Cuộc chiến phòng máy game 2013: Vì sao Garena thắng VNG?
Trong năm qua chúng ta đã chứng kiến cú bứt phá mãnh liệt của Garena tại thị trường Việt Nam.
Như đã đề cập trong bài viết lần trước, trong năm 2013 vừa qua, một trong những thị phần cực kỳ quan trọng của làng game Việt đó chính là những phòng máy chơi game có kết nối internet đã có kẻ nắm giữ ngôi vương mới. Đó không ai khác chính là NPH Garena. Thành quả của việc đầu tư mạnh mẽ vào ngành game đã đem lại cho NPH này không ít kết quả xuất sắc, và một trong số đó là việc vượt mặt được đối thủ VNG trong cuộc chiến phòng máy trong năm qua.
Vậy điều gì đã khiến cho ông vua phòng máy một thời lại để tuột mất miếng bánh béo bở như thế này chỉ trong vòng 1 năm vào tay đối thủ như vậy?
Đầu tiên phải kể tới quá khứ của CSM, phần mềm quản lý phòng máy do VNG phát hành một cách miễn phí cho các chủ tiệm internet tại Việt Nam. Kể từ khi tham gia vào thị trường game online tại nước ta, VNG đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần phòng máy nhờ vào bộ phần mềm này. Vào thời điểm đó, số lượng game thủ thưởng thức game tại các quán internet là rất lớn, chính vì thế CSM cũng có được điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể phát triển.
Nhờ vào việc miễn phí, tiện lợi và một trong những lý do quan trọng nhất là những tựa game mà VNG phát hành khi đó đang thống trị thị trường game online nước nhà, đặc biệt phải kể đến Võ Lâm Truyền Kỳ, CSM có được thị phần cực lớn, vượt hơn hẳn nhiều đối thủ khác.
Cũng nhờ có bước chạy đà này mà về sau, những game online mới ra mắt của VNG lại ngay lập tức được phổ biến tại các phòng máy. Từ đó, phần mềm quản lý phòng máy này vốn đã mạnh lại càng mạnh hơn.
Sự vươn lên mạnh mẽ
Tuy nhiên trong năm 2013, Gcafe, phần mềm quản lý phòng máy do Garena tung ra đã có được sự vươn lên cực kỳ mạnh mẽ và dần chiếm lấy thị phần vốn có của VNG, cũng như tấn công vào những quán internet mới mọc lên, mảng thị trường VNG chưa kịp khai thác.
Video đang HOT
Đầu tiên là tận dụng cộng đồng game thủ chơi Đế Chế cũng như DotA (bản mod trên nền WarCraft 3) đông đảo tại Việt Nam, Gcafe đã dần dần từng bước vươn lên. Cũng trong năm 2013, Liên Minh Huyền Thoại trở thành một trong những game online thành công nhất tại thị trường Việt Nam, cùng lúc đó độc chiếm thị trường MOBA nước nhà. Số lượng người chơi LMHT trở nên quá đông đảo, cộng thêm quả bom FIFA Online 3 ra mắt vào nửa cuối năm, Gcafe cũng nhờ đó bùng nổ.
Điều này khiến cho các chủ phòng máy buộc lòng phải lựa chọn phần mềm quản lý này so với các sản phẩm khác đang có trên thị trường với mục tiêu giữ khách cũng như thu hút người chơi game đến với quán. Ấy là chưa kể, với những game thủ thưởng thức game do Garena phát hành tại các phòng máy sử dụng Gcafe, họ còn có được những phần thưởng giá trị, và nhờ đó người chơi lại kéo nhau tới những phòng máy này đông đảo và thường xuyên hơn.
Có thể nói, với một năm 2013 không thực sự thành công đối với những game online do VNG phát hành, Garena, những tựa game do NPH này tung ra, và bản thân Gcafe lại có được lợi thế thiên thời địa lợi để vươn lên và trở thành phần mềm quản lý phòng net được sử dụng nhiều nhất tại nước ta.
Bất cập nảy sinh
Dần dà, khi những đối thủ vươn lên mạnh mẽ và liên tục thay đổi để phù hợp với thị trường, thì CSM của VNG cũng bộc lộ không ít bất cập khiến nó không còn trở thành sự lựa chọn của các ông bà chủ quán internet tại nước ta.
Điều dễ thấy nhất đối với bất kỳ game thủ Việt nào từng thưởng thức game tại các quán internet sử dụng phần mềm CSM chính là việc phần mềm này tích hợp quá nhiều quảng cáo, hầu hết đều là những game online và dịch vụ của VNG vận hành. Điều này gây ra cho người sử dụng không ít phiền toái. Bất cập thứ hai là việc ít update phiên bản mới. CSM tại nhiều quán net khiến máy tính có hiệu năng rất thấp vì chiếm tài nguyên máy cao, trong khi việc thưởng thức game cũng đòi hỏi tài nguyên máy nằm ở mức tương đối.
Trong khi đó phần mềm cạnh tranh trực tiếp là Gcafe update liên tục cũng như ít quảng cáo trong quá trình sử dụng nên người chơi cũng từ đó mà cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời hiệu năng máy tính chơi game cũng cao hơn.
Xét về mặt lợi ích cho game thủ cũng như cho chủ các phòng máy, Gcafe đã rất khôn ngoan khi đem lại không ít lợi ích cho game thủ như được miêu tả ở phần trên của bài viết. Trong khi đó những gift code dành tặng cho game thủ thường có giá trị thấp, lợi ích không đáng kể so với những phần thưởng do Garena dành tặng cho game thủ.
Đầu tư dàn trải
Lý do cuối cùng giải thích cho sự tụt dốc của phần mềm quản lý phòng máy CSM của VNG trong năm vừa qua chính là việc tập đoàn này đã đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh game online cũng như quản lý phòng máy, ứng dụng di động, game mobile cũng như nhiều lĩnh vực khác đã được VNG bỏ vốn đầu tư. Điển hình là việc quảng bá một cách cực kỳ rầm rộ cho ứng dụng OTT Zalo.
Vì lý do đó, mảng game của VNG không còn được chăm chút như trước đây. Điều này dẫn tới việc bất cẩn, không đề phòng và quan tâm hơn tới mảng phòng máy, không có những thay đổi cần thiết để đối phó trước sự trỗi dậy của rất nhiều đối thủ đáng gờm. Hệ quả như chúng ta đã thấy.
Tất nhiên nói như vậy hoàn toàn không có ý nói thành công của Garena với Gcafe chỉ vô tình dựa vào việc VNG lơ là bỏ quên thị trường. Trong năm vừa qua, nhà phát hành này cũng đã vô cùng nhanh nhạy trong tư duy để tiến công thị trường, cộng với đó là việc chưa phải đầu tư dàn trải.
Dù sao thì Garena vẫn chưa có được quy mô lớn như VNG, vẫn đang tập trung toàn bộ khả năng của mình vào mảng game, nhưng bên cạnh đó là một ông lớn mà ai cũng biết đứng sau hậu thuẫn về mặt tài chính, lại có cộng đồng game thủ quá sức đông đảo. Tất cả những điều này đã tạo ra thành công ở thị trường phòng máy chơi game của Garena trong năm 2013.
Cuộc chiến chưa chấm dứt
Thành công trong năm 2013 vừa qua của Garena với thị trường phòng máy chơi game tại Việt Nam hoàn toàn không phải là thắng lợi sau cùng tại thị trường phòng máy chơi game nước nhà. Trong năm 2014 này, như đã đề cập, nhiều khả năng VNG sẽ thay đổi hướng đầu tư, tập trung vào mảng game. Và như vậy, cuộc chiến phòng máy giữa CSM và Gcafe chắc chắn sẽ chưa thể kết thúc chỉ trong một sớm một chiều.
Theo VNE
Avatar Star chào tháng 12 cùng offline giải đấu trên 5 tỉnh thành
Nằm trong khuôn khổ giải đấuStars Tournament đang được tổ chức trên toàn quốc, chuỗi sự kiện offline lần thứ 1 của Avatar Star sẽ được diễn ra đồng loạt vào chủ nhật này, ngày 1/12 tại Cần Thơ, Tp.HCM, Hà Nội, Hải Dương và Quảng Nam để tìm ra những đội game xuất sắc đầu tiên sở hữu chức vô địch tại các tỉnh và thành phố trên.
Giải đấu Stars Tournament đang diễn ra tại các phòng máy trên toàn quốc
Bên cạnh những trận tranh tài đỉnh cao, chương trình giao lưu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn có sự hiện diện của những gương mặt đại diện của trò chơi trong suốt thời gian qua. Nếu như tại Hà Nội, hotgirl Chi Pu sẽ khuấy động không khí với màn biểu diễn cùng nhóm nhảy cover đình đám St.319, thì ở thành phố Hồ Chi Minh anh chàng Phở sẽ tham gia với tư cách là một chiến binh Avatar Star giao lưu cùng các game thủ trong những trận quyết chiến hứa hẹn nhiều kịch tính và sôi động.
Chi Pu và nhóm nhảy St.319 sẽ góp vui chương trình với màn biểu diễn vũ đạo
Ngoài ra, đây còn là những cơ hội không thể bỏ qua để các game thủ Avatar Star sở hữu được các loại Vip code đặc biệt chỉ dành cho những người có mặt trong các sự kiện offline lần này. Những món quà thiết thực có giá trị từ 500 ngàn đến 2 triệu đồng này sẽ đến tay game thủ qua những trò chơi với MC hoặc các vòng quay may mắn trong chương trình.
Danh sách vật phẩm sẽ có mặt trong code 2 triệu
Là một sự kiện được tổ chức ngay sau khi Avatar Star vừa ra mắt, Stars Tournament đã nhận được những sự ủng hộ nhiệt tình của các game thủ ở khắp các phòng máy nằm trên hành trình mà giải đấu đi qua. Tuy chỉ là cuộc tranh tài của những đội game tự phát nhưng những trận tranh tài của các game thủ dự thi chưa bao giờ thiếu đi sự kịch tính và sôi động.
Thời gian tham dự sự kiện: 13h30, ngày 01/12/2013
Địa điểm tổ chức offline:
Theo VNE
Siết chặt điều kiện kinh doanh internet công cộng Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điều kiện như: Có đăng ký kinh doanh điểm...