Cuộc chiến sinh tử giữa hai con báo trong hang động Grand Canyon
Tại một hang động trên vách đá ở hẻm núi Grand Canyon, hai con báo gêpa châu Mỹ chiến đấu kịch liệt trong cuộc chiến một còn một mất.
Các nhà nghiên cứu dấu vết về cuộc chiến khốc liệt giữa hai con báo châu Mỹ, một trong những loài hung dữ nhất lúc bấy giờ, nhưng đến nay loài này đã tuyệt chủng.
Cuộc chiến sinh tử của hai con báo trong hàng động Grand Canyon
Cuộc chiếc sinh tử trong hang động trên vách đá ở hẻm núi Grand Canyon khoảng 20.000 năm trước. Kẻ chiến thắng là một trong những con báo lớn trưởng thành, kẻ thua cuộc bị cắn xuyên xương sống, bị chết khi rơi xuống hẻm, để lại nhiều hoá thạch xương và các mảnh mô xác ướp.
Con nhỏ hơn thiệt mạng với vết thủng trên hộp sọ, xương sống có kích thước bằng răng lớn. Theo các chuyên gia, chiếc răng sắc nhọn hoặc móng vuốt đã đâm, gây ra vết thương lớn vào cột sống đối phương khiến nó suy kiệt ngay lập tức.
Không rõ liệu hai con báo chiến đấu trong hang có quan hệ họ hàng với nhau hay không. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực khôi phục và phân tích đủ DNA để tìm ra câu trả lời.
Video đang HOT
Cuộc chiến có thể liên quan đến vấn đề tranh giành lãnh thổ, hoặc một con báo đực cố gắng sát hạn con của một con đực khác.
Những gì còn sót lại mà các nhà nghiên cứu thu thập được từ hang động Grand Canyon hé lộ rằng loài báo châu Mỹ đã tuyệt chủng không phải là loài chạy nhanh như báo hiện đại ở chây Phi.
Những con báo châu Mỹ giống báo tuyết ngày nay, rình mò bên vách đá, thích con mồi như dê núi và cừu.
Báo gêpa châu Mỹ có quan hệ họ hàng gần với sư tử núi, nhưng có mõm ngắn và ngoại hình mảnh mai giống loài báo gêpa châu Phi ngày nay. Do vậy, lúc đầu, các nhà nghiên cứu nhầm lẫn đó là hoá thạch của những con sư tử núi.
Báo châu Mỹ hiện đã tuyệt chủng. Trước khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng, báo sống trên khắp Bắc Mỹ. Rất nhiều xương, hoá thạch của chúng xuất hiện từ Tây Virginia đến Arizona, thậm chí xa về phía bắc như Wyoming. Một số hoá thạch tìm thấy ở các thung lũng rộng mở hoặc các điểm dốc đá, hang động.
Tốc độ của báo châu Mỹ khoảng 96,5 km/h. Trong khi đó, báo gêpa châu Phi ngày nay chính là loài động vật nhanh nhất trên Trái Đất, có khả năng đạt vận tốc khoảng 113 km/h khi đuổi theo con mồi.
Báo gêpa sống trên khắp các vùng đồng bằng phía đông và nam châu Phi và được coi là loài mèo lớn, thường chỉ nặng khoảng 63 kg và không thể gầm thét.
Chú chó nhỏ đánh bại sư tử núi để cứu chủ
Người phụ nữ 24 tuổi may mắn thoát chết khi chú chó đã lao ra đánh bại sư tử núi để cứu chủ.Sự việc xảy ra trong chuyến đi bộ đường dài của Erin Wilson, 24 tuổi ở Đèo Big Bar ở Bắc California, Mỹ.
Chú chó nhỏ đánh bại sư tử núi để cứu chủ
Erin Wilson đang đi bộ đường dài cùng với thú cưng của mình thì bị con sư tử núi bất ngờ lao tới tấn công.
Chú chó Eva của cô 25 kg hiền lành chắc chắn không phải là đối thủ trực tiếp đáng ngờm của sư tử. Nhưng vì bảo vệ cô chủ, Eva đã không ngần ngại giật mạnh, tuột khỏi tay của Erin Wilson rồi lao tới cản sư tử núi.
"Con sư tử trông có vẻ tiều tụy, có thể là do thiếu ăn nhưng trông vẫn áp đảo hơn hẳn chú chó cưng mới hai tuổi rưỡi của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chú chó của tôi lại dũng cảm và khỏe mạnh đến vậy. Tôi đã hét lên nhưng nó vẫn lao tới đuổi sư tử núi", Erin chia sẻ.
Con sư tử núi có ngoại hình vượt trội so với chú chó 2,5 tuổi, nặng 25 kg của cô. Erin Wilson kể lại: "Chú chó và sư tử giằng co nhau trong vài giây sau đó con sư tử cắn vào đầu Eva. Tôi chạy đến ô tô, lấy thanh sắt để hỗ trợ đánh vào người sư tử để nó thả chú chó ra".
Khi vụ việc xảy ra, Erin Wilson đi trong cung đường vắng vẻ, ít người, sóng điện thoại di động cũng chập chờn. Sau một hồi vật lộn, Eva bắt đầu thất thế và rồi chủ nhân của nó nghe thấy tiếng khóc. Con sư tử đã găm những chiếc răng sắc nhọn vào đầu của Eva.
Sau một lúc, cô chủ lấy bình xịt hơi cay cất trong ô tô chạy đến hiện trường để xịt vào sư tử cứu chú chó Eva.
Erin Wilson nói: "Nếu không có chú chó Eva có thể tôi đã bị sư tử tấn công đến mất mạng. Eva đã biến thành người hùng cứu tôi khỏi nguy hiểm, tôi phải làm gì đó để cứu nó".
Erin Wilson đưa chú chó đến bác sĩ thú y để được cứu chữa. Chú chó giống Malinois đã bị chấn thương nặng, nhờ vào sự chăm sóc kịp thời của các bác sỹ thú y, cuối cùng nó đã được cứu chữa và dần lấy lại được sức khỏe.
Các chuyên gia động vật hoang dã địa phương cũng đến để thu thập mẫu DNA từ vết thương của chú chó, cố gắng bắt con sư tử gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.
Theo thống kê, các vụ sư tử núi tấn công người là rất hiếm. Chỉ có khoảng 20 vụ ở California kể từ năm 1986, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Clip: Sư tử núi vồ ngã nữ cảnh sát và màn chống trả cực gay cấn Bị con sư tử núi tấn công, nữ cảnh sát đã dũng cảm dùng tay không chiến đấu và may mắn được các đồng nghiệp hỗ trợ kịp thời. Sự việc xảy ra tại Thành phố Loveland ở bang Colorado, Mỹ. Cụ thể, một con sư tử núi trốn dưới chiếc xe tải đỗ trên đường đã bất ngờ lao ra tấn công...