Cuộc chiến tranh 17-2-1979:Bản lĩnh kiên cường, dũng mãnh của Việt Nam
Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 bằng sự lãnh đạo tài tình, ý chí kiên cường và chiến thuật hợp lý.
Sau 3 tuần chiến đấu, quân dân Việt Nam đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân vào ngày 5-3-1979, với thiệt hại tới 62.000 quân và hàng trăm xe tăng, xe cơ giới.
Chúng ta cùng tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về nguyên nhân quân và dân Việt Nam có được chiến thắng trước đạo quân xâm lược “biển người” của Trung Quốc.
Những nguyên nhân khách quan:
Được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
Sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam, cộng đồng quốc tế – đặc biệt là các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ chúng ta, phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Ngày 19-2, Liên Xô đã ra Bản tuyên bố thứ nhất lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ và thực thi những cam kết của mình đối với Việt Nam, thông qua những điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam.
Đồng thời, Liên Xô cũng tiến hành những hoạt động tích cực tại Liên Hiệp Quốc nhằm đòi Trung Quốc chấm dứt chiến tranh và yêu cầu đưa “kẻ xâm lược” ra xét xử. Ngoài ra, nước bạn còn cử cố vấn sang giúp đỡ, tăng cường viện trợ hàng hóa và vũ khí cho Việt Nam.
Các nước Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ…, cùng với nhiều quốc gia châu Á, châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique… đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.
Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án hành động xâm lược và đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân, đồng thời phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và kêu gọi quốc tế cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba đã cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, nước này có thể sẽ đưa quân đến giúp đỡ Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài Hoa Kỳ trước đó đã ngấm ngầm ủng hộ và bật đèn xanh cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao thời kỳ đầu mở cửa của Bắc Kinh.
Nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới cũng đã đứng về phía nhân dân ta, tổ chức nhiều phong trào đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động ở khắp nơi trên thế giới.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế
Truyền thông thế giới cũng đồng loạt lên án những hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc và coi cuộc xâm lược này là sự thể hiện bản chất của một “siêu cường quân phiệt và bá quyền, có dã tâm dúng sức mạnh áp bức các nước láng giềng yếu hơn”.
Sự phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa trong chính nội bộ Trung Quốc
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều tài liệu cho thấy, việc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ bị binh lính nước này nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của nó, mà còn có nhiều nhân vật thuộc tầng lớp cấp cao trong quân đội Trung Quốc phản đối gay gắt.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) đã bất bình nói rằng: “Diễu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được?”.
Trong binh lính Trung Quốc thời đó đa phần không hiểu tại sao lại phải đánh Việt Nam, tâm lý đó đã dẫn đến tình trạng tự thương để trốn về tuyến sau, những người ở lại thì tinh thần chiến đấu sa sút, chỉ dựa vào số đông để ào ào tiến, lúc thua thì nhụt chí, bỏ chạy.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến quân ta mặc dù quân số ít hơn nhưng nhiều lần bẻ gẫy những đợt tấn công ồ ạt của quân địch. Yếu tố tâm lý tác động đến cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà cầm quyền Bắc Kinh như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ trong phần nguyên nhân thất bại của Trung Quốc.
Sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô
Về bản chất, phần này có thể đưa vào mục “ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế” nhưng sự ủng hộ về tinh thần và vật chất, cùng với những động thái quân sự của Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là vô cùng to lớn, có tác động mang tính quyết định đến cuộc chiến năm 1979. Do đó, phẩn này sẽ được trình bày thành một bài riêng, trong kỳ tiếp theo.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc được ai ủng hộ trong chiến tranh xâm lược 1979?
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 21979 đã được Trung Quốc chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự và đặc biệt là ngoại giao.
Trung Quốc luôn biện minh cho hành động của mình là một cuộc "Chiến tranh phản kích tự vệ" (?!). Tuy nhiên, cuộc chiến "phản kích" (thường ở trong trạng thái bị động) này thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện, huy động lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc.
Trung Quốc đã tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, từ tập trung các nguồn lực kinh tế cho đến hoạch định quân sự (đã xem trong kỳ trước). Song song với đó, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ hoặc chí ít là không phản đối của các nước khác.
Thăm dò ý kiến các nước Asean
Châu Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.
Sau khi một báo cáo đặc biệt của tình báo được trình bày, thì đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên khi đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư luận.
Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Việc Việt Nam - Liên Xô ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện vào ngày 3-11-1978 đã được Đặng Tiểu Bình lấy làm lí do để "đo lường" phản ứng của khối này.
Đặng Tiểu Bình tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt - Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam (tất nhiên là do Trung Quốc lãnh đạo) với khối các nước ASEAN để "tái cân bằng quyền lợi" của các nước Đông Nam Á.
Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình không giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Hà Nội.
Thái độ của từng nước ASEAN có điểm khác nhau và cơ bản là không đồng ý tham gia liên minh chống Liên Xô và Việt Nam.
Tuy nhiên, khi Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, các nước ASEAN cũng nhận thấy cần phải "nhích hơn chút nữa" về phía Trung Quốc.
Thái Lan chấp thuận đề xuất của Đặng Tiểu Bình, đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để tới Campuchia. Việc này đã khiến Trung Quốc mở ra con đường tiếp vận an toàn cho Campuchia và hậu thuẫn cho tàn quân Polpot sau này.
Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Tìm kiếm sự ủng hộ của "đồng minh mới" (Hoa Kỳ)
Sau thời kỳ "Ngoại giao bóng bàn" năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và Moscow là "những kẻ thù".
Trong giai đoạn tiếp theo, Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô. Khi đó, Washington tập trung chống phá Moscow, với sự gây rối giúp sức của Bắc Kinh, đồng thời Trung Quốc cũng lãnh trách nhiệm ngăn cản sự lớn mạnh của Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Xô tới đông nam Á.
Chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu Bình từ 28 đến 30 tháng 1 năm 1979, (sau khi vừa bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 1979), sau đó là tới thăm Nhật Bản cũng là nằm trong mục đích chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979.
Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam cho đồng minh mới Hoa Kỳ, mong nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh của Washington trong khối NATO và ngăn chặn các nghị quyết chống nước này do Liên Xô khởi thảo trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Quốc tế nói về Chiến tranh Biên giới năm 1979 Nhân tháng hai, xin trích dịch một phần nhỏ nói về cuộc chiến này của M.Ilinski trong quyển hồi ký "Đông Dương, đống tro tàn của bốn cuộc chiến tranh Cách đây đã lâu, giới phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội có tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ trong giới với câu hỏi "Ai trong số các phóng viên...