Cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông: Câu chuyện của lẽ phải (bài 1)
Lần đầu tiên trong lịch sử của Biển Đông đã diễn ra một cuộc chiến pháp lý khi Philippines đơn phương kiện các hành động gây hấn của Trung Quốc lên Tòa trọng tài Luật biển quốc tế. Có người coi đây là câu chuyện “cái kiến đi kiện củ khoai”, nhưng lần này “củ khoai” chưa hẳn sẽ thắng.
Vụ kiện của Philippines thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận khu vực và quốc tế (Ảnh minh họa: Rappler)
Cuộc chiến pháp lý tại Biển Đông được Philippines khơi mào trong bối cảnh nguyên trạng ở Biển Đông đang bị đe dọa phá vỡ sau rất nhiều động thái gây hấn của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Điển hình là việc Bắc Kinh đưa ra yêu sách “đường chín đoạn” phi lý chiếm hầu hết (90%) diện tích Biển Đông; ngang nhiên đưa tàu thuyền ngăn cản hoạt động của tàu thuyền và ngư dân các nước khác ở vùng biển không thuộc chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc; chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nam tranh chấp với Philippines; và bồi đắp, cải tạo các đảo nhân tạo thành các tiền đồn quân sự và dân sự phục vụ mục đích bá quyền trong tương lai.
Trước những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, tháng 1/2013, Philippines chính thức nộp đơn lên Tòa Trọng tài Luật biển quốc tế yêu cầu ra phán quyết về các hành động gây hấn và tranh chấp của Trung Quốc ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Philippines ở Biển Đông.
Bản tranh tụng của Philippines gồm 10 chương và dài gần 4.000 trang, trong đó Chương 1 quan trọng nhất (dài 270 trang) gồm các phân tích pháp lý và những bằng chứng có liên quan đến vụ kiện, giải thích lý do tại sao Tòa Trọng tài lại có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Philippines
Quá trình trọng tài chính thức bắt đầu từ ngày 22/1/2013 với việc Philippines gửi cho Trung Quốc hai văn kiện: Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc đối với quyền tài phán trên biển của Philippines ở vùng Biển Tây Philippines”.
Gần một tháng sau, ngày 19/2/2013, Trung Quốc trả lại Thông báo của Philippines, kèm theo Công hàm ngoại giao nêu rõ “quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông”. Phía Trung Quốc đồng thời từ chối tham gia vụ kiện.
Mặc dù Trung Quốc không chấp nhận và cũng không tham gia quá trình tố tụng trọng tài, song theo Điều 9 của Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), một Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vẫn được thành lập để tiến hành các bước đi cần thiết.
Video đang HOT
PCA gồm 5 thành viên, do Thẩm phán Thomas A. Mensah (người Ghana) chủ trì. Các thành viên còn lại gồm Thẩm phán Jean-Pierre Cot (Pháp), Stanislaw Pawlak (Ba Lan), Alfred Soons (Hà Lan) và Rudiger Wolfrum (Đức).
Theo thủ tục của tòa, Trung Quốc phải nộp bản tranh tụng phản biện vào ngày 15/12/2014. Một tuần trước thời hạn này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố “Tài liệu lập trường của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong vụ kiện Biển Đông do Cộng hòa Philippines khởi xướng”. Ngoài ra, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan cũng gửi 2 bức thư đến tòa PCA.
Ngày 7/7/2015, tại cung điện Hòa Bình, trụ sở của PCA ở La Hay (Hà Lan), PCA bắt đầu nghe điều trần của Philippines về thẩm quyền và khả năng thụ lý của PCA đối với đơn kiện gồm 13 điểm mà Manila đưa ra để chống Bắc Kinh. Philippines đã cử phái đoàn hùng hậu tới 60 người tham dự.
Ngoài ra, do tính chất mới, nhạy cảm và có tính tác động rộng rãi của vụ kiện nên phiên điều trần còn có sự góp mặt của đại diện 5 nước Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam trong vai trò quan sát viên.
Ngày 13/7/2015, phiên điều trần kết thúc. Thông báo của PCA nêu rõ Philippines có 10 ngày (đến ngày 23/7) để đệ trình văn bản phàn hổi các câu hỏi của Tòa trọng tài trong phiên điều trần. Trung Quốc cũng có quyền nêu các quan điểm của mình về những vấn đề nảy sinh trong phiên điều trần thông qua hình thức gửi văn bản tới PCA trước ngày 20/8. Theo quy định, Trung Quốc nhận được đầy đủ thông tin về diễn biến trong phiên điều trần dựa trên những tài liệu ghi chép tại tòa.
(còn tiếp)
Đức Vũ
Theo Dantri
Cần sớm ngăn chặn những sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông
Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông và tiếp tục hoạt động xây dựng đảo nhân tạo.
Theo đánh giá của các học giả và chuyên gia về an ninh, thế giới cần phải sớm ngăn chặn và ngăn chặn mạnh mẽ những sai phạm này, buộc Trung Quốc phải dừng bước. Nếu không, Bắc Kinh sẽ tiếp tục có những hành động gây hấn khác trên Biển Đông nhằm hiện thực hóa yêu sách "đường chín đoạn".
Nghi vấn mục đích quân sự
Theo tin từ tờ Global Times của Trung Quốc, tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật lần này ở Biển Đông có hàng chục tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc. Trung Quốc muốn dùng đợt tập trận này để đào tạo các thủy thủ thuộc nhiều tàu chiến phối hợp với nhau trong môi trường chiến đấu thực sự, và cũng để chuẩn bị khả năng sẵn sàng thực hiện "một chiến dịch đổ bộ thành công chống lại các kẻ thù trong khu vực".
Và đây chỉ là một phần nhỏ trong chiến dịch quân sự hóa các vùng đảo tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc. Chuyên gia Rick Fisher thuộc Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Mỹ (CSIS) cho biết, kế hoạch này đã được Bắc Kinh chuẩn bị từ hơn 30 năm trước, khi họ thiết kế tàu ngầm tên lửa hạt nhân thế hệ thứ hai.
Tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình và ổn định tại vùng biển châu Á" được tổ chức ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm 23/7, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh hạm đội lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản Koda Yoji lại cho rằng, không dừng lại ở việc triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực Bắc và Trung Biển Đông với căn cứ quân sự ở Tam Á và đảo Phú Lâm, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ biến đá Chữ Thập của quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thành một cơ sở chủ chốt tại khu vực Nam Biển Đông, có khả năng tiếp nhận các máy bay và tàu biển cỡ lớn.
Nếu ý đồ này thành hiện thực, Bắc Kinh sẽ biến khả năng kiểm soát thực tế từ "điểm" sang "tuyến", kéo dài 900km từ đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) tới quần đảo Trường Sa, giành ưu thế rõ nét trong cán cân quân sự tại khu vực. Bằng chứng mới nhất cho việc này là Trung Quốc đang cấp tập xây dựng những cơ sở phi pháp trên Biển Đông.
Nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh do hãng Digital Global thu thập được về các công trình mà Trung Quốc xây trên đá Chữ Thập và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã cho thấy rõ những sai phạm này. Tờ Washingtonpost viết, trong những bức ảnh này, có thể thấy rõ đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập đã gần hoàn thành, bên cạnh nhiều công trình phụ trợ khác và một tàu hải quân đậu cầu cảng ở đá Chữ Thập. Đá Gạc Ma thì bị biến thành một trạm giám sát quân sự lớn với các cơ sở phi pháp dày đặc như một bến cảng nhỏ, 2 sân đậu trực thăng, 2 tháp kiểm soát có thể chứa vũ khí và radar...
Tờ Sydney Morning Heral của Australia còn đăng tin, từ hồi tháng 5, Trung Quốc đã chuyển các loại vũ khí lên những hòn đảo nhân tạo mà họ vừa xây dựng trái phép. Giới chức quốc phòng Australia cảnh báo, trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục đưa radar tầm xa và pháo phòng không lên những hòn đảo này, tạo nguy cơ gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Nếu quốc tế không mạnh mẽ ngăn chặn thì Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục những hoạt động sai phạm trong việc xây dựng đảo nhân tạo, hoặc tấn công tàu thuyền quốc gia khác như hình ảnh mà phóng viên hãng AP chụp được khi tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam hồi năm ngoái. (Ảnh: AP)
Phải mạnh mẽ ngăn chặn
Phát biểu tại hội thảo thường niên lần thứ 5 về Biển Đông được tổ chức tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang tiến hành hoạt động trái phép này với tốc độ nhanh chưa từng có.
Cố vấn cấp cao về châu Á của CSIS Bonnie Glaser nhận định, việc Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động xây dựng đường băng trái phép trên các đảo nhân tạo là nhằm tăng cường sự hiện diện và thực thi quyền kiểm soát trên biển ở Biển Đông cũng như phục vụ các mục đích quân sự.
Còn theo cựu Phó Đô đốc Nhật Bản Koda Yoji, nếu cộng đồng quốc tế không lên tiếng mạnh mẽ, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng căn cứ quân sự tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, hình thành khu vực tam giác Phú Lâm-Chữ Thập-Scarborough nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Dẫn chứng về sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm ngoái, ông Koda Yoji cho rằng, rất khó dự đoán hành động của Trung Quốc và nếu cộng đồng quốc tế quân tâm, chú ý tới vấn đề Biển Đông, lên tiếng mạnh mẽ phản đối những sai phạm này thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ dừng bước. Ngược lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động gây hấn và xây dựng công trình trên đảo nhân tạo.
Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản cùng nhiều học giả nước ngoài khác tham dự hội thảo ở Tokyo đã chia sẻ những hình ảnh về hoạt động xây dựng, cải tạo, san lấp, bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông và chỉ ra rằng, hoạt động này sẽ trực tiếp nguy hại cho hệ sinh thái và môi trường tại Biển Đông.
Ông Koda Yoji và các đại biểu tham dự hội thảo cũng khẳng định, yêu sách "đường chín đoạn" (hay còn gọi là "đường lưỡi bò") chính là nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn ở Biển Đông trong suốt thời gian qua.
Phó Đô đốc Nhật Bản nhấn mạnh, chủ trương "không đếm xỉa" tới luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ làm đảo lộn trật tự hàng hải quốc tế, và việc Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện thay đổi hiện trạng bằng vũ lực cũng sẽ dẫn đến mất ổn định nghiêm trọng trong khu vực.
Ông Koda Yoji kêu gọi dư luận cảnh giác với ý đồ của Trung Quốc trong việc quản lý hạn chế tự do đi lại ở Biển Đông. Trong việc giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn ở Biển Đông hiện nay, vấn đề xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các nước trong khu vực có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình hòa bình và ổn định ở khu vực. Các bên cũng cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Đối với vai trò trung gian của ASEAN cũng như của các nước lớn khác trong và ngoài khu vực, cần thiết phải sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tuân thủ chặt chẽ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đặc biệt, các bên liên quan cần phải giữ nguyên hiện trạng, tránh hành động khiêu khích và tìm cách mở rộng vùng kiểm soát bằng các giải pháp quân sự để duy trì một vùng biển hòa bình, an toàn và ổn định.
Theo Huyền Chi (tổng hợp)
Công an Nhân dân
Lột trần "đường chín đoạn" phi lý Philippines đã từ chối lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị hủy vụ kiện bản đồ "đường chín đoạn" của Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA). Như vậy là Manila quyết tìm kiếm giải pháp dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không thông qua đàm phán song phương với Bắc Kinh Đoàn đại diện...