Cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới trong xung đột Nga – Ukraine
Xung đột giữa Nga và Ukraine đang kéo theo cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới, theo Washington Post.
Một chuyên gia IT tại Kiev (thủ đô Ukraine) thành lập tổ chức phi chính phủ có tên Come Back Alive (CBA) đã đứng ra kêu gọi quyên góp cho quân đội nước nhà và nhận các khoản đóng góp bằng tiền mã hóa tương đương 400.000 USD. Ở phía ngược lại, giới quan sát cho rằng Nga sẽ sử dụng tiền mã hóa trong nhiều giao dịch để tránh các lệnh trừng phạt tài chính từ Mỹ, châu Âu.
Tiền mã hóa có thể được tận dụng để phục vụ cho mục đích của bất kỳ bên nào trong các cuộc chiến. Ảnh REUTERS
Hai ví dụ trên cho thấy cả hai nền kinh tế này đều đang tiếp cận tiền điện tử theo hướng riêng nhằm đạt được lợi thế trong cuộc đấu tranh địa chính trị hiện tại. Cùng với cuộc chiến đang diễn ra trên các mặt trận địa lý lẫn không gian mạng, cuộc xung đột lớn đầu tiên của kỷ nguyên tiền điện tử chứng kiến một công cụ có thể di chuyển hàng tỉ USD dễ dàng xuyên biên giới, và bên nào cũng có thể tận dụng.
Video đang HOT
Tom Robinson, đồng sáng lập công ty phân tích tiền điện tử Elliptic nhận định: “Vì đặc tính phi tập trung, tiền mã hóa có thể được sử dụng để gây quỹ xây dựng quân đội Ukraine, mà cũng có thể dùng nhằm giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt. Không ai có thể cản trở dù tiền điện tử được sử dụng theo cách nào”.
Nhưng tầm ảnh hưởng của loại hình tiền công nghệ này tới đâu vẫn còn là câu hỏi đối với các chuyên gia tài chính, giới quan sát. Việc quyên góp vài trăm nghìn USD bằng Bitcoin thực sự có tính cột mốc, nhưng so với khoản viện trợ vũ khí trị giá 650 triệu USD mà Mỹ dành cho Ukraine năm ngoái thì chỉ như “muối bỏ bể”.
Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu dữ liệu blockchain Chainalysis, tin tặc từ Nga bị tố là thu được khoảng 400 triệu USD giá trị tiền mã hóa từ các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền năm ngoái, chiếm 74% doanh thu tội phạm toàn cầu. Tuy nhiên số tiền này quá nhỏ bé khi đứng cạnh giá trị giao dịch ngoại hối của các tổ chức tài chính Nga xử lý mỗi ngày trong năm 2021 (đạt tới 46 tỉ USD, theo Bộ Tài chính Mỹ).
Cả Ukraine và Nga đều là những quốc gia ứng dụng tiền mã hóa cao. Chainalysis xếp hạng Ukraine là nước chấp nhận tiền mã hóa hàng đầu châu Âu và đứng thứ 4 toàn cầu. Tháng 9 năm ngoái, chính quyền Kiev hợp thức hóa tiền điện tử.
Còn Nga lại được xem là trung tâm của các hoạt động tiền điện tử bất hợp pháp, bao gồm các cuộc tấn công mã độc tống tiền, rửa tiền, theo Chainalysis. Báo cáo của hãng này tiết lộ doanh nghiệp tiền điện tử tại Moscow (thủ đô Nga) đã bỏ túi khối tài sản kỹ thuật số tương đương 700 triệu USD từ các nguồn liên quan tới tội phạm trong vòng 3 năm qua. Điều này cũng cho thấy một lối đi khả thi cho những đơn vị đang tìm cách lách các lệnh trừng phạt.
Theo Decrypt, vàng có thể là phương thức trao đổi tại vùng chiến sự ở thời điểm 20 năm trước. Còn giờ đây, tiền mã hóa đang đóng vai trò này. Trong cuộc đối đầu đang diễn ra, tiền mã hóa được lôi vào và biến thành công cụ phục vụ mục đích cho các phe tham gia. Điều này cũng dấy lên lo ngại về rủi ro khi cộng đồng người dùng tiền điện tử sử dụng hình thức này để can thiệp vào các vấn đề chính trị, quân sự mà chưa chắc bản thân họ đã am hiểu. Họ có thể tài trợ cho bất kể bên nào tham gia, miễn là niềm tin cho họ một lý do thỏa đáng.
Xuất khẩu khí đốt từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tăng gần 40%
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu thông qua Ukraine đã tăng mạnh gần 40% so với các ngày trước xung đột, theo dữ liệu của Hãng tin Bloomberg.
Đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 của Nga đưa khí đốt vào châu Âu - Ảnh: AL JAZEERA
Số liệu từ nhà điều hành lưới điện của Ukraine cho thấy xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu đã tăng 38% vào ngày 24-2. Bước sang ngày 25-2, mức xuất khẩu tăng thêm khoảng 24% so với ngày 24-2, theo Hãng tin Bloomberg.
Cũng theo dữ liệu của Bloomberg, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng tới 62%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2005.
Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, theo Cơ quan Thông tin năng lượng. Dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu gia tăng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội vào Ukraine.
Đức, quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khí đốt tự nhiên của Nga, đã tạm dừng thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 với Matxcơva sau khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine. Việc ngưng hoạt động của Nord Stream 2 không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu vì đường ống này chưa hoạt động.
Tây Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga và dòng chảy khí đốt đang gia tăng đã nhấn mạnh sự phụ thuộc này. Khoảng 41% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu đến từ Nga; nhiều hơn gấp đôi so với Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Âu, theo số liệu gần đây nhất của EU.
Ông Kenneth Griffin, giám đốc điều hành của quỹ đầu tư phòng hộ Citadel của Mỹ, đã viết trên báo The Wall Street Journal: "Châu Âu nên giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu khí đốt của Nga. Mỹ nên giúp châu lục này đáp ứng nhu cầu năng lượng bằng cách tăng sản lượng dầu".
Indonesia hối thúc Nga, Ukraine chấm dứt xung đột Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong một bài đăng ngày 24/2 trên trang Twitter chính thức của mình, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã hối thúc Nga và Ukraine chấm dứt cuộc xung đột hiện nay. Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết Jakarta quan ngại về sự leo thang xung...