Cuộc chiến ngầm Trung – Mỹ
Cuộc chiến ngầm trên mạng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc thêm phần căng thẳng khi Bắc Kinh không muốn ngồi lại đàm phán với Washington về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (phải) và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì không giải tỏa được căng thẳng về vấn đề an ninh mạng
Trong cuộc gặp mới đây với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Boston (Mỹ), Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhận định việc nối lại hợp tác an ninh mạng giữa Bắc Kinh và Washington sẽ khó xảy ra vào thời điểm này. Vị quan chức cấp Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại này của Trung Quốc nói: “Hiện khó có thể nối lại hợp tác và đối thoại Trung-Mỹ về an ninh mạng. Phía Trung Quốc hối thúc Mỹ nên có hành động tích cực để tạo điều kiện cần thiết cho việc nối lại hoạt động này”.
Ông Dương Khiết Trì không đưa ra lý do giải thích vì sao khó nối lại đối thoại Trung-Mỹ về vấn đề an ninh mạng song giới quan sát cho rằng đó là để đáp lại cáo buộc mà Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đưa ra ngày 15-10 vừa qua rằng các tin tặc được cho là được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã tiếp tục tấn công các công ty của Mỹ. Cho dù Bắc Kinh khi đó đã ngay lập tức phủ nhận cáo buộc này với lý do “không có cơ sở”.
Video đang HOT
Tấn công, phá hoại… trên mạng interrnet lâu nay đã được xem là một một cuộc chiến ngầm “không tiếng súng” giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến này căng thẳng tới mức trở thành một chủ đề chính trong cuộc gặp lần đầu tiên vào tháng 6-2013 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.
Nhiều quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Obama đã lên tiếng chỉ đích danh Trung Quốc tiến hành chiến tranh mạng với Mỹ, trong đó nghiêm trọng nhất là nhằm đánh cắp các thông tin liên quan đến hệ thống vũ khí hiện đại như hệ thống phòng thủ chống tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu chiến và máy bay không người lái. Mối căng thẳng giữa hai nước lên tới mức chưa từng có hồi tháng 5 vừa qua khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder công khai kết tội 5 sĩ quan Đơn vị 61398 thuộc Cục 3 của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải hoạt động gián điệp qua mạng cho dù những người này đều chưa từng đặt chân vào lãnh thổ Mỹ.
Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố báo cáo cho thấy Mỹ là nước tiến hành các vụ tấn công mạng nhiều nhất nhằm vào Trung Quốc. Phía Trung Quốc dẫn tiết lộ của cựu điệp viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cáo buộc NSA từng xâm nhập hệ thống mạng của các trường đại học ở Đại lục và Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc).
Trong khi cáo buộc Trung Quốc song phía Mỹ cũng đang ráo riết tiến hành “chạy đua vũ trang trên mạng”. Trung tuần tháng 9 vừa qua, Giám đốc NSA và cũng là Tư lệnh Bộ Chỉ huy mạng của Mỹ, Đô đốc Michael Rogers cho biết, quân đội Mỹ đang khẩn trương thành lập một lực lượng tác chiến mạng để có thể đi vào hoạt động trước năm 2016 với 6.200 thành viên được lấy về từ các đơn vị chiến tranh mạng hiện nay.
Rõ ràng, cuộc chiến ngầm trên mạng đã trở lên quyết liệt tới mức chi phối cả hợp tác chiến lược cũng như kinh tế, thương mại… giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
John Kerry mời Dương Khiết Trì về nhà
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cuối tuần qua có cuộc thảo luận "thực chất", "chưa từng có" với ủy viên Quốc vụ Trung Quốc tại nhà riêng ở thành phố Boston.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 17/10 đứng trước nhà riêng của ông Kerry tại Boston, bang Massachusetts. Ảnh:Reuters
Theo AP, để mở đầu các cuộc thảo luận, ông Kerry hôm 17/10 mời Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới nhà riêng ở thành phố Boston ăn bữa tối. Các cuộc gặp mặt sau đó diễn ra vào ngày 18/10.
Theo VOA News, các cuộc thảo luận đề cập đến nhiều vấn đề, tập trung vào dịch Ebola, Nhà nước Hồi giáo, chương trình hạt nhân Iran và Triều Tiên.
"Có nhiều vấn đề Trung Quốc và Mỹ đang hợp tác, kể cả khi chúng ta có một số điểm khác biệt, chúng ta vẫn cố gắng xoay sở một cách hiệu quả", ông Kerry nói. "Và ngay bây giờ, đặc biệt là về Ebola, Afghanistan, tình hình hạt nhân Triều Tiên, Iran, và về ISIL và về thay đổi khí hậu. Có rất nhiều lĩnh vực chúng ta đang làm việc cật lực".
"Tôi nghĩ châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rất quan trọng. Chúng ta cần làm việc cùng nhau để hợp tác nhiều hơn nữa giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực này, bởi đây là khu vực chứng kiến sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, và tôi chắc chắn rằng cuộc họp APEC sẽ tiến xa hơn, giúp đem đến sự gắn kết, phát triển sáng tạo và để hình thành tương lai tốt đẹp cho khu vực", ông Dương nói.
Hai vị quan chức cũng thảo luận về các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, biểu tình dân chủ ở Hong Kong, các cáo buộc của Mỹ về gián điệp mạng Trung Quốc. AFP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá cuộc thảo luận là "chưa từng có và thực chất", tại nơi được cho là có bầu không khí thân mật bất thường.
Cuộc gặp gỡ ở Boston nhằm hâm nóng quan hệ Mỹ - Trung trước thềm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng tới ở Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp mặt sau hội nghị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tổng thống Mỹ Obama sắp thăm Trung Quốc Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng vì vụ đối đầu máy bay quân sự gần đây ở Biển Đông. Hôm nay 8/9, cố vấn an ninh hàng đầu Nhà Trắng Susan Rice và các quan chức quân đội, ngoại giao của Trung Quốc đã bắt đầu cuộc hội đàm ở Bắc Kinh về...