“Cuộc chiến tài chính” giữa Mỹ và IS
Hôm qua (19/11) Lầu Năm Góc cho biết, Liên quân do Mỹ lãnh đạo đã phá hủy 116 xe bồn chở dầu của IS tại al-Bukamal ở Syria.
Hình ảnh do Lầu Năm Góc cung cấp cho thấy nhà máy lọc dầu ở Syria trước và sau cuộc không kích của Mỹ
Nhưng có lẽ điều này chẳng ăn thua gì vì cùng lúc IS tung ra đồng tiền đúc bằng vàng thật để cạnh tranh với đồng đôla Mỹ.
Người phát ngôn của liên quân, Đại tá Steve Warren, nói: “Đó là một cuộc oanh kích bất ngờ. Cuộc không kích thuộc khuôn khổ một làn sóng bao trùm khắp khu vực khai thác dầu hỏa này và thực sự đã gây thiệt hại nặng nề cho bọn chúng”. Khu vực khai thác dầu hỏa al-Bukamal nằm bên trong quận Deir ez-Zur của Syria. Đại tá Warren nói tiếp rằng “dầu hỏa tài trợ cho hơn 50% hoạt động của IS, và đây là thứ mà chúng tôi cần phải loại trừ”.
Trước đó các cuộc không kích của Mỹ tránh không nhằm vào các xe bồn chở dầu vì lo rằng những người lái xe có thể là thường dân Syria.
Cũng trong ngày hôm qua IS giới thiệu đồng tiền dinar bằng vàng. Đây là một chỉ dấu cho thấy những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chưa đem lại kết quả gì.
Video đang HOT
Một nhà nước thì phải có đồng tiền riêng. Đây cũng là điều tổ chức Nhà nước Hồi giáo muốn khẳng định. Mới đây, tổ chức khủng bố này đã chính thức tung đồng tiền mới, đồng “dinar vàng”, được đúc từ vàng thật. … Theo các chuyên gia, IS đúc tiền để củng cố tầm ảnh hưởng của mình.
Tổ chức khủng bố IS muốn đưa ra hệ thống đồng tiền riêng dinar (vàng), dirham (bạc) và bạc cắc (đồng).
…Để đúc tiền phải cần đến nhiều tiền, ngoài giải thích chiếm được ngân hàng trung ương của Iraq ở Mossoul, tổ chức khủng bố này phải còn có nhiều nguồn thu khác. IS khẳng định họ “giàu sụ là nhờ đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình”, trong đó bán dầu khí, buôn cổ vật, và tống tiền là những nguồn thu chính yếu của tổ chức này.
Với 8 điểm khai thác dầu tại Iraq và Syria, theo ước tính của Daveed Gartenstein-Ross, một chuyên gia về tài chính của quân khủng bố thuộc Foudation for Defense of Democraties tại Washington, với mức bán 30-40 USD/ thùng dầu thô so với giá thị trường 100 USD thì mỗi ngày IS thu về từ một đến hai triệu USD.
Nguồn thu tài chính lớn thứ hai, ngang ngửa với dầu khí là thuế. Tổ chức này cũng muốn được xem như là một Nhà nước có những thuộc tính một bộ máy cầm quyền: tiền tệ riêng và thu thuế chẳng hạn. Chỉ có điều nguồn thu thuế đó lại được thể hiện dưới hình thức tống tiền theo kiểu mafia để đổi lấy sự an toàn cho bản thân và gia đình. Thêm vào đó là thu từ việc tịch biên gia sản của người dân (những người bỏ của chạy trốn quân khủng bố hay tiền phạt vi phạm các quy định của tổ chức này) hoặc là cướp bóc hàng cứu trợ từ các chính phủ Iraq và Syria.
IS kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, nằm dọc theo thung lũng sông Tigris và Euphrate. Đây cũng là vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Theo ước tính, mỗi năm IS thu được khoảng 200 triệu USD từ thu hoạch lúa mì và đại mạch, được bán ra thị trường chợ đen.
Về buôn lậu cổ vật, cho đến giờ vẫn chưa thể nào khẳng định. Nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, nguồn thu từ buôn lậu cổ vật mỗi năm mang về cho tổ chức khủng bố trên dưới 100 triệu USD. Bên cạnh những nguồn thu chính trên còn phải kể đến những khoản đóng góp từ các nhà hảo tâm nước ngoài. Theo chính quyền Bagdad, đây mới chính là nguồn thu quan trọng nhất của IS từ rất lâu nay, đến từ nhiều nước như Ả Rập Xê Út, Qatar. Hiện nguồn thu này đã bị giảm xuống, chỉ còn khoảng 40 triệu USD/năm.
Cuối cùng là nguồn thu từ bắt cóc tống tiền. Số tiền thu được từ hoạt động này cũng ngang bằng với các khoản quyên góp từ nước ngoài 35-45 triệu USD/năm. Theo các nguồn tin y tế Iraq, dường như được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc xác nhận, thì tổ chức khủng bố này cũng rất tích cực trong hoạt động buôn nội tạng người, được lấy từ các tù binh, lính chết trận hay tù nhân bị thương. Vẫn theo tổ chức của Liên Hiệp Quốc này, hiện vẫn còn hơn 250.000 phụ nữ và trẻ em vẫn bị giam giữ rồi bị đem bán.
Theo Th.Long/AFP, AP…
PetroTimes
Siêu bão mạnh nhất Tây bán cầu đổ vào Mexico
Cơn bão Patricia, được đánh giá là lớn nhất Tây bán cầu từ trước đến nay, đã đổ bộ vào Mexico đêm 23.10 với sức gió hơn 265 km/giờ, theo trung tâm cảnh báo bão quốc gia (Mỹ).
Bão Patricia làm ngã đổ cây cối ở Jalisco, Mexico - Ảnh: Twitter Cảnh sát liên bang Mexico
Cơn bão được xếp vào cấp độ 5 (cấp mạnh nhất) đổ bộ vào Mexico vào lúc 19 giờ 15 tối 23.10 (giờ địa phương) có thể đã gây thiệt hại nặng nề cho các khu nghỉ mát ven biển và đang hướng đến phía bắc Mexico với tốc độ 22,5 km/giờ, theo ABC News.
Cục giám sát đại dương và khí quyển quốc gia (NOAA, Mỹ) cảnh báo, cơn bão Patricia có thể ảnh hưởng đến ít nhất 4 bang Michoacan, Colima, Jalisco và Nayarit thuộc Mexico.
Khi đổ bộ vào Mexico, dù được đánh giá là siêu bão thuộc cấp 5 nhưng thực ra bão Patricia đã bị suy yếu với sức gió mạnh nhất giảm từ 321,8 km/giờ xuống còn 265 km/giờ. Hơn 7 triệu người đang ở trong khu vực nằm trên đường đi của bão, theo NBC News.
Hiệp hội khí tượng thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết, bão Patricia được so sánh với cơn bão Haiyan (Hải Yến) tại Philippines năm 2013 khiến hơn 7.300 người chết và mất tích, theo AP.
NOAA dự đoán bão Patricia sẽ gây mưa từ 20-30 cm, có thể gây ra lũ quét, lũ bùn đe dọa tính mạng người dân. Cơn bão còn có thể gây lũ lụt ở các vùng ven biển, những con sóng lớn và có sức tàn phá mạnh có thể sẽ xuất hiện, cùng với nước xoáy nguy hiểm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Mark Toner nói rằng có hàng chục ngàn khách du lịch Mỹ và cư dân Mexico bị kẹt lại vùng bão vì sân bay và cảng biển tại thành phố Puerto Vallarta bị đóng cửa.
Puerto Vallarta là thành phố nghỉ mát nổi tiếng thu hút khách du lịch nước ngoài tại Mexico. Thành phố đã ra lệnh sơ tán người dân và nhiều du khách được đưa đến một trong số 14 chỗ trú tại bang Colima. Tất cả các trường học tại bang này đã đóng cửa, lệnh khẩn cấp được ban bố trên toàn bang, theo AP.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bão Koppu gây thiệt hại nặng nề cho Philippines Bão Koppu đổ bộ vào Philippines từ hôm 18/10 vừa qua đã khiến 22 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải đi sơ tán. Ngoài ra, bão cũng gây thiệt hại nặng cho ngành nông nghiệp Philippines ước tính lên tới 128 triệu USD. Trong báo cáo đưa ra hôm nay (20/10), Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, bão Koppu đã hủy...