‘Cuộc chiến về ăn thịt chó’ lại nóng lên ở Hàn Quốc
Tranh cãi về truyền thống ăn thịt chó lại được hâm nóng tại Hàn Quốc sau lời kêu gọi của đệ nhất phu nhân nước này Kim Keon Hee, người được biết đến với những nỗ lực giải cứu động vật.
Là một người yêu động vật, đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee từng tham gia giải cứu hoặc hỗ trợ tìm người nhận nuôi hơn 100 con vật bị bỏ rơi. Bà và chồng – Tổng thống Yoon Suk Yeol đang sống cùng 4 con chó và 3 con mèo – 5 trong số này là những con được giải cứu.
“Tôi tin rằng văn hóa phổ quát không ăn thịt chó cần được xây dựng ở Hàn Quốc như ở các quốc gia phát triển khác. Nếu không, việc này có thể dẫn đến cảm xúc chống Hàn”, bà Kim nói trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với tư cách đệ nhất phu nhân, đăng trên báo Seoul Shinmun ngày 13.6.
Bà cảnh báo về việc những con chó để giết thịt được nuôi trong điều kiện mất vệ sinh và kêu gọi chính phủ giúp những người buôn bán chó chuyển đổi công việc để xóa sổ ngành này.
Vấn đề nhạy cảm
Ăn hay không ăn thịt chó là chủ đề gây tranh cãi ở Hàn Quốc, nơi các nhà lập pháp đã nhiều lần thất bại trong việc thông qua luật cấm “thói quen lạc hậu”. Không có số liệu chính thức nhưng một báo cáo của các nhóm bảo vệ động vật năm 2017 ước tính rằng có tới 1 triệu con chó bị giết thịt mỗi năm tại Hàn Quốc.
Những người yêu thích món bosintang (nghĩa đen là “canh bồi bổ sức khỏe”), loại canh nóng cay có thành phần chính là thịt chó, tin vào lợi ích dinh dưỡng của loại thịt này. Thói quen ăn bosintang vào những ngày nóng nhất của mùa hè để “giải nhiệt” đã tồn tại trong nhiều thế kỷ.
Nhiều người dân Hàn Quốc cũng đã lên tiếng phản đối việc ăn thịt chó. Ảnh REUTERS
Việc ăn bosintang không còn phổ biến trong những năm gần đây do nhận thức về quyền động vật gia tăng và số người nuôi thú cưng cũng nhiều hơn. Khoảng 15 triệu người ở Hàn Quốc sở hữu thú cưng, xu hướng được thúc đẩy bởi số lượng người độc thân ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm, theo báo Straits Times.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Moon Jae-in và cựu ứng viên tổng thống Lee Jae-myung là những chính trị gia cao cấp nhất từng đặt vấn đề cấm tiêu thụ thịt chó, nhưng công chúng không đồng thuận về việc thông qua một lệnh cấm như vậy.
Luật còn lỏng lẻo ?
Cũng trong cuộc phỏng vấn, đệ nhất phu nhân Kim cho rằng luật chống ngược đãi động vật của Hàn Quốc là “yếu nhất” trong các nước phát triển. Luật tại Hàn Quốc cấm “giết hại dã man” chó và loài vật cũng không được xếp vào nhóm vật nuôi dùng để giết thịt, nhưng không có quy định rõ ràng nào cấm ăn thịt chó.
Các nhóm bảo vệ quyền động vật ước tính Hàn Quốc có khoảng 2.000 – 3.000 trang trại nuôi chó để giết thịt. Việc thịt chó được đưa đến bàn ăn như thế nào cũng thường là bí mật, dù các nhà hoạt động cho rằng chúng bị giết mổ bất hợp pháp.
Luật cũng quy định người ngược đãi động vật sẽ bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc bị phạt tiền 30 triệu won (hơn 500 triệu đồng). Quy định này tương đối mạnh so với các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng mức phạt tối đa chưa bao giờ được áp dụng, theo báo The Korea Times.
Những năm qua, nhiều lò giết mổ và chợ thịt chó lớn nhất Hàn Quốc đã đóng cửa do nhu cầu giảm, chỉ còn chợ Chilseong ở TP.Daegu. Thịt chó vẫn được bán ở các chợ truyền thống trên cả nước, dù số lượng cũng đã giảm dần. Dữ liệu từ Liên đoàn Công nghiệp thực phẩm và đồ uống Hàn Quốc cho thấy có 243 nhà hàng bosintang ở Seoul vào tháng 1.2021 – giảm so với con số 528 vào năm 2005.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đầu năm nay đã mở cuộc điều tra về cách thức chó bị giết mổ và phân phối. Bộ trưởng Jeong Hwang-geun cho rằng Hàn Quốc nên “tiến tới cấm tiêu thụ thịt chó”, nhưng cũng lưu ý “xung đột lâu dài trong xã hội” về vấn đề này.
Một nhóm chuyên trách nghiên cứu việc tiêu thụ thịt chó tại Hàn Quốc đã được gia hạn hoạt động thêm hai tháng từ đầu tháng 5, để tiếp tục thảo luận về chủ đề nhạy cảm, theo báo The Korea Herald.
Dư luận xã hội
Một khảo sát của hãng thăm dò R&Search tại Hàn Quốc năm 2021 cho thấy chỉ có 36,3% số người được hỏi ủng hộ việc cấm tiêu thụ thịt chó, trong khi 27,5% không đồng ý và 36,1% nói “không biết”. Theo một khảo sát khác của hãng Realmeter năm ngoái, 70% người được hỏi cho rằng việc ăn thịt chó hay không nên để cá nhân quyết định.
Trung Quốc lo Hàn Quốc 'cứng rắn'
Ngày càng nhiều chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh đang lo lắng về lập trường của chính quyền mới ở Hàn Quốc.
Một Hàn Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ lên liên minh toàn diện là điều mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy.
Bức ảnh công bố ngày 25-5 cho thấy cảnh tên lửa đất đối đất rời bệ phóng trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc tại một địa điểm bí mật - Ảnh: RẺUTERS
Sự xuất hiện của Phó chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại lễ nhậm chức của tân Tổng thống Yoon Suk Yeol vào hôm 10-5 là một trong những chỉ dấu cho thấy sự kỳ vọng của chính quyền Trung Quốc với chính quyền mới tại Hàn Quốc và những tính toán đằng sau với Mỹ.
Nỗ lực chìa cành ô liu
Không có gì ngạc nhiên khi ông Vương, người được xem như cánh tay phải của ông Tập Cận Bình, sang Hàn Quốc với tư cách là "đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình" và đó cũng là điều khiến chuyến đi trở nên đặc biệt. Dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hay ông Dương Khiết Trì thường xuyên công du nước ngoài trong 2 năm qua, cả hai chưa bao giờ được gọi là "đặc phái viên" của ông Tập Cận Bình.
Bắc Kinh có lý do để "ưu ái" sự quan tâm cho Seoul, phần lớn xuất phát từ bối cảnh quốc tế hiện tại và quan điểm của Tổng thống Yoon về quan hệ Trung - Hàn và Mỹ - Hàn. Ngay từ lúc tranh cử, ông Yoon đã tuyên bố sẽ thay đổi các chính sách theo hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Ông chỉ trích chính quyền tiền nhiệm đã quá mềm dẻo với Bắc Kinh và công khai tuyên bố sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với đồng minh Washington. Nếu Hàn Quốc từ bỏ chính sách cân bằng, nghiêng hẳn về Mỹ sẽ khiến cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á thay đổi hoàn toàn và Trung Quốc là người hiểu rõ nhất tác động của điều này.
Các nguồn thạo tin của tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) tiết lộ phó chủ tịch Trung Quốc đã mang theo một lá thư của ông Tập Cận Bình gửi riêng cho tân tổng thống Hàn Quốc. Không ai rõ nội dung bên trong bức thư là gì nhưng có thể đoán nó bao gồm những lời chúc và cả kỳ vọng của Bắc Kinh đối với tân chính quyền Hàn Quốc. Không loại trừ những quan ngại an ninh của Bắc Kinh, gồm cả việc Seoul cho Washington triển khai thêm khí tài, cũng được đề cập.
Thực tế cho thấy Trung Quốc đã cố gắng tiếp cận ông Yoon từ rất sớm. Vào ngày 25-3, ông Yoon nhận được cuộc gọi chúc mừng từ ông Tập, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi điện cho một tổng thống đắc cử của Hàn Quốc. Trong cuộc gọi đó, ông Tập đã nhắc đến cột mốc kỷ niệm 30 năm bình thường hóa ngoại giao, đề nghị thông tin liên lạc kịp thời để "duy trì tính liên tục và ổn định" trong quan hệ song phương.
Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Xing Haiming có lẽ là người bận rộn nhất trong thời gian này. Sau nhiều tuần gặp các thành viên nhóm chuyển giao quyền lực của ông Yoon và gửi đi thông điệp của Trung Quốc, ông Xing lại tất bật với các sự kiện công khai tại Hàn Quốc. Trong đó, ông kêu gọi hai bên tìm cách không để việc Mỹ triển khai vũ khí trở thành nguồn cơn khiến quan hệ trượt dốc.
Hàn Quốc sẽ bỏ "3 không"?
Vào năm 2016, khi Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) - loại khí tài có tầm hoạt động bao trùm một phần lãnh thổ của Trung Quốc, Bắc Kinh đã phản ứng bằng các lệnh trừng phạt kinh tế. Dù thiệt hại hàng tỉ USD nhưng Seoul vẫn quyết định giữ THAAD, còn hình ảnh của Bắc Kinh thì dần trở nên xấu đi trong mắt của người Hàn Quốc. Theo tạp chí The Diplomat, đây chính là nguyên nhân sâu xa lý giải vì sao Tổng thống Yoon muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Trong suốt thời gian cầm quyền của ông Moon Jae In, Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách "3 không" gồm: không có thêm khẩu đội THAAD nào được triển khai, không triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ba bên Mỹ - Nhật - Hàn và không lập liên minh tay ba Mỹ - Nhật - Hàn.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Scott Snyder thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) - một tổ chức nghiên cứu có từ năm 1921 tại Mỹ, chính quyền ông Yoon rất có khả năng sẽ phá vỡ 1 trong 3 trụ cột của chính sách "3 không". Trong thời gian tranh cử, ông Yoon đã nhiều lần nói về việc cho Mỹ triển khai thêm các khẩu đội THAAD.
Có một thông điệp mà cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều nhắc đến nhiều trong thời gian qua là "tôn trọng lẫn nhau". Tuy nhiên, cách mà hai nước định nghĩa như thế nào là "tôn trọng lẫn nhau" lại có phần khác biệt. Bắc Kinh lập luận họ tôn trọng các lựa chọn hợp tác của Seoul song những cái bắt tay đó không nên nhắm vào Trung Quốc và xâm phạm lợi ích quốc gia của họ. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc tôn trọng sáng kiến "Vành đai con đường" của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh phải tôn trọng các cơ chế hợp tác, liên minh của Seoul với nước khác.
70.000 doanh nghiệp Hàn ở Trung Quốc
Trong cuộc gặp với các doanh nghiệp Hàn Quốc hồi cuối tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Xing Haiming đã cố gắng thuyết phục các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc yên tâm làm ăn tại Trung Quốc.
Theo ông Xing, có khoảng 70.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới và Bắc Kinh luôn có những chính sách ưu đãi cho cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc. Với việc COVID-19 đang dần được kiểm soát, ông Xing thúc giục các doanh nghiệp Hàn Quốc kiên nhẫn và tin rằng những công ty này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có đang làm quá lên với việc phản đối Hàn Quốc gia nhập Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng, đại sứ Xing lập luận ý định của Mỹ với IPEF không phải là tự do thương mại bởi nước này đã loại bỏ Trung Quốc khỏi sáng kiến.
Hàn Quốc sẽ tăng cường vai trò ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Giới quan sát cho rằng tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ thúc đẩy hợp tác với các đối tác, trong đó có Việt Nam, để gia tăng vai trò của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên thệ nhậm chức ngày 10-5-2022 - Ảnh: Reuters Giáo sư...