‘Cuộc chiến sữa’ New Zealand – Canada khơi mào tranh chấp thương mại đầu tiên trong CPTPP
Ông Damien O’Connor, Bộ trưởng Thương mại kiêm Bộ trưởng Nông nghiệp của New Zealand cho rằng Canada đã đóng cửa thị trường sữa của quốc gia Bắc Mỹ này đối với các nhà xuất khẩu New Zealand.
Một trang trại nuôi bò sữa gần Oxford, New Zealand. Ảnh minh họa: theglobeandmail
Do đó, New Zealand đã chính thức yêu cầu thành lập ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp thương mại với Canada trong khuôn khổ của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận đã đi vào hiệu lực từ cuối tháng 12/2018.
Cuộc chiến này xoay quanh cơ chế phân bổ quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường sữa của Canada mà Ottawa dành cho các đối tác thương mại trong CPTPP. Theo hệ thống quản lý nguồn cung sữa của Canada, quốc gia này bảo vệ nông dân trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài với bức tường thuế quan cao, nhưng cho phép một số quyền tiếp cận đặc biệt theo cơ chế hạn ngạch thuế quan (hay TRQs). Khiếu nại này là tranh chấp đầu tiên trong khuôn khổ của CPTPP.
Theo ông O’Connor, Canada không tuân thủ các cam kết mà nước này đưa ra trong CPTPP để cho phép các sản phẩm sữa vào thị trường Canada. New Zealand cáo buộc Canada quản lý hạn ngạch thuế quan không đúng cách. Đầu năm nay, ông O’Connor ước tính rằng mức thiệt hại đối với New Zealand lên tới 68 triệu NZD (41,5 triệu USD) trong hai năm đầu tiên kể từ khi hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Video đang HOT
Ông O’Connor cho hay New Zealand đã khởi xướng tranh chấp vào ngày 12/5 bằng cách yêu cầu tham vấn chính thức với Ottawa. Các cuộc tham vấn đã diễn ra vào tháng Sáu, nhưng không giải quyết được vấn đề.
Theo luật sư thương mại quốc tế Lawrence Herman, khiếu nại của New Zealand tương tự vụ kiện mà Chính phủ Mỹ đã theo đuổi thành công trong khuôn khổ Thỏa thuận Mỹ – Mexico- Canada (USMCA). Vào tháng 1/2022, một hội đồng của USMCA ra phán quyết rằng cách quản lý thương mại sữa của Canada đã vi phạm thỏa thuận này và yêu cầu Canada phải thay đổi cách thức cấp quyền tiếp cận ưu đãi với thị trường sữa.
Tuy nhiên, nông dân chăn nuôi bò sữa của Canada bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ thắng trong cuộc tranh chấp thương mại với New Zealand. Bà Shanti Cosentino, Thư ký báo chí của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Mary Ng, khẳng định Canada thực hiện nghiêm túc các cam kết trong CPTPP. Bà cho hay các nhà xuất khẩu của New Zealand đang tận dụng TRQ của CPTPP, đặc biệt với bơ và pho mát, đồng thời khẳng định Canada sẽ tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Với quy mô dân số chỉ 5,1 triệu người, New Zealand được đánh giá là một cường quốc về sữa. Trong năm 2021, New Zealand là nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới và chiếm khoảng 35% thương mại thế giới về các sản phẩm sữa.
Tranh chấp thương mại có nguy cơ làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ
Tranh cãi về trợ cấp của Washington trong lĩnh vực ô tô điện có thể sẽ cản trở nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Politico
Khi các quan chức cấp cao của EU và Mỹ gặp nhau tại một hội nghị ở Washington vào tháng tới, hai bên nhiều khả năng sẽ thống nhất về nhiều nội dung, từ vaccine đến trí tuệ nhân tạo, nhưng trừ vấn đề trợ cấp cho xe điện.
Một cuộc tranh cãi thương mại xuyên Đại Tây Dương về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ, theo đó cung cấp các khoản trợ cấp khổng lồ cho người dân mua ô tô sản xuất trong nước, đang làm lu mờ một trong những nỗ lực cốt lõi nhằm thiết lập lại mối quan hệ giữa Brussels và Washington trong thời kỳ hậu Donald Trump. Đây là quan điểm của hơn chục quan chức có liên quan trực tiếp đến vấn đề này.
Sự kiện sắp diễn ra vào đầu tháng 12 năm nay, được gọi là hội nghị Hội đồng Công nghệ và Thương mại EU - Mỹ (TTC), có sự tham gia của Ủy viên về cạnh tranh EU, Giám đốc kỹ thuật số châu Âu Margrethe Vestager và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, vốn có kế hoạch gặp nhau hai lần một năm để thúc đẩy hợp tác lớn hơn về mọi lĩnh vực từ tài trợ chung các dự án viễn thông ở các nền kinh tế mới nổi đến hợp tác chống lại thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, khi các quan chức này gặp nhau tại Washington vào ngày 5/12, cuộc đàm phán của họ có thể bị cản trở bởi những bất đồng về trợ cấp của Mỹ cho sản xuất ô tô điện. Mỹ nói rằng các khoản trợ cấp là cần thiết để khởi động nền kinh tế; ngược lại, Brussels lưu ý chúng dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ không công bằng.
Tình trạng bế tắc và có nguy cơ ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đang làm suy yếu các nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhằm vượt qua kỷ nguyên Trump để củng cố quan hệ giữa hai đối tác thương mại và an ninh lớn nhất thế giới.
"Sẽ luôn có những bất đồng. Sẽ luôn có những lĩnh vực mà chúng tôi không đồng ý. Điều đó là bình thường, nó vẫn xảy ra trong những mối quan hệ tốt nhất", Werner Stengg, cố vấn cấp cao của bà Vestager, phát biểu tại một sự kiện của Hội đồng Đại Tây Dương vào tuần trước liên quan đến tranh cãi đang diễn ra giữa EU và Mỹ.
Cả EU và Mỹ đều mong muốn giảm bớt sự rạn nứt xung quanh trợ cấp xe điện tại hội nghị công nghệ và thương mại sắp tới. Theo sáu trong số các quan chức được trích dẫn ở trên, Washington và Brussels dự kiến sẽ tận dụng sự kiện này để công bố sáu dự án cấp thấp nhằm tăng cường hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Chúng sẽ bao gồm chương trình tài trợ cho hai dự án viễn thông ở Jamaica và Kenya; công bố các quy tắc về cách thức phát triển công nghệ mới nổi của trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy; và sự phối hợp tốt hơn để làm nổi bật những rào cản tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Chi tiết về các dự án riêng lẻ có thể thay đổi trước khi chúng được ký kết vào cuối tháng.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu và Mỹ cũng dự kiến sẽ phác thảo ra các tiêu chuẩn chung về cách sạc điện cho xe điện; một thỏa thuận công nhận lẫn nhau về sản xuất vaccine và một dự án thí điểm để các quan chức hải quan của EU và Mỹ có thể sử dụng các công cụ tài liệu kỹ thuật số trong hoạt động chuyên môn của họ.
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi đang diễn ra về trợ cấp ô tô điện của Washington vẫn là một vấn đề bất đồng lớn, ngay cả sau khi hai bên thành lập một "nhóm đặc nhiệm" chung gồm các quan chức cấp cao để xem xét các khiếu nại thương mại. Một số nhà hoạch định chính sách châu Âu, trong đó có những người từ Đức và Pháp có ngành sản xuất ô tô nội địa quan trọng, muốn Brussels có đường lối cứng rắn, có khả năng áp đặt cả thuế quan trả đũa đối với hàng hóa Mỹ.
Canada hỗ trợ các nước đang phát triển sản xuất vaccine phòng COVID-19 Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra ở Bali (Indonesia), Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 15/11 công bố các cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và sản xuất vaccine phòng...