Cuộc chiến về lệnh cấm nhập cư của Trump sẽ dẫn tới điều gì?
Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của tân Tổng thống Donald Trump để khôi phục lệnh cấm dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào nước này. Bất mãn, ông Trump đã lên tiếng công kích vị thẩm phán chặn lệnh cấm nhập cảnh của ông. Cuộc chiến về lệnh cấm nhập cư của Trump sẽ tiếp diễn ra sao?
Tổng thống Donald Trump liệu có chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý để khôi phục lệnh cấm dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ?
Thẩm phán liên bang ở Seattle James Robart ngày 3.2 đã tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm nhập cư của ông Trump trên phạm vi toàn quốc và mở lại biên giới quốc gia cho các du khách bị cấm trong tháng này.
Thẩm phán Robart cho rằng, lệnh cấm công dân từ 7 nước Syria, Iran, Iraq, Yemen, Somalia, Sudan và Libya ông Trump công bố ngày 27.1 “có thể gây ra những thiệt hại tức thì, không thể khắc phục” và có thể vi hiến.
Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson, người đệ đơn kiện tuyên bố lệnh cấm nhập cư mà Tổng thống Trump áp đặt với công dân 7 quốc gia Hồi giáo là phi pháp và vi hiến đã nói rằng, phán quyết của Thẩm phán Robart có hiệu lực ngay lập tức trên phạm vi quốc gia.
Video đang HOT
Ủng hộ phán quyết của Thẩm phán Robart, Tòa Kháng Án Khu Vực 9 ở San Fransisco ngày 5.2 tiếp tục tuyên bố không chấp thuận đề nghị của chính quyền Trump để ngay lập tức đảo ngược quyết định của thẩm phán Robart.
Theo đó, lệnh cấm nhập cư của ông Trump sẽ vẫn bị đình chỉ cho tới khi Bộ Tư pháp bổ sung thông tin và phiên điều trần về vụ việc được tiến hành. Chính quyền của tân Tổng thống Donald Trump đang tiếp tục đấu tranh để khôi phục lại lệnh cấm công dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ bất chấp tranh cãi gay gắt trong nước.
Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ nỗ lực khôi phục lệnh cấm bằng cách tuyên bố rằng ông Trump có thẩm quyền để áp đặt nó trước tiên. Trong khi các luật sư liên bang sẽ đấu tranh để giữ phán quyết của Thẩm phán Robart. Cuối cùng, cuộc chiến về lệnh cấm nhập cư của Trump có thể sẽ diễn ra tại Tòa án Tối cao Liên bang.
Khi cuộc chiến này được dự đoán sẽ còn căng thẳng, chưa biết khi nào mới có hồi kết và có thể dẫn tới hậu quả khiến nước Mỹ chia rẽ thì du khách Syria, Iran, Iraq, Yemen, Somalia, Sudan và Libya vẫn được quyền tiếp tục vào Mỹ.
Theo Danviet
Chân dung thẩm phán dừng lệnh cấm nhập cảnh của Trump
Thẩm phán James Robart được miêu tả là người công bằng và đã giúp đỡ nhiều người tị nạn và trẻ em gặp khó khăn.
Thẩm phán James Robart. Ảnh: managingip
Thẩm phán James Robart đã trở thành tâm điểm chú ý khi ra phán quyết ngừng sắc lệnh cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày mà Tổng thống Trump đưa ra.
Ông Robart sinh năm 1947 tại Seattle. Sau khi tốt nghiệp đại học Whitman ở Walla Walla, Washington và Trung tâm Luật Đại học Georgetown, ông Robart đã làm việc 30 năm tại hãng luật tư trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang bởi ông George W. Bush năm 2004, theo Reuters.
"Ông ấy tương đối phi chính trị", ông Douglas Adkins, một nhà đầu tư và là bạn từ thời thơ ấu của ông Robart, nói. "Ông ấy không phải là người bảo thủ hay tự do. Ông ấy quan tâm đến pháp luật và sự công bằng".
Thẩm phán Robart từng được chú ý vào tháng 8/2016 khi nói rằng "cuộc sống của người da màu quan trọng" - nhắc đến khẩu hiệu phổ biến của những người biểu tình trong vụ kiện liên quan đến việc chính phủ liên bang yêu cầu sở cảnh sát Seattle giải quyết các cáo buộc về thiên vị và dùng vũ lực quá mức.
Adkins nói rằng Robart và vợ không có con nhưng đã làm bố mẹ nuôi của một số trẻ em nhập cư trong những năm qua, chủ yếu từ Đông Nam Á. Robart không đưa ra bình luận về vấn đề này.
Ông từng hoạt động trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em có nguy cơ gặp nguy hiểm và giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn. "Các hoạt động hỗ trợ trẻ em có thể đã khiến ông thấu hiểu những người chịu tác động từ phán quyết, nhưng sẽ không định hình cách diễn giải của ông về pháp trị", luật sư Paul Lawrence nói.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Orrin Hatch cho biết ông Robart từng hỗ trợ và đại diện pháp lý cho người tị nạn với giá rẻ hoặc làm không công. "Ông ấy đã tích cực đại diện cho những người khó khăn thông qua công việc với hãng luật Evergreen và làm đại diện độc lập cho người tị nạn Đông Nam Á", Hatch nói.
Sau khi ông Robart cho ngừng sắc lệnh của ông Trump, ông đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ tổng thống. Ông Trump gọi quyết định của ông là "lố bịch" và khiến "nhiều kẻ xấu sung sướng".
Adkins cho rằng thẩm phán Robart có thể bình tĩnh và dễ dàng đương đầu với những lời công kích của ông Trump. "Ông ấy cho rằng những lời chỉ trích cũng rất quan trọng", ông Adkins nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Bộ Tư pháp Mỹ khiếu nại để bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh của Trump Bộ Tư pháp Mỹ muốn đảo ngược quyết định của thẩm phán liên bang, nhằm khôi phục sắc lệnh cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ mà ông Trump đưa ra. Những người ủng hộ sắc lệnh của Trump tụ tập tại sân bay ở California. Ảnh: Reuters Bộ Tư Pháp Mỹ hôm nay chính thức khiếu nại...