Cuộc chiến nước trên dòng “sông mẹ”

Theo dõi VGT trên

Nguy cơ xung đột và chiến tranh vì nguồn nước ngày càng rõ ràng, đặc biệt ở các khu vực chung một dòng sông.

Căng thẳng hiện đang lên cao ở châu Phi khi giới chức EthiopiaAi Cập đang tranh luận gay gắt về các biện pháp giải quyết bất đồng liên quan đến dự án đ.ập thủy điện Đại Phục hưng của Ethiopia trên nhánh sông Nile Xanh (một trong hai phụ lưu chính của sông Nile).

Ai Cập coi đây như mối đe dọa nhãn t.iền với sự sinh tồn của họ, trong khi đó Ethiopia cho rằng dự án Đại Phục hưng cần thiết cho tiến trình phát triển đất nước và tuyên bố sẽ không dừng lại.

Giọt nước tràn ly

Với nhiều quốc gia ở châu Phi, sông Nile đóng vai trò cực kỳ quan trọng, được coi như tuyến đường thủy huyết mạch từ thời cổ đại. Lớp phù sa màu mỡ được bồi đắp sau các đợt lũ hàng năm tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển rực rỡ.

Cuộc chiến nước trên dòng sông mẹ - Hình 1

Thủ tướng Abiy Ahmed bày tỏ Ethiopia không muốn chiến tranh với Ai Cập, nhấn mạnh tìm kiếm sự đồng thuận với những giải pháp hòa bình.

Nguồn nước dồi dào được sử dụng cho sinh hoạt, trở thành “vàng” đối với những khu vực có các nhánh sông Nile Trắng và Xanh chảy qua, bao gồm Ai Cập, Ethiopia và Sudan – ba quốc gia có tốc độ gia tăng dân số chóng mặt cùng nhu cầu nước phục vụ thủy lợi và sinh hoạt ngày càng lớn. Riêng với Ai Cập, dòng “sông mẹ” là điểm tựa cho cả một nền văn minh, giúp quốc gia này nung nấu tham vọng cung cấp nước tưới cho các vùng rộng lớn của sa mạc phía Tây bằng việc lấy nước sông Nile vào các hồ chứa khổng lồ.

Có một thực tế là việc sử dụng nước sông Nile được quy định bởi hai thỏa thuận đều có sự góp mặt của Ai Cập. Thỏa thuận năm 1929 do Cairo ký kết với Vương quốc Anh nhằm phân bổ quyền sử dụng nước dọc theo lưu vực.

Theo đó, Ai Cập và Sudan được đảm bảo cung cấp hàng năm lần lượt 48 tỷ và 4 tỷ m3 nước. Ba thập kỷ sau, thỏa thuận 1959 đã nâng “cổ phần” nước của Ai Cập ở sông Nile lên gần 60 tỷ m3, trong khi Sudan được nhận trên 18 tỷ m3 và phần còn lại được chia đều cho những quốc gia khác dọc theo sông Nile. Ngoài ra, Ai Cập tuyên bố kiểm soát hai phần ba dòng chảy sông Nile – động thái hoàn toàn không nhận được sự đồng thuận từ phía những quốc gia ở lưu vực sông Nile.

Video đang HOT

Cho đến nay, các quốc gia sông Nile (ngoại trừ Ai Cập) đều cho rằng hai thỏa thuận kể trên không còn bất cứ giá trị nào. Sự cố chấp của Ai Cập khiến mâu thuẫn gia tăng, đặc biệt nghiêm trọng khi lôi kéo cả Ethiopia và Sudan vào cuộc. Sông Nile Xanh (bắt nguồn từ hồ Tana (Ethiopia), sau đó hòa vào sông Nile Trắng ở Sudan, trước khi đi lên phía Bắc qua Ai Cập rồi đổ ra biển Địa Trung Hải) trở thành “miếng bánh” bị tranh giành.

Ai Cập nhấn mạnh nắm toàn quyền phủ quyết bất kỳ dự án xây dựng nào có thể cản trở dòng nước chảy của sông Nile. Điều này khiến Ethiopia cảm thấy khó chịu, từ đó quốc gia này dẫn đầu trong việc kêu gọi xem xét lại hai thỏa thuận 1929 và 1959, đồng thời công khai kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy điện trên sông Nile Xanh để triệt tiêu sự độc quyền của Ai Cập.

Kế hoạch gây tranh cãi

Ethiopia đối đầu với Ai Cập bằng dự án Đại Phục hưng trên sông Nile Xanh, nằm cách biên giới Sudan khoảng 40 km, với công suất hơn 6.000 megawatt điện, hứa hẹn sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi hoàn thiện. Hồ chứa nước Đại Phục hưng sẽ chứa tới 67 tỷ m3 nước và sẽ mất ít nhất 7 năm để lấp đầy.

Theo Ethiopia, dự án trị giá 5 tỉ USD này cần thiết nhất cho nhu cầu về nước và phát triển kinh tế, đảm bảo nguồn cung điện năng, đồng thời sẽ không làm giảm nguồn cung nước về lâu dài trên dòng Nile một khi mà lượng nước khổng lồ cho con đ.ập được tích trữ đủ. Thậm chí, Ethiopia còn cam kết Đại Phục hưng mang nhiều lợi ích như giải quyết tình trạng thiếu điện thông qua các hợp đồng cung cấp điện đầy ưu đãi từ Ethiopia, hay góp phần ngăn ngừa lũ lụt và tăng sản lượng nông nghiệp cho các quốc gia láng giềng.

Trái với niềm tin của Ethiopia về tiềm năng của dự án, Ai Cập phản đối kịch liệt khi lo lắng động thái “nắn” dòng sông Nile sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Theo Ai Cập, dự án mạo hiểm này sẽ biến nhiều khu vực thuộc sông Nile, đặc biệt là vùng hạ nguồn, trở nên khô cằn và khó canh tác, tàn phá những quốc gia dựa vào sông để tưới tiêu, đ.ánh cá và vận chuyển.

Bên cạnh đó, Ai Cập đã đề xuất trong các cuộc đàm phán mới nhất rằng cần được đảm bảo ít nhất 40 tỷ m3 nước hàng năm, nhưng chỉ nhận lại cái lắc đầu từ Ethiopia cùng con số 30 tỷ m3 – quá ít để giải quyết nhu cầu về nước của Ai Cập. Nguy cơ những thiệt hại lớn xảy ra khi nguồn nước sông Nile bị chặn khiến Ai Cập bày tỏ quan điểm muốn Ethiopia từ bỏ dự án Đại Phục hưng.

Ai Cập không ít lần đe dọa, khẳng định sẽ khôi phục lại nguyên trạng sông Nile bằng vũ lực nếu có bất kỳ ai tác động vào sông Nile, gây giảm sút lưu lượng nước chảy vào Ai Cập. Thậm chí, để làm nổi bật tính chất nghiêm trọng của dự án, Ai Cập cho truyền hình trực tiếp thảo luận yêu cầu Ethiopia dừng Đại Phục hưng, bên cạnh động thái lôi kéo Sudan về phía mình, bất chấp những chào mời lợi ích đầy hấp dẫn từ Ethiopia.

Ai Cập tuyên bố không chấp nhận việc giảm lưu lượng nước trên con sông mà nền văn minh của họ đã hình thành trên đó hàng thiên niên kỷ, sẵn sàng “đổ m.áu dù sông chỉ mất đi một giọt nước”. Những lối nói cứng rắn, bao gồm cả việc sử dụng hành động quân sự mà Ai Cập đưa ra gần đây, đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh vì nguồn nước giữa Ai Cập và Ethiopia.

Đi tìm giải pháp

Theo giới quan sát, Ethiopia và Ai Cập là hai quốc gia đông dân và hùng mạnh nhất châu Phi. Vì vậy, mọi xung đột bùng phát sẽ đe dọa nền hòa bình và ổn định khu vực. Sự khác biệt quan điểm giữa hai quốc gia ngày càng rõ nét: trong khi Ai Cập cáo buộc Ethiopia bác bỏ những lo ngại mà Cairo đã nêu ra về mối đe dọa đối với an ninh nước, Ethiopia khẳng định rằng các vấn đề sẽ được giải quyết trước khi hoàn thành Đại Phục hưng.

Cuộc chiến nước trên dòng sông mẹ - Hình 2

Ethiopia công khai kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Nile Xanh để triệt tiêu sự độc quyền của Ai Cập.

Ngoài ra, Ai Cập không có ý định xem xét lại các thỏa thuận 1929 và 1959, còn Ethiopia thì không đủ sức mạnh để buộc Ai Cập phải thay đổi những văn kiện đã ký. Điều này làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng hành động quân sự của Ai Cập để giải quyết những gì mà họ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia cấp bách nhất.

Tháng 10-2019, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã giành giải Nobel Hòa bình nhờ sáng kiến giải quyết cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea. Giờ đây, đất nước của ông lại rơi vào một cuộc tranh chấp nguy hiểm khác. Vị Thủ tướng cho biết Ethiopia không muốn chiến tranh với Ai Cập, nhưng sẽ để ngỏ mọi phương án trong cuộc tranh cãi về dự án Đại Phục hưng.

Ông cho rằng Ethiopia sẽ cân nhắc các đề nghị ngoại giao từ Ai Cập, bao gồm nhận viện trợ điện hay hỗ trợ về kinh tế và kỹ thuật để thay đổi một số chính sách liên quan đến nguồn nước sông Nile. Tuy nhiên, hàng triệu binh sĩ Ethiopia luôn trong trạng thái sẵn sàng để bảo vệ con đ.ập nếu một cuộc chiến nổ ra.

Theo Thủ tướng Ahmed, chiến tranh sẽ là viễn cảnh điên rồ và tồi tệ nhất, khiến cả Ethiopia và Ai Cập rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, đàm phán các bên liên quan đến Đại phục hưng cũng như chia sẻ nguồn nước sông Nile vẫn liên tục diễn ra để tìm kiếm sự đồng thuận với những giải pháp hòa bình.

Sáng kiến hòa giải mới nhất của Thủ tướng Ahmed là tuyên bố ba bên giữa Ethiopia, Ai Cập và Sudan cho phép xây dựng đ.ập dựa trên căn cứ là bản báo cáo việc vận hành Đại Phục hưng do các nhà thầu Pháp soạn thảo. Tuyên bố nhấn mạnh, việc xây dựng đ.ập thủy điện cùng một số điều kiện vận hành hồ chứa sẽ không gây thiệt hại đáng kể đối với các nước hạ lưu.

Ngoài ra, Ai Cập cho rằng cộng đồng quốc tế cần vào cuộc để đưa ra những kế hoạch giải quyết các mối quan ngại càng sớm càng tốt. Theo đó, Đại Phục hưng mới chỉ là phép thử với Ai Cập, và sẽ còn xuất hiện nhiều ý tưởng khác để Ethiopia “nắn” dòng chảy sông Nile trong tương lai. Ai Cập hi vọng các tổ chức quốc tế có thể thuyết phục Ethiopia đáp ứng yêu cầu 40 tỷ m nước mỗi năm cho hoạt động nông nghiệp ở Ai Cập, đồng thời đưa ra những “khuyến mại” như tài trợ phát triển các nhà máy điện nổi trên Biển Đỏ – nơi có thể vận chuyển năng lượng đến nhiều quốc gia châu Phi bao gồm cả Ethiopia.

Cho dù Ai Cập và Ethiopia đều bày tỏ ưu tiên những giải pháp hòa bình dài hạn cho tranh chấp, thế nhưng con đường đi đến đồng thuận vẫn còn rất gian nan, trong bối cảnh cuộc chiến sử dụng nguồn nước sông Nile ngày càng nóng bỏng…

Lê Nam – Nguyễn Tuyết

Theo antgct.cand.com.vn

Ba quan tài chứa x.ác ư.ớp 3500 t.uổi được phát hiện ở Ai Cập

Theo Bộ Cổ vật của nước này, sarcophagi có chiều dài từ 180 đến 195 cm được bao phủ bởi những bức tranh đa dạng, phong phú.

Ba quan tài chứa x.ác ư.ớp 3500 t.uổi được phát hiện ở Ai Cập - Hình 1

Quan tài chứa x.ác ư.ớp 3500 t.uổi được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ.

Hai trong số đó là quan tài chứa x.ác ư.ớp cho phụ nữ. "Có rất ít thông tin về sarcophagi thứ ba, vì thực tế không có dấu vết nào được khắc nào trên đó", cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà khoa học đã xác định rằng vật được tìm thấy có nguồn gốc từ triều đại XVIII của các Pharaoh (1550-1292 trước Công nguyên).

Ba quan tài chứa x.ác ư.ớp 3500 t.uổi được phát hiện ở Ai Cập - Hình 2

Quan tài chứa x.ác ư.ớp 3500 t.uổi được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ.

Nghĩa địa của El Assasif nằm ở bờ phía tây sông Nile ở phía nam đất nước Ai Cập. Đây là nơi để chôn cất vào thời các triều đại XVIII, XXV và XXVI của các Pharaoh Ai Cập cổ đại.

Phương Thảo

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Thế giới đang hướng tới 'cuộc chiến lương thực'
15:51:55 27/06/2024
Cảnh báo mới sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm
05:55:18 28/06/2024
Quan chức ngoại giao Nga cảnh báo hạ cấp quan hệ với phương Tây
15:53:35 27/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Ốc Thanh Vân dắt 3 con về VN, tranh thủ làm 1 việc với chồng khi xuống sân bay
14:12:42 28/06/2024
Trang Trần chật vật ở Mỹ nay lộ ảnh chồng nghi làm nail thuê, bị đồn "phông bạt"
16:19:46 28/06/2024
Quyền Linh bị réo tên khi con gái Lọ Lem không thi THPT, ở nhà quay clip up MXH
15:45:15 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
"Vua cá Koi" Thắng Ngô bỏ nhẫn cưới, tuyên bố gắt chuyện kiểm soát Hà Thanh Xuân
17:21:18 28/06/2024

Tin mới nhất

Sập mái che sân bay ở thủ đô New Delhi, ít nhất 1 người t.hiệt m.ạng

18:14:50 28/06/2024
Các nhân viên y tế đang cấp cứu những người bị thương. Lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm nhằm đảm bảo rằng không còn ai kẹt lại trong các ô tô bị đè.

Cử tri Iran đi bỏ phiếu bầu Tổng thống

18:06:04 28/06/2024
Cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 14 của Iran, ban đầu được ấn định vào năm 2025, được tổ chức sớm một năm sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi tử nạn trong vụ rơi trực thăng hôm 19/5 vừa qua.

Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra

17:18:32 28/06/2024
Hiện NTSB cũng đang cấm Boeing đặt câu hỏi cho các bên tham gia khác tại phiên điều trần điều tra kéo dài hai ngày về vụ việc mà NTSB dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8 tại Washington.

Bầu cử Quốc hội tại Mông Cổ

17:05:58 28/06/2024
GEC cho biết việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành theo phương thức thủ công để hạn chế sai sót và tranh cãi liên quan đến việc kiểm phiếu bằng máy. Dự kiến, kết quả sơ bộ sẽ được công bố trong ngày 29/6.

Tình hình y tế tại Gaza tiếp tục xấu đi

16:59:46 28/06/2024
Trong khi đó, tình trạng sức khỏe của người dân tiếp tục suy giảm do nơi trú ẩn đông đúc, ô nhiễm nghiêm trọng, thiếu lương thực, nước và nhiên liệu cùng khả năng tiếp cận vật tư y tế hạn chế giữa mùa hè nắng nóng.

So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump

16:30:54 28/06/2024
Về phần mình, ông Trump ủng hộ việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế sắp hết hạn và coi toàn bộ luật năm 2017 là một thành công nên tiếp tục.

Các chủ đề chính của cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống

16:23:40 28/06/2024
Trong khi đó, thăm dò dư luận của Fox News cho thấy ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump vẫn duy trì ưu thế nhỏ tại các bang chiến địa, song tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đang tăng ổn định trong những tháng gần đây.

Báo Mỹ: NATO sẽ cung cấp cho Ukraine trụ sở quân sự mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới

16:14:57 28/06/2024
Dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ và NATO, tờ New York Times cho hay trụ sở mới sẽ đảm bảo cam kết lâu dài của NATO đối với an ninh của Ukraine, đóng vai trò là cầu nối để Kiev cuối cùng được gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu trong tư...

Hàng loạt rocket, tên lửa từ Liban phóng sang Israel trong đêm

16:11:53 28/06/2024
Cùng ngày, các nguồn tin quân sự giấu tên của Liban xác nhận 3 thành viên Hezbollah đã t.hiệt m.ạng, 1 người bị thương trong hai cuộc không kích của Israel vào hai ngôi làng Ramyah và Haddatha.

Kế hoạch lập tuyến phòng thủ của EU và phản ứng của Nga

14:16:57 28/06/2024
Các nhà lãnh đạo Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ toàn diện cho hệ thống cơ sở hạ tầng phòng thủ , dự kiến được xây dựng dọc biên giới bên ngoài của khối này với Nga và Belarus.

Hội nghị thượng đỉnh EU tập trung vào các ưu tiên quốc phòng mới

14:14:16 28/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 tỷ euro vào quốc phòng được tài trợ bằng nợ chung. Ủy viên châu Âu Thierry Breton cũng ủng hộ kế hoạch này.

EU kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt

14:12:59 28/06/2024
Danh sách ban lãnh đạo mới thể hiện sự tiếp nối của khối khi các phe phái ủng hộ EU theo đường lối ôn hòa giữ những cương vị hàng đầu, bất chấp sự trỗi dậy của phe cực hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu hồi đầu tháng 6.

Có thể bạn quan tâm

Tỏi khắc tinh của mọi loại tà khí, sức mạnh có như lời đồn ?

Xã hội

18:14:19 28/06/2024
Việc sử dụng tỏi trừ tà có thực sự hiệu quả? Một số người cho rằng chúng chỉ là mê tín dị đoan, tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng và giai thoại chỉ ra sự tồn tại của những linh hồn xấu

2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp

Tin nổi bật

18:12:10 28/06/2024
Sự việc thương tâm xảy ra ở TP Bắc Giang, hai người được xác định đã t.ử v.ong sau khi xảy ra vụ nổ bình khí gas công nghiệp...

Tổ đội gây tò mò nhất Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: danh hài Táo Quân, huyền thoại bóng đá Hồng Sơn là ẩn số!

Tv show

18:04:48 28/06/2024
Khán giả đang rất háo hức và tò mò để xem các anh tài sẽ làm gì trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Phim Việt giờ vàng vừa chiếu đã được khen nức nở vì quá hài, nữ chính tiến bộ khó tin sau 2 lần bị chê thậm tệ

Phim việt

17:52:42 28/06/2024
Khán giả cho rằng Minh Thu đã tìm thấy kiểu vai diễn phù hợp, diễn lên tay rõ nét sau 2 vai tiểu thư gây nhiều tranh cãi ở Lỡ Hẹn Với Ngày Xanh và Nơi Giấc Mơ Tìm Về.

Tuấn Việt: "Chồng" 6 múi của Thúy Diễm khiến fan điêu đứng vì nhan sắc nổi bật

Sao việt

17:48:53 28/06/2024
Tuấn Việt là người được diễn viên Thúy Diễm tag vào tên tác giả bào thai sinh ba vừa qua khiến MXH xôn xao, thực chất đây là một cảnh trong phim. Nhưng nhan sắc và vóc dáng của nam thần mới là điều làm fan điêu đứng

Màn khoe "visual" cực đỉnh của 2 tượng đài nhan sắc xứ Hàn: U50 vẫn sở hữu vẻ ngoài khiến dân tình xuýt xoa

Sao châu á

17:48:33 28/06/2024
Mới đây, công chúng không khỏi xuýt xoa trước những thước hình khoe visual cực đỉnh của 2 tượng đài nhan sắc xứ Hàn là Lee Young Ae và Go Hyun Jung.

Tham quan quần thể hang động Hua Bó Sơn La

Du lịch

17:36:28 28/06/2024
Xã Mường Bú là xã cửa ngõ của huyện Mường La, nằm trên trục đường tỉnh lộ 106 cách trung tâm huyện Mường La 19km về phía Tây Nam; Là một vùng có truyền thống lịch sử cách mạng được ghi danh trong nhiều cuốn sách.

"Trạm cứu hộ trái tim" và 2 màn chọn diễn viên cực "đỉnh": Từ ngoại hình đến khí chất đều giống hệt nhau

Hậu trường phim

17:34:37 28/06/2024
Cùng thủ vai bà Lan phiên bản trẻ và già, 2 diễn viên Kiều Anh và NSND Thu Hà được khen ngợi vì tạo ra một nhân vật cực nhất quán.

"Quý cô Saint Laurent" Rosé chỉ mặc all black cũng ở đẳng cấp khác, dù liên tục phải chỉnh váy vì gầy

Phong cách sao

17:33:03 28/06/2024
Giám khảo Rosé Park tiến vào buổi lễ với diện mạo vô cùng hoàn hảo thu hút mọi ánh nhìn. Có vẻ chiếc váy hôm nay hơi rộng đôi chút so với thân hình khiến Rosé thường xuyên phải đưa tay kéo cao phần cúp ngực.

I Am Celine Dion: Thống trị top đầu gần 50 nước vì nghị lực phi thường nữ chính

Phim âu mỹ

17:31:22 28/06/2024
I Am hay còn được biết đến với nhan đề I Am Celine Dion, là bộ phim tài liệu mới ra mắt về nữ ca sĩ nổi tiếng Celine Dion - người có sự nghiệp gắn liền với những bản hit bất hủ như My Heart Will Go On hay All By Myself

Gợi ý 10 mâm cơm nhà ngon tuyệt đỉnh cho ngày Gia đình Việt Nam

Ẩm thực

17:25:16 28/06/2024
Với những gợi ý mâm cơm nhà thơm ngon sau đây, chị em có thể tham khảo để bữa cơm nhà trong ngày 28/6 thêm ấm cúng, trọn vẹn.