đến sự chung sức của rất nhiều người và tiềm ẩn những bất trắc nhưng ai cũng tin, giai đoạn khó rồi sẽ qua, nụ cười sẽ nở trên môi mỗi người.
Xuân Thạch
Theo vietnamnet
Nguồn cơn khiến "cơn bão" virus corona càn quét Trung Quốc
Động vật hoang dã tại các khu chợ được cho là nguồn cơn dẫn tới dịch viêm phổi đang hoành hành tại Trung Quốc và lan rộng ra toàn thế giới.
Trước khi bị đóng cửa, các loài động vật hoang dã, từ rắn cho tới cầy hương, đều được bày bán tại chợ hải sản Huanan ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc. Đây được xem là nơi khởi phát của virus corona mới gây bệnh viêm phổi, khiến 106 người thiệt mạng và gần 4.000 ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc.
Chợ hải sản Huanan tại Trung Quốc. (Ảnh: EPA)
Nhiều trường hợp tử vong hoặc bị phát hiện nhiễm virus corona từng làm việc hoặc sống gần chợ Huanan. Các chuyên gia tin rằng virus corona đã bắt nguồn từ chính những loài động vật hoang dã được bày bán tại khu chợ này.
Chợ Huanan đã đóng cửa từ cuối tháng 12 khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Hiện các nhân viên an ninh đang giám sát chặt chẽ khu chợ này.
Theo người dân địa phương, cua, tôm, cá vược là những mặt hàng chính được bán ở chợ Huanan. Tuy nhiên, ở một số góc của khu chợ rộng 50.000 mét vuông này, động vật hoang dã cũng được bày bán.
Ai, một phụ nữ 59 tuổi sống gần chợ Huanan, cho biết bà đã nhìn thấy một số quầy hàng bán động vật sống trong chợ.
"Họ bán các loại rùa, rắn, chuột, nhím và gà lôi", bà Ai cho biết.
Một chủ quầy hàng bán rau gần chợ hải sản Huanan cũng cho biết ông từng thấy khu chợ này bán động vật sống.
"Một số quầy hàng bán nhiều loài động vật sống hơn và một số bán ít hơn, nhưng họ bán ở đây từ lâu rồi", chủ quầy hàng rau chia sẻ thêm.
Khu vực bán động vật sống trong chợ Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Một thông báo từ Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Vũ Hán hồi tháng 9 cho thấy động vật sống vẫn được bày bán tại chợ Huanan. Theo thông báo, các nhà chức trách đã tiến hành thanh tra 8 quầy bán động vật sống và kiểm tra giấy phép kinh doanh cũng như tài liệu cho phép kinh doanh động vật hoang dã của các quầy hàng này.
"Kinh doanh động vật hoang dã trái phép đều bị cấm nghiêm ngặt", thông báo nêu rõ.
Việc nuôi và sinh sản động vật hoang dã vì mục đích thương mại được cho phép tại Trung Quốc. Tuy nhiên các công ty phải có giấy phép của chính quyền cấp tỉnh.
Giới chức y tế tại Vũ Hán thông báo sẽ tăng cường kiểm soát các chợ hải sản và nông nghiệp, đồng thời cấm buôn bán gia cầm cũng như động vật hoang dã khi dịch bệnh bùng phát.
Lệnh cấm được in lên các biểu ngữ treo từ cổng chợ, dọc theo các con đường tới chợ nông sản Bashazhou ở Vũ Hán, bên ngoài vành đai ba. Nhiều thành phố như Quảng Châu, Thâm Quyến và Bắc Kinh đều ra lệnh cấm buôn bán gia cầm và động vật sống tại khu vực dân cư sau các đợt bùng phát dịch bệnh trong những năm gần đây.
Buôn bán bất chấp lệnh cấm
Bất chấp lệnh cấm, một số người vẫn bán "chui" các loại gia cầm và động vật sống tại các khu chợ. Một người bán hàng ở Yuexiu, Quảng Châu - thành phố ẩm thực nổi tiếng cho biết anh ta vẫn đang bán gà sống.
"Chờ một chút. Tôi sẽ đi lấy gà từ cửa sau", người bán hàng cho biết.
Tại một khu chợ ở Conghua, Quảng Châu, hoạt động buôn bán động vật sống vẫn diễn ra náo nhiệt. Gà sống ở đây được bán với giá 17 Nhân dân tệ (2,46 USD)/nửa cân tại một số quầy hàng. Trong khi đó, hàng chục người khác vẫn đứng mặc cả để mua hàng. Cơn bão virus corona ở Vũ Hán dường như không tác động đến họ.
Một danh sách xuất hiện trên mạng cho thấy giá của các loài động vật hoang dã được bán trong một khu chợ. (Ảnh: Weibo)
Sau chuyến đi tới Vũ Hán, Zhong Nanshan, giám đốc Phòng Thí nghiệm Bệnh dịch Hô hấp Trọng điểm Trung Quốc và là chuyên gia về virus SARS, cho biết nguồn gốc của virus corona mới có thể xuất phát từ động vật hoang dã, như chuột tre hay con lửng.
"Bệnh dịch tập trung ở hai quận chính tại Vũ Hán, nơi có các chợ hải sản lớn. Mặc dù được gọi là chợ hải sản, nhiều người bán hàng vẫn bán động vật hoang dã. Theo phân tích sơ bộ ban đầu, virus có thể đã lây lan từ động vật hoang dã (trong chợ) sang con người", chuyên gia Zhong nói với CCTV.
Shi Zhengli, nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, cho rằng vấn đề thực sự nằm ở hành vi của con người, chứ không phải ở động vật.
"Cách đơn giản nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm là tránh xa động vật hoang dã, nói không với động vật hoang dã, tránh xa môi trường sống của chúng, và không để cho vật nuôi cũng như trang trại sống chung với động vật hoang dã", chuyên gia Shi cho biết thêm.
Theo nhà kinh tế học chính trị Hu Xingdou, niềm yêu thích ăn thịt động vật hoang dã của người Trung Quốc có gốc rễ sâu xa cả về văn hóa, kinh tế và chính trị.
"Mặc dù việc ăn uống đầy đủ không phải là vấn đề với nhiều người Trung Quốc hiện nay, nhưng ăn các loại thực phẩm hoặc các loại thịt mới lạ, các bộ phận của những loài động vật hay thực vật quý hiếm trở thành thước đo cho sự sang trọng của một số người", chuyên gia Hu nhận định.
Nhiều năm sau đại dịch SARS vào năm 2003, lượng tiêu thụ động vật hoang dã của những thực khách Trung Quốc ưa mạo hiểm đã giảm đáng kể. Cầy hương được cho là con vật truyền virus SARS khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Theo kết quả khảo sát do tổ chức WildAid và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã Trung Quốc công bố năm 2006, khoảng 70% trong số 24.000 người được khảo sát cho biết 16 thành phố tại đại lục đã từ bỏ thói quen ăn thịt động vật hoang dã, tăng so với tỷ lệ 51% trong cuộc khảo sát hồi năm 1999. Mặc dù con số chung đã giảm, song khảo sát cho thấy 30% số người tham gia khảo sát vẫn ăn thịt động vật hoang dã.
Thành Đạt/DT
Theo
Hàn Quốc phát hiện 4 ca nhiễm virus corona, người dân đổ xô đi mua khẩu trang và nước rửa tay khiến doanh số bán ra tăng đến 7000% Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi Vũ Hán, người dân Hàn Quốc đã đổ xô đi tìm mua khẩu trang và nước rửa tay để bảo vệ sức khỏe. Những ngầy gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra bởi virus corona chắc hẳn là từ khóa hot nhất đối với mọi người trên khắp thế giới. Ở Hàn...