Cuộc chiến tìm đẳng cấp và mối quan hệ của Dũng ‘Bắc Kạn’
Trước đây, với Dũng, việc “xộ khám” để “lên số” có thể là sự hào hứng để tìm đẳng cấp nhưng bây giờ đã qua tuổi 45, ở khám có thể nói là nỗi nhục.
Bởi giang hồ già dơ không bao giờ chấp nhận cái kiểu cuối đời “sa cơ” như thế mà cuối đời phải là “già làng, trưởng bản”. Thế nhưng, ở một góc nào đó trong giang hồ đất Cảng hôm nay cũng có tin đồn rằng, việc “xộ khám” lần này cũng lại là sự khẳng định đẳng cấp và mối quan hệ của Dũng.
Hành trình “hoạch định” giang hồ của Dũng “ Bắc Kạn”
Vì kết hợp với Dung “Hà” nên trong chuyện cờ bạc, Dũng “Bắc Kạn” từng được mệnh danh là “con ma” ở thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước. Cùng với Lâm già đánh hàng lậu, Dũng biết mọi ngóc ngách, lối đi của chuyện vượt biên. Với Cu Nên, Dũng hiểu tác dụng và sự oai của “hàng nóng”.
Thời điểm đó, ngoài “thế hệ vàng” của giang hồ đất Cảng ra thì Dũng chỉ nể mỗi Thành “chân” bởi cái chất con người trong giang hồ này. Khi không thể trụ được ở đất Cảng, Dung “Hà” đã đào tạo Thành “chân” là đệ ở đất Cảng đấu nối giữa hai miền Nam – Bắc. Dung đi, Dũng cũng mất một người để hợp tác làm ăn. Thế là, để khẳng định “số má” và thời hoàng kim của mình khi mà giang hồ chiếu trên đã rã đám, Dũng liên hệ mật thiết với giang hồ Hà thành.
Dũng “Bắc Kạn” tại phiên toà ngày 7/1/2014.
Thời điểm đó, tại Hà thành, Khánh “trắng” nổi lên là một thế lực đáng gờm hơn nhiều Phúc “bồ” và anh em S. “bạch tạng”, Th. “tài dậu”. Vì sự “bành trướng” quá đáng của Khánh “trắng”, giang hồ Hà thành bắt đầu tìm cách khắc chế và ép. Thế nhưng, ngoài thế lực giang hồ, Khánh “trắng” còn nhận được sự ủng hộ của quan chức chính quyền, công an… nên “xử lý” y không dễ.
Dũng “Bắc Kạn” đã khẳng định đẳng cấp của mình bằng việc tạt a-xít vào Khánh “trắng”. Sau vụ này, thấy bảo, Dũng “lên số” nhanh trong giang hồ cả nước và quan trọng hơn là y có “cổ phần” ở giang hồ Hà thành béo bở. Kẻ thù ở “bốn phương, tám hướng”, Khánh đã nhận ra đối thủ làm hại mình nhưng không báo công an mà rao giảng với đệ tử, “đó là sự lầm lẫn, ta là số 1, đứa nào dám…” Thực chất, lần bị dằn mặt đó, Khánh run và bắt đầu đề phòng cẩn thận hơn trong cả làm ăn lẫn cuộc sống.
Gây “tiếng vang” ở Hà thành xong, Dũng thản nhiên “vươn tới” giang hồ đẳng cấp. Và, để phù hợp với đẳng cấp của mình, cộng với sự lưu manh vốn có, Dũng đã tận dụng tất cả những mối làm ăn của Dung “Hà” để lại sau khi người đàn bà giang hồ này phải Nam tiến. Sòng bạc kiếm ra tiền, nhưng đụng độ, bị công an truy bắt, Dũng bắt đầu trốn nã lần thứ nhất chứ không “xộ khám” như một hai lần phạm tội đầu tiên nữa. Có thể, Dũng tự cho rằng, hai lần “xộ khám” trước đã học được nhiều mánh khoé rồi nên không cần đến lần thứ ba? Dũng rêu rao rằng, trốn nã để vào với chị Dung, làm trợ thủ đắc lực cho chị ở Sài thành, làm nổi danh giang hồ đất Cảng.
Video đang HOT
Theo Đ. “điếc” thì Thành “chân” là người biết rõ nhất việc trốn nã của Dũng và nó khác rất nhiều so với cái gọi là theo chị, làm đệ tử cho Dung Hà. Thực tế, ngày đó, làm đệ cho Dung “Hà” ở Sài thành là Hải “bánh” và một vài đàn em khác do Dung “Hà” mang theo ở đất Cảng vào cùng. Dũng có gặp Dung tại Sài thành nhưng đó là những cuộc viếng thăm nhau mang tính xã giao, chào hỏi hoặc cũng là sự hợp tác, nếu có việc. Đ. “điếc” bảo rằng, trốn nã thời điểm đó, trong người Dũng có “hàng nóng”, “hàng nóng” loại mà giang hồ nào cũng mơ đó là K54 và K59. Dũng vẫn “sống khoẻ” với cái nghề cờ bạc “con ma” của mình. Đen quá, Dũng có thể cướp bạc. Dũng đi qua biên giới Campuchia và sang Thái, Lào như đi chợ với mục đích đánh bạc.
Cũng theo Đ. “điếc” thì mối quan tâm duy nhất của Dũng “Bắc Kạn” ngày đó không còn là sòng bạc nữa mà là buôn “hàng nóng”. Bởi thế, vào Sài thành, Dũng thân ngay được với Dũng AK (kẻ mà cả đời chỉ dùng và thích một loại “hàng nóng”, đó là súng AK, nên có biệt danh như vậy). Buôn “hàng nóng” thời điểm đó cho chúng thu nhập bất chính “bộn tiền”. Dù trốn nã, nhưng Dũng vẫn sống sung túc, đi nước ngoài “nhập hàng” như đi chợ mua thức ăn hàng ngày.
Tại sao có lời đồn “kẻ sát chủ”?
H. “chèo” bảo rằng, khi còn ở Việt Nam, còn là giang hồ “thế hệ thứ hai” đất Cảng, Thành “chân” đã “bấm số” cho Dũng “Bắc Kạn” rằng, là giang hồ “sát chủ”. Thành “chân” kể ra một loạt những giang hồ cộm cán đã từng hợp tác, thực chất là giúp đỡ Dũng đã “tàn” nhanh như thế nào sau khi Dũng được việc rồi bỏ đi. Thực chất, hợp tác xong, Dũng không “phá” họ nhưng chẳng hiểu tại sao, họ cứ “tự chết”.
Còn với những mối quan hệ xã hội, không vì tiền bạc nhưng lại được danh tiếng, dựa hơi thì Dũng có biểu hiện “qua cầu rút ván” khi thấy họ không còn giá trị để mình lợi dụng nữa. Đ. “điếc” thừa nhận cái tính này của Dũng và cho rằng, Thành “chân” nhìn nhận về Dũng rất đúng.
Bởi, sau khi Thành “chân” chán giang hồ nhiều hiểm ác và mưu mô, sang Canada định cư, Dũng đã đương nhiên hưởng “sự nghiệp” do Thành “chân” gây dựng ở đất Cảng để lại, nhưng Dũng cũng không một lời cảm ơn hay chí ít là “nhắn” lại với đám đệ tử của mình rằng, đó là công của Thành “chân”. Dũng nghiễm nhiên hưởng như thể do mình làm ra. Biết chuyện, giang hồ đã từng khinh Dũng ra mặt về cách “đối nhân xử thế” này. Đối với người giúp đỡ mình còn như vậy thì với những kẻ hợp tác bình thường mang tính đồng hạng thì Dũng còn tệ hơn.
“Sự tích” qua cầu rút ván
Một giang hồ tên B., đã từng ở tù với Dũng. Lúc ở tù, B. được người nhà thăm nuôi thường xuyên, B. và Dũng cùng hưởng số quà thăm nuôi đó. Dũng được ra trại trước, B. viết thư về cho vợ, bảo Dũng cầm đến, nhắc vợ giúp đỡ Dũng, coi Dũng như em trai. Chẳng là vợ B. bán hàng tạp hoá, ngày đó cũng kiếm và dành dụm được ít tiền, ít vàng.
Thấy bảo, B. nhắc vợ đưa cho Dũng cầm tiền, vàng làm vốn làm ăn, khi nào B. ra trại, anh em cùng hợp tác. Theo “luật giang hồ”, sự giúp đỡ này là tình nghĩa, không thể không trả ơn mà ơn còn sâu nặng là khác.
Thế nhưng, cầm tiền, vàng xong, Dũng một đi không trở lại, cũng chẳng thăm hỏi người vợ và con của bạn tù, cũng không trả lại tiền vốn, không chia lãi… Khi B. ra tù, biết Dũng có chút tiếng tăm, đã có “hàng nóng”, biết Dũng kiếm được và sung túc, tìm đến để bàn chuyện làm ăn. Thấy B., Dũng vờ như bắt được vàng, quý hoá, mời mọc ăn chơi… nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến việc đã cầm tiền, vàng của vợ B. để làm ăn và cũng không hề hỏi B. định làm gì, như thế nào sau khi ra tù. Tiếp B. được 1 ngày trọn vẹn, sau đó, Dũng giao cho đàn em, vì lý do bận việc. Ở đó với đám đệ tử của Dũng vài ngày, B. hiểu chuyện và đi về tự lo cho mình và gia đình.
Chuyện đồn ra bên ngoài, Thành “chân” biết và khuyên Dũng nên biết ơn vợ chồng B.. Vì sợ Thành “chân” nên Dũng buộc lòng cho đám đệ tử mang tiền, vàng đến trả vợ chồng B. với thái độ hằn học. Đám đệ tử của Dũng còn doạ nạt, yêu cầu vợ chồng B. viết giấy đã nhận tiền và tuyên bố, cắt mọi quan hệ. Thấy cách cư xử của Dũng với ân nhân như vậy, cộng với việc biết chút ít về tướng số, Thành “chân” đã tuyên bố rằng, Dũng là tên “sát chủ” và cái mặt không có hậu. Tên giang hồ này chỉ hợp tác làm ăn ở góc độ đôi bên cùng có lợi chứ không nên tình nghĩa theo kiểu anh em mà người giúp đỡ không những thiệt mà đôi khi còn ức và tức đến phát điên… Lời cảnh báo của Thành “chân” xem ra có “nghiệm” thật, ít nhất là tại thời điểm này.
Ra nước ngoài đánh bạc như đi chợ
Sau này, khi đã được tự do, có những mối quan hệ thân thiết, Dũng trở về nghề cũ là “con ma” cờ bạc. Y mở sòng, quản lý sòng và tiếp theo là cá cược bóng đá với giới cờ bạc quốc tế. Thấy bảo, ngoài “công cán” với giới cá cược bóng đá quốc tế thì thú vui khác không thể thiếu trong đời sống vương giả của giang hồ Dũng “Bắc Kạn” là liên tục xuất ngoại đến những vùng đất hứa ở châu Á như Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan, thậm chí là các nước Ả Rập để đánh bạc, kết hợp du lịch và đánh bạc.
Theo Người đưa tin
Hơn 150.000 xe công nông, xe tự chế bị đình chỉ tham gia giao thông
Số lượng phương tiện bị đình chỉ tham gia giao thông này bao gồm xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ 3 - 4 bánh. Bộ GTVT cho biết đến năm 2020 sẽ không còn những loại phương tiện tự chế, không đảm bảo điều kiện an toàn.
Tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý và hỗ trợ thay thế xe thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đức Thọ cho rằng các loại xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới 3 bánh và 4 bánh (xe không bảo đảm điều kiện an toàn) bị cấm đã góp phần tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ. Cùng với đó, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho chủ phương tiện bị đình chỉ bằng nguồn kinh phí gần 900.000 tỷ đồng.
Sau 6 năm triển khai chủ trương thay thế hoạt động xe công nông và đình chỉ hoạt động của xe thô sơ 3-4 bánh, mới chỉ có hơn 6/15.000 xe công nông, xe quá niên hạn sử dụng cùng hơn 130.000 xe 3 bánh được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Theo nhìn nhận của Bộ GTVT, hiện nay số lượng xe cần phải đình chỉ hoạt động còn rất lớn, các phương tiện bị đình chỉ vẫn lén lút tham gia giao thông hoặc hoạt động công khai nhưng việc xử lý rất khó.
Xe công nông nằm trong nhóm phương tiện bị cấm tham gia giao thông, nhưngngười dân vẫn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (ảnh minh họa: Công Bính)
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt cho biết: Hiện cả nước mới có 8.995 xe đăng ký là những xe thuộc diện thí điểm chuyển đổi. Số phương tiện này chỉ là số nhỏ so với nhu cầu thực tế của người dân trong sản xuất, kinh doanh. Nếu các xe thuộc diện phục vụ cho việc chuyển đổi phù hợp hơn tôi dám chắc sẽ bán nhanh hơn cả xe đạp, xe máy điện (hiện có hơn 1 triệu xe) bởi đây là nhu cầu thiết thực của người dân.
Trong quá trình thực hiện chủ trương này vẫn còn bôc lô nhưng tôn tai ở môt sô đia phương trong công tác thống kê, báo cáo như: Bắc Kạn, Sơn La, Tây Ninh, Ninh Thuận và Hà Nội. Hiện tượng sử dụng xe vi phạm bị đình chỉ tham gia giao thông vẫn còn khá phổ biến ơ vùng nông thôn, vung sâu, vung xa điêu kiên chuyên đôi con kho khăn.
Báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng cho thấy, từ thời điểm năm 2008 cả nước có 15.777 xe công nông tự chế cần phải loại bỏ, tuy nhiên việc hỗ trợ thanh thế từ năm 2008-2010 chỉ được thực hiện cho hơn 6.000 xe, như vậy còn tồn tại gần 10.000 xe công nông chưa được hỗ trợ thay thế, chưa kể số lượng xe do người dân tự chế phát sinh trong thời gian từ năm 2008 đến nay...
Về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhìn nhận: Đây là nhóm phương tiện liên quan mật thiết đến người dân, đặc biệt là người nghèo, chính sách cần có phương tiện để mưu sinh nên việc chuyển đổi, tạm dừng hoạt động cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và có những sự hỗ trợ cần thiết. Làm sao để ổn định sản xuất của nông dân vì xe công nông, đầu kéo ở nông thôn rất nhiều. Để chấm dứt hoạt động của những xe cần một lộ trình thay thế.
Theo Thứ trưởng Thọ, thơi gian tơi cac cơ quan như Bô GTVT, Bô Công an, Tai chinh tham mưu cho Chinh phu đê đưa lô trinh đê dưng lưu thông trên đương. Thưc hiên môt sô cơ chê chinh sach chưa đap ưng nhu câu như chuyên đôi nghê nghiêp thê nao, huy phương tiên chư không ban đâu gia, hô trơ tin dung đê đu điêu kiên mua phương tiên mơi.
Để đạt hiệu quả tốt trong công tác này theo Thứ trưởng Thọ cần phai thưc hiên nghiêm tuc chi đao cua Chinh phu, tông ra soat lai cac phương tiên phai đinh chi ma đang con sau đo đưa ra giai phap cu thê cho tưng đia phương, tưng đôi tương.
"Bô GTVT sơm ban hanh cac văn ban quy pham phap luât vê quan ly, tiêu chuân, quy chuân, đăng kiêm. Quan trong la co cơ chê chinh sach kêu goi cac doanh nghiệp, nha đâu tư trong chê tao lăp rap xe vân tai nhe co công năng phu hơp vơi điêu kiên đia phương đê vưa co phương tiên đi lai hoăc ngươi nông dân co phương tiên san xuât.
Đao tao câp giây phep lai xe hang A4, Bô GTVT đa co chi đao cac Sơ GTVT tư điêu kiên nhu câu ơ đia phương đưa ra giai phap phu hơp nhăm tao điêu kiên cho ngươi điêu khiên, ơ vung sâu vung xa đươc câp băng đê điêu khiên: - Thứ trưởng Thọ cho hay.
Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ những biện pháp thực hiện trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp tiếp tục thực hiện trong khoảng 5 năm tới và 5 năm tiếp theo. Phấn đấu để đến năm 2020, nước ta cơ bản là nước công nghiệp và không còn những loại phương tiện tự chế, không đảm bảo điều kiện an toàn.
Theo Dantri
Không thoát tội Giữa tháng 11-2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã xét xử sơ thẩm 2 bị cáo gồm Hoàng Văn Đề (SN 1969), thường trú ở tiểu khu 10, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và Ma Văn Ánh (SN 1978) cùng quê với Đề về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Hoàng Văn Đề và Ma...