Cuộc chiến thừa kế đế chế hơn 14 tỷ USD sau khi ‘vua sòng bài’ qua đời
Hà Hồng Sân được mệnh danh là “vua sòng bài” Macau, xây dựng cơ nghiệp từ cảnh tay trắng, chi phối kinh đô cờ bạc lớn nhất thế giới trong gần 4 thập kỷ trước khi qua đời ngày 26/5.
Nhà tài phiệt nổi tiếng lãnh đạo đế chế sòng bạc siêu lợi nhuận thông qua công ty SJM Holdings. Theo Bloomberg, tổng giá trị đế chế kinh doanh của ông lên đến khoảng 14,9 tỷ USD. “Vương miện” của đế chế này chính là SJM Holdings, công ty sở hữu 22 sòng bài ở Macau, với giá trị khoảng 6 tỷ USD. Ảnh: YM YIK.
Ông có đến 4 người vợ và ít nhất 17 người con. Trước tranh giành tài sản giữa các con và vợ, ông Hà vào năm 2012 đã tái cấu trúc lại công ty để giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong đại gia đình. Ảnh: South China Morning Post.
Cuộc chiến tranh giành thừa kế đế chế của ông Hà đến tháng 1/2019 lại tăng nhiệt trở lại không lâu sau khi ông tuyên bố nghỉ hưu. Pansy Ho, con gái lớn nhất của ông và người vợ thứ hai, đã liên kết với các thành viên khác trong gia đình để huy động cổ phần mong áp đảo bà Angela Leong, vợ thứ tư của “vua sòng bài” Macau. Ảnh: Instagram.
Ông Hà là người tiên phong trong việc biến vùng đất từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha ở vùng duyên hải phía nam Trung Quốc trở thành thiên đường cờ bạc châu Á. Ông thắng thầu giấy phép độc quyền kinh doanh sòng bài ở Macau vào năm 1961. Theo Macau News, tính đến tháng 3/2020, công ty SJM Holdings đang nắm quyền kiểm soát 22/41 sòng bài tại đặc khu này. Trong ảnh, Hà Hồng Sân lên đường sang Bồ Đào Nha vào ngày 8/1/1962 để ký hợp đồng kinh doanh sòng bài. Ảnh: South China Morning Post.
Hà Hồng Sân (thứ ba, từ trái sang) đứng cạnh nhà tài phiệt Hoắc Anh Đông (Henrry Fok Ying-tung) trong một buổi họp mặt các cựu học sinh Hoàng hậu Thư viện (Queen’s College), trường trung học công lập đầu tiên tại Hong Kong. Ông là đứng đầu niên khóa từ năm thứ 3 tại trường đến khi tốt nghiệp năm 1939 và nhận học bổng ngành khoa học của Đại học Hong Kong từ năm 1939-1941. Ảnh: South China Morning Post.
Đế chế độc quyền của ông Hà ở Macau kết thúc vào năm 2001, khoảng 2 năm sau khi Bồ Đào Nha trao trả hòn đảo cho chính quyền Trung Quốc. Bắc Kinh cho phép một số công ty nước ngoài như Las Vegas Sands của tỷ phú Mỹ Sheldon Adelson nhảy vào Macau. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh mở cửa và nền kinh tế phát triển tăng vọt của Trung Quốc không bóp nghẹt đế chế của ông Hà, ngược lại tiếp tục giúp khối tài sản của ông ngày một lớn. Ảnh: South China Morning Post.
“Vua sòng bài” Macau là một trong những nhà tài phiệt giàu nhất ở châu Á. Một trong những sở thích xa hoa nhất của ông là sưu tầm ôtô, với mẫu xe ưa thích là Rolls-Royce. Ông mua chiếc Rolls-Royce Phantom vào năm 2003 khi lúc đó trị giá 7 triệu đô Hong Kong, với biển số đặc biệt “HK 1″ trị giá 100 triệu đô Hong Kong. Ảnh: South China Morning Post.
Theo giới phân tích, việc “vua sòng bài” qua đời sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến việc vận hành hàng ngày của đế chế tỷ đô này. Ông đã về hưu từ năm 2018, chỉ giữ vị trí “chủ tịch danh dự” của SJM Holdings. Ông giao chức chủ tịch và giám đốc điều hành cho con gái là Daisy Ho. Đồng chủ tịch và cổ đông lớn thứ hai của công ty đang là bà Lương An Kỳ (Angela Leong), người vợ thứ 4 của ông Hà. Trong ảnh, Pansy Ho (Hà Siêu Quỳnh), con gái lớn nhất của ông Hà và người vợ thứ hai, là một trong những người giàu nhất Hong Kong. Ảnh: South China Morning Post.
Đế chế của ông Hà Hồng Sân còn vươn ra nước ngoài, đơn cử là giấy phép kinh doanh một sòng bài ở Bồ Đào Nha và năm 1984 và thương vị mở Sòng bài Bình Nhưỡng ở Triều Tiên vào năm 2000. Doanh thu từ sòng bài ở Macau bị ảnh hưởng mạnh vì chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động. Tuy nhiên, SJM vẫn nỗ lực thu hút du khách đến Macau với việc mở khu phức hợp Grand Lisboa mới, dự kiến trong năm 2019. Ảnh: South China Morning Post.
‘Vua sòng bạc’ Hà Hồng Sân biến Macau thành Las Vegas của châu Á
Trước khi hưởng thọ ở tuổi 98, tỷ phú Hà Hồng Sân – người được mệnh danh là “vua sòng bạc” đã góp phần đưa Macau vượt Las Vegas để trở thành kinh đô casino của thế giới.
Trung Quốc trục xuất phóng viên 3 báo lớn của Mỹ
Trung Quốc tuyên bố trục xuất toàn bộ nhân viên thường trú của 3 hãng tin lớn của Mỹ là New York Times, Wall Street Journal và Washington Post.
(Ảnh minh họa: Xinhua)
Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tất cả những nhân viên và phóng viên thường trú của 3 hãng tin là New York Times, Wall Street Journal và Washington Post sẽ bị tước thẻ hoạt động báo chí tại Trung Quốc, tất cả các thẻ sẽ phải được thu hồi trong thời 10 ngày trước khi họ buộc phải trở về Mỹ.
Cũng theo lệnh cấm trên, những phóng viên của các tòa soạn nằm trong danh sách sẽ tạm thời bị cấm hoạt động báo chí tại các đặc khu kinh tế Hong Kong và Macau.
Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh còn liệt 5 hãng truyền thông là Voice of America, New York Times, Wall Street Journal, Washington Post và tạp chí Time là các cơ quan chính phủ nước ngoài. Theo đó, các hãng này phải kê khai thông tin nhân viên, tài chính và các tài sản của họ cho chính quyền Trung Quốc.
Động thái của chính phủ Trung Quốc được coi là đòn trả đũa tiếp theo sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định cắt giảm nhân viên thường trú của các cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Mỹ và liệt 5 hãng truyền thông của Trung Quốc là các thực thể chính phủ nước ngoài.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Zhao Lijian, cảnh báo chính quyền Washington rằng những hành động của Mỹ với các cơ quan truyền thông Trung Quốc có thể làm mối quan hệ song phương giữa hai nước xấu đi và nó sẽ có thể khiến Trung Quốc có thêm những hành động trả đũa tiếp theo đối với Mỹ.
Ngay sau quyết định trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đại diện của một trong những cơ quan truyền thông Mỹ được đề cập trong danh sách cấm vận của chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối.
"Chúng tôi cực lực lên án bất cứ một hành động nào nhằm trục xuất phóng viên Mỹ của chính quyền Trung Quốc. Quyết định của chính phủ Trung Quốc thực sự khá đáng tiếc khi xảy ra giữa lúc cả thể giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có. Khi cả thế giới đang cần tới những thông tin về dịch bệnh Covid-19 thì Trung Quốc lại đang tìm cách ngăn chặn hoặc hạn chế luồng thông tin đó", Martin Baron từ Washington Post nói.
Năm ngoái, Mỹ đã cấp 425 thị thực báo chí cho công dân Trung Quốc, bao gồm cả các thành viên trong gia đình, theo dữ liệu chính thức của Washington.
Đặng Long
Theo dantri.com.vn/ SCMP
Sa thải 300 nhân viên hàng không vì nCoV Philippine Airlines hôm nay tuyên bố đã cắt giảm 300 nhân viên nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp sau khi bị tổn thất vì dịch Covid-19 bùng phát. Hãng hàng không lớn nhất Philippines cho biết họ đã thực hiện xong quyết định này dựa trên "sự tự nguyện" và "đúng quy trình", thêm rằng đây là động thái nhằm tăng doanh thu...