Cuộc chiến trên biển Đông và sự xuất thần của vị tướng
Hải chiến Vân Đồn đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng, một trong những trận thủy chiến vĩ đại nhất của lịch sử quân sự thế giới.
Kỳ 2: Vị tướng trấn ải đông bắc
Ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh), ngoài ngôi đình, ngôi đền cổ, còn có một di tích lớn, đó là đền thờ Trần Khánh Dư. Ngôi đền mới được dựng lại khang trang giữa cánh đồng để tưởng nhớ danh tướng tuấn kiệt, người đóng góp rất lớn cho ba lần chiến thắng quân Nguyên, đặc biệt là sự xuất thần của ông trong cuộc chiến lần thứ ba.
Nhân huệ vương Trần Khánh Dư là con trai Thượng tướng Trần Phó Duyệt, là dòng dõi của nhà Trần.
Ông trực tiếp cầm quân tham gia cả ba lần chống quân Nguyên xâm lược và lập nhiều chiến công, nên được nắm giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình, như Phó đô tướng quân, Phiêu kỵ đại tướng quân, Trật hầu, Tử phục thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ…
Đền thờ Trần Khánh Dư ở đảo Quan Lạn
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, năm 1287, ông được vua Trần tin tưởng nên giao cho nhiệm vụ rất quan trọng, là bảo vệ vùng Đông Bắc Tổ quốc. Ông có toàn quyền quyết định mọi vấn đề an ninh ở khu vực Vân Đồn cổ, chính là vùng đảo Quan Lạn bây giờ.
Thời Trần, vùng biển Vân Đồn là một thương cảng cực kỳ sầm uất. Đây không chỉ là vị trí trọng yếu về chính trị, chiến lược, mà còn là cảng biển giao thương toàn vùng châu Á.
Để tiến hành xâm lược nước ta, quân Nguyên đã chuẩn bị nhiều năm trời. Chúng sai rất nhiều nội gián tìm sang, đóng giả thương nhân để do thám tình tình. Biết được điều đó Trần Khánh Dư đưa ra mệnh lệnh bắt buộc người dân ở Vân Đồn phải đội nón Ma Lôi, để phân biệt với nội gián.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khánh Dư đã sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước, chở thuyền đến đậu trong cảng. Lệnh vừa ra, sai ngầm báo người dân trong trang: “Hôm qua thấy trước vụng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đậu. Do đấy, người trong trang tranh nhau mua nón, ban đầu mua không tới 1 tiền, sau giá đắt, bán 1 chiếc nón giá 1 tấm vải, số vải thu được đến hàng nghìn tấm”.
Thương cảng Vân Đồn ngoài đảo Quan Lạn thời Pháp
Video đang HOT
Sách chép, nội gián của nhà Nguyên vào nước ta đông đến nỗi bán hết cả thuyền nón. Trần Khánh Dư biết tâm địa của bọn chúng, nên lợi dụng để khai thác thông tin.
Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: “Ngày 30-12-1287, thái tử Nguyên A Thai cùng Ô Mã Nhi họp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về đông.
Cùng thời điểm đó, thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi gồm 650 chiến thuyền đánh vào Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ có 100 chiến thuyền nên không chống đỡ nổi địch, thất bại nhanh chóng. Tin đến tai triều đình, vua Trần sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư nói: “Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.
Vua Trần thấy được sự tự tin của Trần Khánh Dư, nên đã đồng ý cho Trần Khánh Dư lập công chuộc tội. Vì lợi dụng được bọn nội gián, nên ông biết được con đường tải lương của giặc. Ông lập tức thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều…”.
Tượng Trần Khánh Dư trong đền
Trong khi đó Khâm Định Việt sử thông giám Cương Mục chép: “Khánh Dư đoán chắc thuyền của giặc đã đi qua rồi, thì thuyền tải lương tất đi theo sau, liền thu thập tàn quân, sẵn sàng chờ đợi. Một lát sau, quả nhiên thuyền tải lương của Văn Hổ đến, Khánh Dư đón đánh, quân Nguyên bị thua to. Khi đi đến biển Lục Thủy Dương (nước biển vịnh Bắc Bộ màu xanh thẫm, nên người Tàu gọi như vậy), thuyền của quân Nguyên bị mắc cạn, sa lầy, không chở đi được, lương thực chìm cả xuống biển. Khánh Dư bắt được khí giới, quân nhu rất nhiều. Văn Hổ chỉ thoát được một mình, vội vàng chạy về Quỳnh Châu…”.
Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim viết khá kỹ: “Ô Mã Nhi đem thuyền đi đến ải Vân Đồn gặp quân của Trần Khánh Dư chặn đường không cho đi. Ô Mã Nhi thúc quân đánh rát một trận, quân Khánh Dư thua bỏ chạy cả. Quân Nguyên kéo thẳng ra bể đi đón thuyền lương…
Được mấy hôm Ô Mã Nhi ra bể gặp thuyền lương của Trương Văn Hổ, lại đem quân trở vào đi trước dẹp đường, Trương Văn Hổ đem thuyền lương theo vào sau… Trương Văn Hổ tải các thuyền lương vào cửa bể Lục Thủy Dương. Khánh Dư đổ quân ra đánh, Văn Hổ địch không nổi, bao nhiêu thuyền lương bị quân Khánh Dư phá cướp mất cả, và bắt được khí giới rất nhiều…”.
Vùng biển Quan Lạn, nơi diễn ra trận hải chiến năm 1288
Trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ tiêu diệt nhiều giặc, phá hủy và cướp toàn bộ đoàn thuyền lương, binh khí của quân Nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba. Sử thần Ngô Sĩ Liên đã đánh giá về Trần Khánh Dư như sau: “Ba đường tiến quân bằng thuỷ bộ của giặc Nguyên đều trông vào thuyền lương vận tải đường biển… Chẳng có ngờ đâu số lương 17 vạn thạch (theo truyền thuyết ở Quan Lạn thì có tới 70 vạn thạch) đã chìm hết ở Vân Đồn và Văn Hổ cũng đã chuồn từ lâu rồi. Đi đón đã lâu rốt cuộc lương không đến. Vì thế ba quân đói khát, lương thực đã không có, đồng nội cũng không cướp được gì. Tướng sĩ đều mang lòng căm phẫn. Ép họ chiến đấu thì họ trả lời: “Ốm đau không chiến đấu được”. Dụ họ ở lại thì họ trả lời: “Lương hết không thể ở lại được”. Họ đã quyết kế về thì không cần ta phải đuổi, tin thắng ở Bạch Đằng chỉ làm tăng thêm binh uy mà thôi…”. Còn Thượng hoàng Trần Thánh Tông thì nói: “Chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay đã bị ta bắt được, sợ nó chưa biết, có thể còn hung hăng chăng?”.
Để tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của Trần Khánh Dư, người dân địa phương đã tôn ông làm Thành hoàng và thờ tự tại đình Quan Lạn. Hàng năm, người dân trong vùng tổ chức lễ hội Quan Lạn vào trung tuần tháng 6 âm lịch để tưởng nhớ công lao của ông, cùng các tướng sĩ đã làm nên trận hải chiến oanh liệt.
Nhà sử học Đặng Hùng nhận xét rằng, nếu không có chiến thắng trong trận hải chiến trên vịnh Vân Đồn, chắc không có cuộc rút lui của giặc Nguyên, dẫn giặc đến trận đại bại trên sông Bạch Đằng tháng 4-1288, một trong những trận thủy chiến vĩ đại nhất của lịch sử quân sự thế giới.
Theo tư liệu khoa học của sách Di tích lịch sử – văn hoá Vân Đồn, do Ban quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh và Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2010, thì đội quân thủy chiến mang tên Bình Hải của Trần Khánh Dư có 30 đô, biên chế mỗi đô 80 người lính, toàn quân có 30 chiến thuyền, mỗi thuyền có 30 lính chèo thuyền. Như vậy, có thể tính ra, toàn bộ đạo quân thủy chiến của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có khoảng 3.300 người. So với số dân lúc bấy giờ, số quân đó đủ mạnh để bảo vệ cả một vùng biển đảo rộng lớn của vùng Đông Bắc.
Theo VTC
Những biệt thự Pháp cổ ở làng lụa "á hậu"
Nằm cách TP Phủ Lý gần 30km về phía Bắc, ở làng Nha Xã, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên vẫn còn những ngôi biệt thự được xây dựng từ năm 1920, theo kiến trúc Pháp; tuy đã ố màu thời gian nhưng vẫn giữ được nét đẹp sang trọng.
Làng Nha Xá ngoài những ngôi biệt thự cổ còn được biết đến là làng lụa "á hậu" lâu đời. Theo lịch sử của làng Nha Xá trước đây, làng được Nhân Huệ vương - Phiêu kỵ Đại tướng quân Trần Khánh Dư, là võ tướng thời nhà Trần, có công đánh giặc, nên được vua Trần Thánh Tông lập làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua), truyền nghề cá, trồng dâu nuôi tằm và dệt vải, nhờ vậy Nha Xá đã trở thành làng nghề phát triển.
Vào những năm 1920 - 1930, làng dệt lụa của Nha Xá rất hưng thịnh và phát triển, người dân nơi đây đưa vải lụa đi khắp nơi buôn bán, thị trường hấp dẫn nhất là Sài Gòn, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian này những người lái buôn mau chóng đổi đời trở thành những người giàu có.
Chính thời kỳ làm ăn hưng thịnh này, những người lái buôn bắt đầu về quê bỏ tiền xây dựng nhà cửa. Những thương lái bắt đầu thuê kiến trúc sư người Pháp về thiết kế, nhập sắt, thép từ Pháp về rồi thuê thợ rèn đến làm hàng tháng trời để hoàn thiện.
Về làng Nha Xá, xã Mộc Bắc, không khó để chứng kiến những ngôi biệt thự cổ nằm sâu trong làng. Ấn tượng đầu tiên về những ngôi nhà là vẻ đẹp cổ kính, xen kẽ nét đẹp hài hòa của phương Tây và Á Đông rất bắt mắt.
Biệt thự nhà ông Phạm Khắc Tiệp vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc.
Ngôi biệt thự Pháp cổ của ông Phạm Khắc Tiệp, được ông nội của ông thuê kiến trúc sư người Pháp về xây dựng vào năm 1930. Ông Tiệp cho biết, căn biệt thự này vẫn giữ nguyên vẹn chưa xáo trộn. Căn biệt thự xây hai tầng, mái ngói. Kết cấu sàn nhà là dầm gỗ, bộ cửa và bộ mái, ban công lan can sắt và cầu thang gỗ... là kiến trúc cổ điển Pháp.
Ông Tiệp cho biết, thời chiến tranh, bom đạn thả nhiều, do sợ sập nhà nên ông nội của ông đã tháo mấy cánh cửa mang xuống ao chôn sâu chống cháy. Sau này, trước lúc lâm chung ông cụ còn nhắc nhở con cháu lúc nào hòa bình thì mang cửa lên lắp lại đúng như vậy.
Phía trước nhà có một chiếc sân nhỏ vẫn giữ nguyên gạch lát từ đầu và một cây cổ thụ bên lối ra vào. Ngôi nhà này cũng được nhiều khách du lịch và đoàn làm phim ghé thăm.
Ngôi biệt thự Pháp cổ này được xây dựng vào năm 1934.
Cầu thang thiết kế đơn giản nhưng rất chắc chắn.
Hầu hết phía trước những ngôi biệt thự Pháp cổ ở Nha Xá đều ghi năm xây dựng từ 1923 đến 1945. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, thời gian, điều kiện thời tiết khắc nghiệt... những ngôi biệt thự đã phủ những lớp rêu phong dày đặc cùng màu nâu đen của các mái ngói.
Những ngôi biệt thự cổ này tuy không phải kiểu đồ sộ, hoành tráng như một số ngôi nhà ở những nơi khác, nhưng nơi đây vẫn toát lên vẻ đẹp của một vùng quê yên ả và thơ mộng mà ít làng quê khác có được.
Theo người dân cho biết, vào những năm 1980, làng Nha Xá vẫn còn rất nhiều những ngôi biệt thự Pháp cổ, nhưng dần dần do những ngôi biệt thự này không được tu bổ, nâng cấp thường xuyên nên đã xuống cấp nghiêm trọng nên phải đập đi xây dựng nhà mới. Đến nay chỉ còn khoảng gần 20 ngôi biệt thự Pháp cổ trong làng, nhưng những ngôi nhà này cũng đang bị xuống cấp, điều kiện một số gia đình không có nên không thể tu sửa lại.
Biệt thự mang kiến trúc phương Tây nhưng có ghi chữ Nho trước nhà
Ông Lê Giao Chẩm, chủ nhân thừa kế một ngôi biệt thự xây dựng năm 1945 cho biết: "Căn nhà này do bố tôi xây dựng, nhưng sau này do điều kiện quá khó khăn nên phải tháo dỡ một tầng ở trên bán gỗ lấy tiền sinh sống, bây giờ căn nhà cũng đã xuống cấp, nhưng do điều kiện khó khăn nên tôi cũng chỉ tu sửa được một ít. Nhưng bằng mọi giá tôi cũng sẽ giữ lại căn nhà này".
Theo thời gian, những ngôi nhà ngói mới, nhà tầng đủ các loại ngày càng mọc nhiều lên ở Nha Xá, những ngôi biệt thự Pháp cổ cứ dần bị thu hẹp. Những phần còn lại những ngôi biệt thự cổ này là dấu tích thời kỳ vàng son của Nha Xá xưa kia.
Đức Văn
Theo Dantri
Sau 15/1/2014, có thể cưỡng chế 'khai tử' Zone 9 Ngoài việc áp dụng biện pháp hành chính, quận Hai Bà Trưng có thể cưỡng chế theo quy định để chấm dứt các hoạt động kinh doanh củaZone 9 trước ngày 15/1/2014. UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của lãnh đạo thành phố, theo đó, quận Hai Bà Trưng có thể cưỡng chế theo quy định để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Làm ở nhà hàng, nữ sinh tố bị đồng nghiệp đánh khi nhận tip 500.000 đồng

Vụ mặt đất nứt nẻ, bùn phun trào: Đã từng xảy ra cách đây 46 năm

Thông tin "suất cơm bán trú có vài lát chả, ít rau": Hiệu trưởng lên tiếng

Ba người tử vong khi nạo vét giếng

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt tỉ phú Mỹ quay lưng với ông Trump về chính sách thuế
Thế giới
10:33:20 09/04/2025
Cách mặc quần màu trắng và pastel trong mùa hè 2025
Thời trang
10:21:34 09/04/2025
Sao nữ thản nhiên quấy rối đồng nghiệp nam ngay lần đầu gặp mặt, còn làm đủ trò lố gây tranh cãi
Sao châu á
10:15:53 09/04/2025
3 ca sĩ quê Quảng Nam - Đà Nẵng vang danh bốn phương
Sao việt
10:11:54 09/04/2025
Khoảnh khắc nam sinh ngồi ghế xoay kỳ lạ gây bão mạng: Tưởng đùa, ai ngờ là bài test để chạm giấc mơ bầu trời!
Netizen
10:05:11 09/04/2025
Đề xuất phạt đến 15 năm tù người bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Pháp luật
09:52:53 09/04/2025
Khách đến Đà Nẵng đông kỷ lục, có thời điểm khu tham quan phải tạm đóng cửa vì quá tải
Du lịch
09:34:06 09/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 24: An làm lành với Nguyên
Phim việt
09:16:06 09/04/2025
Mỹ nhân Việt hút 3 triệu view vì nhan sắc quá giống Han So Hee, còn được khen ăn đứt siêu sao xứ Hàn nhờ 1 điểm
Hậu trường phim
09:11:01 09/04/2025
Tranh cãi cực căng: BLACKPINK tái hợp chỉ để "bào tiền"?
Nhạc quốc tế
09:01:21 09/04/2025