Cuộc chiến trong phòng bệnh của đôi vợ chồng “kiểu mẫu”
Giao tiếp tốt là bước đầu tiên của sự thăng hoa trong tình cảm vợ chồng. Lời nói gay gắt hay im lặng chẳng còn gì để trao đổi có thể khiến mối quan hệ sụt giảm nghiêm trọng.
Nữ diễn viên Trung Quốc Mã Y Lợi từng nói quan điểm riêng về hôn nhân. Cô cho rằng, mối quan hệ này cần có sự trôi chảy. Tức là hai bên phải có chuyện để nói khi bên nhau. Điểm chết trong hôn nhân là bạo lực bằng lời nói. Dù là bạo lực nóng hay bạo lực lạnh cũng đều tai hại cả.
01
Cách đây vài ngày, chị Thu – hàng xóm của tôi – bị ngã và nhập viện. Bình thường hai bên cũng có qua lại thân thiết nên tôi quyết định đến bệnh viện thăm chị.
Khi vào phòng, nhìn chị rất phờ phạc và có vẻ khá đau. Dù gặp hàng xóm, cố vui vẻ nhưng mặt chị vẫn méo xệch. Tôi vừa mới hỏi nguyên nhân bị ngã, chị chưa kịp trả lời thì anh Thắng, chồng chị, đã gắt gỏng: “Đi mắt có nhìn đường đâu mà chẳng ngã. Mắt chắc để trang trí thôi, có làm gì nên hồn đâu”.
Chị Thu ngồi trên giường cáu kỉnh, trừng mắt nhìn chồng. Tôi ngại ngùng, giảng hòa: “Đúng là đen đủi quá. Thôi coi như không gãy chân cũng là may rồi, chị cố gắng nhé”.
Anh Thắng vẫn tiếp tục: “Ngã thế không chết được đâu, xương cốt cũng cứng phết”. Liếc mắt về phía chị Thu, anh gào lên: “Đã bảo là đừng có xoa vào vết thương mà nói không nghe, muốn viêm luôn cả chân hay gì. Không được cái việc gì”.
Đến lúc này, bất chấp có khách, chị Thu cũng quay sang gào lớn: “Người ta đã đau rồi mà ông chỉ biết hò hét thôi. Đen đủi 80 kiếp mới cưới phải người như ông”.
Chỉ trong vài phút, hai vợ chồng họ đã xảy ra một cuộc khẩu chiến gay gắt. May mắn thay, phòng bệnh dịch vụ chỉ có một giường nên không làm phiền đến bệnh nhân khác.
Video đang HOT
Nhìn tình cảnh của họ, tôi ngao ngán. Họ là cặp vợ chồng trung niên, sống cùng nhau gần 30 năm. Cuộc sống của họ rất đáng ghen tị và được nhiều người coi là “kiểu mẫu”. Họ khá giả, có lương hưu, con trai con gái đã kết hôn, nhà còn có cửa hàng cho thuê ở trên phố. Cuộc sống nhẹ nhàng không vướng bận lo toan.
Thế nhưng họ vẫn không thể nói chuyện với nhau một cách nhẹ nhàng. Những lời nói với nhau diễn giải ra mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng họ không thể diễn đạt một cách bình tĩnh. Rõ ràng, họ có thể giao tiếp đơn giản nhưng lại thích dùng từ ngữ gay gắt để rồi lúc nào cũng cãi vã, chực chờ xông vào nhau.
02
Thảo là một cô gái khá năng động, khi còn là sinh viên, cô tham gia nhiều hoạt động, tính cách cởi mở nên ai cũng thích. Sau này cô kết hôn với Tuấn, theo thời gian, tính cách của cô thay đổi đến mức ai cũng chẳng nhận ra.
Hai vợ chồng Thảo từ lâu đã chẳng giao tiếp bình thường với nhau nữa. Giao tiếp cơ bản nhất cũng chỉ toàn những câu từ cụt lủn.
Có lần tôi đến nhà Thảo chơi, không khí hờ hững đến mức tôi ngại ngần. Chồng Thảo nói như thế nào, cô ấy cũng chỉ trả lời: “Ok”, “Ừm”, “Ừ”.
Cuộc đối thoại thường ngày nhạt nhẽo đến không giống như vợ chồng với nhau. Một lần ngồi nói chuyện, tôi hỏi Thảo về tương tác hằng ngày giữa cả hai. Cô bật cười đáp: “Đó là chuyện thường ngày đó”.
Cả hai sau 5 năm hôn nhân mà trở nên thờ ơ đến tột độ. Đi đâu cũng không báo, về đến nhà chẳng nói, họ ở nhà mình mà không khí vắng lặng đến mức nghe được cả những tiếc tích tắc của đồng hồ.
Nói về nguyên nhân, cặp đôi sau khi cưới vẫn tạm ổn nhưng dần dần, họ nhận ra khó hòa hợp với nhau. Nhiều cuộc cãi vã nảy sinh, chẳng ai chịu nhường ai rồi cuối cùng tất cả trở nên im lặng. Ra ngoài họ vẫn vui vẻ hoạt bát nhưng về nhà, cả hai chẳng mấy khi nói với nhau.
Sau này, Thảo nộp đơn ly hôn với lí do không hợp. Quả thật, lí do ấy nghe có vẻ qua quýt nhưng phản ánh đúng tình trạng hôn nhân. Họ không thể nói chuyện với nhau thì còn gì hợp với không nữa.
03
Trong hôn nhân cần phải có sự giao tiếp. Ít nhất nó là cách để cả hai cảm nhận được sự tồn tại của nhau trong quá trình đó.
Thế nhưng, nếu những lời giao tiếp mang tính “bạo lực” nặng nề hay thậm chí là “bạo lực lạnh”, nói chuyện thờ ơ hơn người lạ thì phải xem xét lại.
Có câu nói như thế này: “Hôn nhân giống như một thú vui, cả hai bên đều phải tìm ra khả năng phối hợp và tiến bộ từng ngày. Trong đó, giao tiếp giống như nghệ thuật và nó là cầu nối khó tránh nhất để điều phối tình cảm”.
Giao tiếp tốt là bước đầu tiên của sự thăng hoa trong tình cảm vợ chồng. Lời nói gay gắt hay im lặng chẳng còn gì để trao đổi có thể khiến mối quan hệ sụt giảm nghiêm trọng. Hai điều này trong đối thoại vợ chồng chẳng khác gì “sát chiêu” dễ dàng hạ gục cuộc hôn nhân của chính các bạn.
Bạn phải hiểu rằng, người mình đối mặt hằng ngày chính là người sẽ gắn bó cả đời. Nếu không thể nói chuyện được thì bạn còn có thể trao đổi thẳng thắn được với ai đây. Bạn đời là người mình yêu thương, tại sao phải hơn thua trong lời nói làm gì. Thế nhưng điều đơn giản đó không phải ai cũng biết. Những lời nặng nề ném về nhau vẫn đầy rẫy hay các cuộc hôn nhân mức độ giao tiếp vợ chồng chỉ ngang với “kẻ qua đường” vẫn xuất hiện hằng ngày.
Trong hôn nhân, đừng bao giờ sử dụng bạo lực ngôn từ và cũng đừng dùng cách im lặng để đối mặt với đối phương. Cả hai cách thức đó đều là cách giết chết tình yêu và hôn nhân nhanh nhất.
Nên nhớ, một cuộc hôn nhân tốt đẹp sẽ bắt đầu bằng cuộc trò chuyện tốt đẹp giữa hai vợ chồng!
Vợ chồng tôi sửng sốt khi con trai bác hàng xóm mang túi tiền qua trả công
Chúng tôi thật không dám nhận số tiền công quá lớn đó.
Bác Tâm là hàng xóm của tôi, có những 6 người con nhưng hơn 80 tuổi mà bác vẫn phải sống một mình. Các con bác ấy ở xa, ai cũng bận rộn công việc, mỗi năm chỉ về chơi nhà vài ngày vào dịp nghỉ lễ Tết.
Có lần mọi người đến chơi, bác mang nhiều kẹo bánh ngon ra mời bà con. Ai cũng bảo bác Tâm sướng, có con cái thành đạt, muốn ăn gì là đã có con gửi về cho. Thế nhưng bác thở dài than thở già rồi chỉ cần con cháu bên cạnh, ham gì chuyện ăn uống. Bác bảo những đêm trái gió trở trời, sợ ra đi trong cô đơn lạnh lẽo mà không có con cháu bên cạnh.
Thảo nào có lần bác Tâm dặn tôi là nếu vào buổi sáng 6h chưa thấy bác ấy mở cổng tập thể dục thì có nghĩa là sức khỏe đang có vấn đề, lúc đó vợ chồng tôi phải sang giúp đỡ bác ấy. Không những thế, bác Tâm còn đưa cho tôi một bộ chìa khóa, phòng lúc bác ấy gặp tình huống xấu.
Không ngờ sự lo xa của bác đã thành sự thật. Lúc đó là 7h sáng, trước khi đi làm tôi ngó qua nhà bác Tâm, vẫn thấy cửa đóng then cài, ngay lập tức tôi vào nhà lấy chùm chìa khóa dự phòng của bác Tâm mang qua mở cửa nhà bác ấy. Lúc vào nhà, tôi giật mình khi thấy bác Tâm đang nằm bất động trên giường. Tôi gọi một lúc thì bác mở mắt, cố nói điều gì đó mà không rõ lời, hai tay của bác như cố nhúc nhích nhưng không thể.
Sau đó vợ chồng tôi cùng đưa bác Tâm vào viện cấp cứu. Bác sĩ bảo bác Tâm bị đột quỵ, may cấp cứu kịp thời, nếu không tính mạng nguy kịch. Ngay ngày hôm đó tôi đã gọi điện cho con của bác Tâm để về chăm sóc bác ấy. Thế nhưng người con cả nói đang bận việc, nhờ tôi chăm sóc bác Tâm vài buổi và hứa sẽ trả tiền công xứng đáng.
Thương bác Tâm không có người thân bên cạnh, tôi đã xin nghỉ làm một buổi, ở lại bệnh viện chăm sóc bác ấy. Cũng may hôm sau cô con gái bác Tâm về và thay chân tôi.
Ngày hôm qua, con trai của bác Tâm qua nhà tôi và nói lời cảm ơn chúng tôi. Anh ấy nói nếu không có vợ chồng tôi cứu giúp thì có lẽ giờ không còn thấy mẹ nữa?
Con bác Tâm đưa cho chúng tôi túi tiền, nói là có 30 triệu trong đó, vừa là tiền công, vừa là cảm tạ vợ chồng tôi. Thế nhưng chúng tôi không lấy, bởi hàng xóm giúp nhau lúc khó khăn, ai dám nhận tiền công.
Thế nhưng con bác Tâm cứ dúi cho tôi phải cầm túi tiền đó và nhờ cậy chúng tôi chăm sóc bác ấy những ngày về sau, rồi anh ấy vội vã ra về. Chúng tôi mà cầm tiền thì hóa ra cứu bác Tâm là vì tiền sao? Theo mọi người chúng tôi phải làm sao với số tiền đó đây?
(doantheu...@gmail.com)
Ngày Valentine, hãy tặng vợ điều này! Tôi vẫn cho rằng lãng mạn không phải cuộc trình diễn. Lãng mạn là trân trọng hôn nhân, trân trọng giá trị của người bạn đời. 14/2, tặng quà vợ đi! Hoa hồng Đà Lạt tăng giá gấp 3 lần. Quà cáp gì tầm này. Chỉ có đám đàn ông quanh năm bỏ mặc vợ mới cần tặng quà 14/2 cho vợ thôi....