Cuộc chiến thầm lặng của người khắc chế ‘thần chết’
Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, nhưng với những người lính rà phá bom mìn, cuộc chiến của họ vẫn còn dai dẳng.
Chúng tôi đến Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong một chiều tháng 4, khi thế giới đang tưởng nhớ Ngày phòng chống bom mìn (4/4), cùng chung tay hạn chế những tai nạn do bom mìn gây ra cho cộng đồng.
Cuộc chiến thầm lặng của những chiến sỹ công binh Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5
Được thành lập với nhiệm vụ rà phá bom mìn và xử lý chất độc hóa học quân sự do chiến tranh để lại. Năm 2005, Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 được ra đời.
Đón chúng tôi, Thiếu tá Mai Văn Lập, Trưởng Ban Tham mưu kế hoạch, Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ TLQK 5 cho biết: “Thời gian này, hầu hết lãnh đạo đều đi công tác, các chiến sĩ trực tiếp đều đi công trường làm nhiệm vụ và chỉ có bộ phận gián tiếp ở nhà mà thôi.
Chuyện rà phá bom mìn của chúng tôi được ví là cuộc chiến tranh thầm lặng giữa thời bình. Bởi lẽ, không chỉ tính chất công việc mà còn về di chứng để lại. Nếu vật liệu nổ gây nên cái chết tức thời thì chất độc hóa học quân sự lại gây những tác hại lâu dài và âm ỉ”.
Hai quả bom 3.000 bảng Anh được Trung tâm xử lý thành công
Thiếu tá Lập nói tiếp: “Nếu theo số liệu của Bộ Quốc phòng thì anh em chúng tôi còn “chiến đấu” đến khoảng 300 năm nữa mới tháo hết 600.000 tấn bom mìn nằm rải rác trên khoảng 6,6 triệu ha đất đai. Ở đâu nhiệm vụ cần thì chúng tôi có mặt nhằm giảm thiểu thương vong do bom mìn đến mức thấp nhất có thể.
Mỗi năm đơn vị đã thu hồi và xử lý từ 5-7 tấn đạn, vật liệu nổ tẩy rửa hàng tấn chất độc hóa học quân sự rà phá bom mìn và xử lý chất độc hóa học cho khoảng 1.500 ha diện tích đất…
Trong 7 năm qua, tổng số lượng thu gom tiêu hủy lên đến hơn 100 tấn bom bạn, chất độc hóa học quân sự các loại giải phóng và đưa vào sử dụng trên 24.000.000 ha đất hoang hóa.
Mỗi năm, Trung tâm rà phá bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xử lý được 5-7 tấn bom đạn, vật liệu nổ các loại
Đặc biệt, năm 2007, Trung tâm đã tháo gỡ thành công 2 quả bom hạng nặng loại 3.000 bảng Anh với bán kính sát thương lên đến 2km nếu phát nổ tại khu tái định cư A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Video đang HOT
Mới đây nhất, chúng tôi vừa xử lý một khu chôn lấp bom đạn do quân đội Mỹ để lại tại khu vực K55 (Hòa Phát, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) với số lượng bom đạn và vật liệu nổ lên đến hơn 70 tấn. Đây là kho vật liệu nổ được tháo dỡ lớn nhất từ trước đến nay do đơn vị thực hiện.
Và không chỉ làm nhiệm vụ trong nước, đơn vị còn giúp đỡ các nước bạn Lào, Campuchia xử lý bom mìn còn sót lại từ thời chiến tranh”.
Những cái chết khó lường !
Ngoài việc xử lý vật liệu nổ, Trung tâm còn có nhiệm vụ xử lý chất độc hóa học quân sự còn sót lại sau chiến tranh. Do số lượng bom mìn còn sót lại không còn nguyên vẹn, hồ sơ vị trí cũng như tình trạng hoạt động bất thường gây nên những cái chết thương tâm đầy bất ngờ cho người dân và cả chính những người lính ra phá bom mìn.
Thiếu tá Mai Văn Lập kiểm tra một quả bom trước khi xử lý
Thiếu tá Mai Văn Lập chia sẻ: “Bom mìn, chất độc hóa học quân sự còn sót lại đều nằm rãi rác, lẫn cả đất canh tác, thậm chí ngay dưới nền nhà ở của người dân. Gần 40 năm tồn tại, các loại bom mìn, chất độc đều bị biến dạng, không còn nguyên vẹn nên rất khó phân biệt từ chủng loại cho đến vị trí các ngòi nổ, kíp nổ…
Đây là những cái chết bất ngờ không chỉ đối với người lính rà phá bom mìn mà cả với người dân mỗi khi xử lý sai sót hay vô tình vướng phải. Chứng kiến những người dân thường vô tội bị tử nạn, hay mất đi một phần cơ thể do bom mìn để lại ngay trong giữa thời bình khiến người lính chúng tôi không thể cam lòng.
Nhưng sự khốc liệt “chiến tranh” là khó tránh khỏi, năm 2007, chúng tôi đã phải chứng kiến sự ra đi của Trung úy Nguyễn Hoàng Công, Đội phó đội rà phá bom mìn khi đang xử lý quả đạn 105mm tại khu vực thủy điện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Trong lúc xử lý an toàn, do đầu đạn bị chôn lấp quá lâu nên bất ngờ phát nổ làm Trung úy Công hy sinh và một chiến sỹ nữa bị thương”.
Còn rất nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng mà người chiến sĩ công binh phải đối mặt. Trường hợp xử lý chất độc hóa học quân sự ở Bình Định xử lý bom mìn ở khu vực cảng Vân Phong (Phú Yên) xử lý khu chôn lấp bom đạn K55 (Đà Nẵng) thủy điện Sông Bung 4 (Quảng Nam) khu tái định cư A Lưới (Thừa Thiên Huế)… là những điển hình.
Các chiến sĩ phải thực hiện tất cả các công đoạn bằng tay, đào hầm dưới đất để thao tác, thậm chí phải thao tác cả trong môi trường bùn đất dưới đáy biển. Khi ấy, những nguy hiểm như ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khó lường.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam còn hơn 600 ngàn tấn bom đạn và để xử lý hết số bom đạn này cần năm khoảng 300 năm
Chia tay chúng tôi, Thiếu tá Mai Văn Lập không quên tư vấn: “Trong tất cả các loại bom mìn, nguy hiểm nhất là đạn M72, đạn Catset, đạn M79 và bom bi. Các loại đạn này không chỉ rất dễ nổ mà tồn dư rất nhiều và dưới nhiều dạng nên .
Ngoài ra, các loại chất độc hóa học quân sự như OB, chất ức chế thần kinh… có thể gây tử vong, thương tích và di chứng nếu hít hoặc dây phải. Nên nếu phát hiện, người dân nên tránh xa, cấp báo cho cơ quan quân sự địa phương để có biện pháp xử lý cần thiết. Tránh những cái chết thương tâm không đáng có”.
Theo vietbao
Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù giam
Sáng 4/4, Viện KS đã đưa ra mức án đề nghị cho các bị cáo trong vụ án Đoàn Văn Vươn.
* Tiếp tục cập nhật
Ngày 4/4, phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng xét xử vụ án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại đầm tôm hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5/1/2012 bước sang ngày xét xử thứ ba.
8h10 sáng, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Theo đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5- 6 năm tù; Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng - 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng - 4 năm tù; Đoàn Văn Vệ: 20- 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội "Giết người" theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự.
2 bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18- 24 tháng treo và Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 - 18 tháng treo cho thử thách về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo không phải thực hiện trách nhiệm dân sự do bị hại không có yêu cầu.
Các mức án đề nghị đều thấp hơn so với khung hình phạt. Sở dĩ có mức án này là vì Viện kiểm sát đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Đối với các bị cáo phạm tội giết người: với vai trò tổ chức, chủ mưu, trực tiếp mua 1 khẩu súng hoa cải, hướng dẫn Quý làm mìn, chỉ đạo... nên Đoàn Văn Vươn có vai trò cao nhất trong vụ án.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù
Tình tiết giảm nhẹ cho Đoàn Văn Vươn là quá trình điều tra thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, từng tham gia quân đội. Hậu quả giết người chưa xảy ra. Do vậy, hình phạt áp dụng có thể thấp hơn khởi điểm khung hình phạt.
Bị cáo Quý vừa tham gia bàn bạc vừa thừa hành tích cực, bố trí mìn, sử dụng súng bắn. Thực hiện hành vi rất quyết liệt nên vai trò thứ 2 sau Vươn. Bị cáo Quý sau đó ra đầu thú, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, chưa xảy ra hậu quả chết người.
Bị cáo Sịnh, tham gia bàn bạc, góp tiền mua súng, nắm tình hình... với vai trò giúp sức. Song do từng trong quân đội, nhân thân tốt, phạm tội chưa đạt. Bị cáo Vệ giúp các bị cáo chủ mưu. Vệ tham gia đồng phạm giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Trong giai đoạn điều tra thành khẩn khai báo, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Vệ được áp dụng hình phạt thấp nhất, có thể cho cải tạo ở ngoài xã hội.
Với nhóm chống người thi hành công vụ, 2 bị cáo có vai trò gần như nhau. Bị cáo Thương thành khẩn khai báo nên có thể dưới mức khởi điểm. 2 bị cáo đều là phụ nữ nông thôn, nhận thức hạn chế, nơi cư trú rõ ràng, có chồng bị tạm giam trong 1 vụ án, có thể áp dụng cải tạo ngoài xã hội.
Trong bản luận tội, vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố nêu rõ: dù các bị cáo tại tòa cho rằng, có một số tình tiết trong cáo trạng không đúng song qua nhiều lời khai có sự tham gia của luật sư, kiểm sát viên. Bên cạnh đó, có nhiều bản tường trình do các bị cáo tự viết đã được thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa.
Các lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, phù hợp với biên bản hiện trường, với vật chứng lưu trữ, đặc biệt phù hợp với bị cáo Vươn, Sịnh tại phiên tòa.
Do không đồng tình với việc thu hồi đất, bị cáo Vươn nhiều lần bàn bạc với các bị cáo khác nhằm chuyển từ tranh chấp hành chính sang hình sự. Các bị cáo đều là người thân, trong gia đình nên mọi việc được bàn bạc, lên kế hoạch.
Tại phiên tòa những người bị hại khẳng định họ làm nhiệm vụ rà phá chất nổ, chất cháy, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
Cũng trong phiên tòa những người làm chứng xác định Đoàn Văn Quý sử dụng đạn hoa cải bắn vào tổ công tác. Hậu quả khiến 7 người bị thương.
Các khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu được đã chứng minh cho hành động của các bị cáo.
Do đó có đủ căn cứ kết luận, các bị cáo Vươn, Quý, Sịnh, Vệ đã nhiều lần bàn bạc, thống nhất dựng hàng rào ngăn chặn đoàn cưỡng chế đến các hành động nguy hiểm như dùng súng hoa cải, mìn tự tạo để chống lại đoàn cưỡng chế.
Hiểu rõ tầm nguy hiểm của các loại vật liệu nổ, súng hoa cải, bất chấp hậu quả chết người các bị cáo vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của các bị cáo. Trong vụ án này, Vươn là người chủ mưu, Quý là người tích cực, Vệ, Sịnh là giúp sức.
Viện kiểm sát cũng bác bỏ quan điểm cho rằng, do quyết định thu hồi đất không đúng nên thu hồi đất là trái pháp luật nên hành động của các bị cáo là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Theo Viện kiểm sát, có đủ căn cứ để thấy quan điểm này không phù hợp: Đó là các bị cáo đã dùng mìn, súng để tước đoạt sinh mạng của người khác; những người bị hại là chiến sĩ công an, cán bộ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không có mâu thuẫn với các bị cáo, không biết quyết định đúng cưỡng chế hay sai; những người bị hại không có lỗi với các bị cáo, không có mâu thuẫn; với mục đích chuyển vụ án hành chính dân sự sang hình sự, các bị cáo đã chuẩn bị mìn, súng để tấn công người thi hành công vụ.
Theo Viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo rất quyết liệt. Đến hàng rào thứ nhất đã cho nổ mìn, hàng rào thứ 2 thì bắn súng hoa cải. Khi người bị hại bị thương, các bị cáo tiếp tục bắn và dùng rơm đốt. Khi sử dụng 2 khẩu súng trên ở khoảng cách 20 mét có thể gây sát thương cao, nguy hiểm tính mạng. Như vậy, với ý thức chủ quan và hành vi khách quan, đã có đủ căn cứ khẳng định các bị cáo vi phạm vào tội Giết người.
"Hành vi phạm tội của các bị cáo nguy hiểm tới xã hội, xâm hại tới trật tự quản lý, làm tổn hại sức khỏe của 7 người, làm ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị" - bản luận tội viết.
8h45, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng tại tòa.
Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng: 4 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957), Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị đề nghị truy tố trước tòa tội danh " Giết người" được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), có khung hình phạt từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình.
Hai bị cáo nữ trong vụ án này là Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý ) bị đề nghị truy tố ra trước tòa tội danh "Chống người thi hành công vụ" được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
Theo xahoi
Phú Yên: Phát hiện 85 quả lựu đạn trong móng nhà Chiều ngày 15/3, đại tá Lê Tấn Mỹ, Chủ nhiệm Kỹ thuật Bộ CHQS tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa thu gom tại nhà hộ dân tổng cộng 85 quả lựu đạn của Mỹ... Chiều ngày 14/3, các thợ xây nhà đang đào móng nhà cho bà Nguyễn Thị Kim Huyền ở 29D Phan Đình Phùng (phường 1, TP Tuy...