Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng
Mỹ và Trung Quốc sẽ không thắng dễ dàng trong cuộc chiến thương mại. Đây sẽ là cuộc chiến dài hơi với các tác động chắc chắn tới địa chính trị thế giới.
Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã nóng lên khi 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới áp đặt các mức thuế suất mới nhằm vào hàng hóa nhập khẩu của nhau. Từ phía Mỹ là thuế suất 10% áp đặt lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực ngày 24/9. Đáp trả Trung Quốc đã áp thuế với 60 tỷ USD giá trị hàng hóa của Mỹ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng. Ảnh: Getty
Giới phân tích và các nhà bình luận đã tranh luận sôi nổi về việc ai sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại này và ảnh hưởng mà nền kinh tế toàn cầu phải hứng chịu. Các nhà nghiên cứu đứng trên những góc nhìn khác nhau khiến cho cuộc tranh luận vẫn chưa thể ngã ngũ và không thể chốt lại được Mỹ hay Trung Quốc sẽ thua trong cuộc chiến này. Điều rõ ràng nhất mà tất cả phải thừa nhận là những tổn thất với không chỉ Mỹ và Trung Quốc mà là cả nền kinh tế toàn cầu phải gánh chịu.
Các nhà phân tích cũng có lý do rõ ràng để lý giải tại sao cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa thể phân định thắng thua vào lúc này. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, cuộc chiến này mới ở giai đoạn đầu khi mới chỉ bắt đầu từ đầu tháng 7 vừa qua. Hay nói một cách khác, hiện chưa đủ thời gian và những dữ liệu kinh tế để đánh giá những ảnh hưởng thực sự tới nền kinh tế của cả hai nước. Những tác động sẽ rõ nét hơn và được thể hiện cụ thể qua những báo cáo và thống kê kinh tế vào cuối năm nay.
Giới chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán Mỹ là một “câu chuyện phức tạp”. Trong khi, tình hình thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đã không mấy khởi sắc trong năm nay bởi nhiều yếu tố, từ nền kinh tế yếu, các quy định tài chính thắt chặt hơn đến việc nguồn tiền khan hiếm…
Video đang HOT
Một số học giả chỉ ra rằng, trong chiến lược kinh tế với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mắc sai lầm khi nhìn cùng lúc hai thị trường chứng khoán thay vì xem xét tác động của thuế suất đến từng thị trường như thế nào. Nếu đánh giá thị trường như ông Trump thì cuộc chiến thương mại tổn hại như nhau tới nền kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc, ít nhiều phù hợp với những chiều phân tích kinh tế chủ đạo hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến chỉ ra rằng có lẽ đằng sau cuộc chiến thương mại này còn có những mục tiêu chính trị nhất định. Đến nay, chính quyền của Tổng thống Trump đã gửi đi những tín hiệu trái chiều về việc Washington thực sự muốn một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Trong đó phải kể đến việc ông Trump muốn giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc, hành động được xem là mang mục đích cá nhân của ông; việc chấm dứt dự án “Made in China 2025″; chấm dứt việc Trung Quốc vi phạm bản quyền trí tuệ; thay đổi hệ thống tiền tệ Trung Quốc… Tuy nhiên, việc triển khai nhiều chiến lược như vậy đã khiến chính quyền của Tổng thống Trump khó tập trung vào từng chiến dịch một. Trong khi đó, Trung Quốc đã tung đòn đáp trả và chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hơi với Mỹ. Phía Bắc Kinh đến nay cũng không thể hiện sẽ nhượng bộ thương mại với Washington.
Trung Quốc cứng rắn hơn khi “dao kề cổ”
Phải nhắc lại tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn một ngày sau khi thuế suất của Mỹ với 200 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực rằng: “Bắc Kinh sẽ không thể đối thoại thương mại với Mỹ khi các mức thuế suất giống như dao kề cổ”. Theo Thứ trưởng Vương Thụ Văn, đàm phán sẽ diễn ra khi hai bên đối xử công bằng và bình đẳng với nhau.
Thâm hụt thương mại là điều Tổng thống Trump quan tâm hơn cả khi nói về căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nhưng thực tế lại đi ngược những gì ông Trump mong muốn, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang trong những tháng qua đi kèm với tỷ lệ thâm hụt này gia tăng, thậm chí con số này sẽ còn lớn hơn vào cuối năm nay. Và không có gì nghi ngờ khi ông Trump gần đây không còn nói đến việc ông sẽ chiến thắng trong giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Trong khi đó, phía Trung Quốc sẽ không ngồi yên để Mỹ áp thuế suất. Ngoài những đòn đáp trả, Bắc Kinh cũng có những biện pháp củng cố nền kinh tế của mình. Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẽ quyết định phạm vi và tốc độ mở cửa nền kinh tế để phù hợp với lợi ích trong nước và diễn biến tình hình.
Điều mà nhiều nhà phân tích thấy rõ ràng nhất là Mỹ sẽ không thắng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ít nhất là vào lúc này. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ chiến thắng. Cả hai nền kinh tế sẽ phải chịu tổn thất nếu cuộc chiến thương mại leo thang, kéo theo đó là những căng thẳng lan sang các lĩnh vực khác như an ninh. Chính quyền Mỹ muốn một cuộc “cạnh tranh thương mại không khoan ngượng”, trong khi Trung Quốc sẵn sàng đáp trả. “Nếu hai bên không có những chiến lược cẩn trọng, cả thế giới cũng sẽ bị kéo vào cuộc chiến này- một cuộc xung đột kiểu mới giữa các cường quốc lớn”, The Diplomat tóm lại các ý kiến chuyên gia./.
Hoàng Lê
Theo VOV.VN/ The Diplomat
Tàu chiến Trung Quốc hung hăng, tiếp cận nguy hiểm chiến hạm Mỹ trên Biển Đông
Một tàu chiến Trung Quốc đã tiếp cận không an toàn và không chuyên nghiệp với tàu khu trục USS Decatur khi chiến hạm Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra gần các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 30/9, CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Đại Úy Charles Brown, phát ngôn viên Hạm đội Mỹ-Thái Bình Dương trong một cuộc phỏng vấn với CNN khẳng định tàu khu vực Luyang của Trung Quốc đã gửi đi các cảnh báo buộc USS Decatur phải rời đi.
Theo ông Brown, tàu chiến Trung Quốc đã có những hành động hung hăng, tiếp cận ở khoảng cách 40 m phía trước USS Decatur buộc chiến hạm Mỹ phải điều hướng di chuyển để tránh va chạm.
Tàu khu trục Mỹ USS Decatur. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Vị quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định bất chấp các cảnh báo của Bắc Kinh, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trên không, trên biển ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép trên Biển Đông.
CNN hôm 30/9 dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết hải quân nước này cùng ngày đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Gaven và đá Côlin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của hải quân Mỹ.
Việc Mỹ điều tàu tuần tra tới Trường Sa được cho là động thái gửi đi thông điệp thách thức những tuyên bố phi lý tại Biển Đông cũng như tham vọng quân sự hóa vùng biển này của Trung Quốc.
Cách đây ít ngày, Trung Quốc chỉ trích Mỹ có hành động khiêu khích khi cử phi đội máy bay ném bom B-52 đến Biển Đông. Lầu Năm Góc khẳng định chuyến bay nằm trong chuỗi "hoạt động được lên kế hoạch định kỳ nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động với các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực".
Quan hệ Mỹ-Trung thời gian đang leo thang căng thẳng liên quan tới cuộc chiến thương mại.
Một quan chức cấp cao Mỹ hôm 30/9 cho biết Trung Quốc đã hủy một cuộc họp an ninh dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 10 với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Tuần trước, Trung Quốc đã từ chối để tàu chiến Mỹ cập cảng Hong Kong. Không lâu trước đó, Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và tạm ngừng các cuộc đàm phán quân sự cấp cao để phản đối quyết định áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua máy bay và hệ thống phòng không của Nga.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
EC: Bất đồng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang cao hơn bao giờ hết Ngày 28/9, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách đồng Euro Valdis Dombrovskis cho biết, rủi ro vì bất đồng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ hiện đang cao hơn bao giờ hết. Phó Chủ tịch EC phụ trách đồng Euro Valdis Dombrovskis. (Nguồn: AFP/Sputnik) Trên Twitter, ông Dombrovskis cho biết sự gia tăng rõ rệt của chủ nghĩa...