“Cuộc chiến ngầm” đến cuối đời của “cặp chị em quyến rũ nhất nước Mỹ”
Họ là 2 trong số những phụ nữ nổi tiếng nhất trên thế giới – Jacqueline Kennedy Onassis và em gái Lee Radziwill. Đã không biết bao nhiêu cuốn sách, bài báo viết về cuộc đời của họ nhưng cuốn sách mới có tựa đề “Jackie, Janet và Lee” của J. Randy Taraborrell lại khai thác những điều chưa được biết đến về mối quan hệ phức tạp của 2 người trong sự ghen tị, đua tranh đến phút cuối đời.
Trong “Jackie, Janet & Lee”, tác giả J. Randy Taraborrelli phỏng vấn các thành viên trong gia đình, qua đó khám phá cách bà mẹ – Janet Bouvier Auchincloss huấn luyện 2 con gái mình vươn tới danh vọng như thế nào, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt suốt cuộc đời của 2 chị em gái qua tiền bạc, đàn ông, sự thành công… Cuốn sách mới đã làm bà Lee, năm nay đã 84 tuổi, cảm thấy bị “phản bội” bởi tiết lộ từ những người họ hàng.
Hai chị em xinh đẹp nổi tiếng Jackie Kennedy (trái) và Lee Radziwill (phải) thời trẻ
Lối sống thực dụng của người mẹ
Thời trẻ, bà Janet Bouvier Auchincloss thích đưa 2 cô con gái xinh đẹp của mình đến uống trà tại Khách sạn New York’s Plaza để trải nghiệm sự xa hoa của giới thượng lưu. “Các con có biết bí quyết để hạnh phúc mãi mãi là gì không? Là tiền và quyền lực”, bà rót vào tai 2 cô con gái. Bà Janet sau này nhớ lại rằng trong khi Lee (SN 1933) tỏ ra ngạc nhiên trước hôn nhân không tình yêu thì Jackie, hơn em gái 3 tuổi hoàn toàn chấp nhận quan điểm này.
Bà Janet kết hôn với người chồng đầu tiên khi chỉ mới 21 tuổi. Cha của 2 con gái bà là Jack Bouvier, một nhà môi giới chứng khoán phố Wall Street đẹp trai và đầy sức hút nhưng họ đã ly dị 12 năm sau đó chỉ vì ông chồng quá lăng nhăng. Lần thứ hai bước vào hôn nhân, bà Janet chọn một ông chủ đầu tư lớn, tuổi cao nhưng rất giàu có, Hugh Auchincloss. Họ có thêm một cô con gái, cũng tên Janet và con trai James. Người mẹ đã cố gắng dạy 2 chị em Jackie và Lee rằng phải thương yêu, đùm bọc và không nên ganh tị với nhau, nhưng điều đó dường như không thể.
Jackie thông minh và biết cách đánh bóng bản thân, trong khi Lee có thân hình mảnh mai hơn nhưng tính tình nổi loạn hơn. Năm 21 tuổi, Jackie thích một con trai nhà văn nổi tiếng, nhưng khi người mẹ – Janet phát hiện ra anh ta không có tiền, bà đã tát vào mặt con gái mình. Ngay sau đó, bà Janet hướng con mình tới một nhà môi giới chứng khoán là John Husted. Anh ta cùng Jackie đính hôn nhưng khi bà Janet điều tra tài chính, biết rằng John Husted chỉ kiếm được 12.000 bảng mỗi năm (hiện thời tương đương khoảng 115.000 bảng), bà cương quyết không đồng ý. Nghe lời mẹ, Jackie chỉ đơn giản tháo nhẫn cưới, nhét vào túi áo khoác của Husted. “Cô ấy lạnh lùng. Giống như chúng tôi chưa từng biết nhau”, Husted nhớ lại.
Thực tế là cả bố mẹ đều thiên vị người chị nên Lee quyết tâm phải vượt lên cái bóng của chị gái mình. Trong khi Jackie hẹn hò với Thượng nghị sỹ Mỹ, Jack Kennedy, thành viên của một gia đình có khối tài sản ít nhất 500 triệu USD, Lee yêu Lee Michael Canfield, một nhà quản lý xuất bản trẻ, người mà sau này tuyên bố là anh em ruột của Công tước Kent. Bất chấp mẹ phản đối, Lee tuyên bố sẽ kết hôn vì tình yêu nhưng ngay sau khi kết hôn lúc mới 19 tuổi. Lee phát hiện ra Canfield không thể đáp ứng được cuộc sống giàu sang mà bà mong đợi.
Khi ấy, Canfield tìm đến chị vợ Jackie để được nghe lời khuyên. “Điều tốt nhất là anh phải kiếm được một khoản tiền thật lớn”, Jackie nói. Canfield phản đối và nói rằng họ có một mức sống hoàn hảo, một ngôi nhà ở Belgravia, London và 2 người hầu, Jackie trả lời: “Ý tôi nói là tiền thật cơ”.
Mải mê chinh chiến và yêu đương
Năm 26 tuổi, Lee cưới nhà kinh doanh bất động sản Stanislaw “Stash” Radziwill, một cựu Hoàng tử Ba Lan, 44 tuổi và đã ly dị hai lần. Sống ở London, người phụ nữ xinh đẹp này thích được gọi là “Công nương” mặc dù chồng mình đã bỏ mọi tước hiệu khi chuyển sang quốc tịch Anh năm 1951. Chẳng bao lâu, năm 1962, Lee một lần nữa lao vào cuộc tình mới với Aristotle Onassis, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. Hấp dẫn, thích phiêu lưu, người đàn ông được bạn bè lôi kéo đến với Lee, người kém ông ta 27 tuổi khi than thở rằng đang “buồn và cô đơn”.
“Aristotle là người mà tôi xứng đáng được hưởng”, Lee tuyên bố. Vì vậy, bà tự trách mình vì đã mời chị gái tham gia cùng mình và Onassis trên chuyến du thuyền vào tháng 10-1963, do thời gian đó Đệ nhất phu nhân nước Mỹ đang xuống tinh thần vì mất con trai Patrick, ngay sau khi sinh.
Video đang HOT
Vào ngày 22-11-1963, vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát, ông Onassis đã gọi điện cho Jackie bằng số riêng mà bà đã cho rồi bay tới Washington ngay. Nhưng 1 năm sau khi Tổng thống qua đời, bà Jackie bắt đầu mối tình mới, không phải với anh rể Bobby Kennedy như lời đồn mà là Jack Warnecke, một kiến trúc sư cao lớn, đẹp trai.Onassis chuyển ngay sự chú ý đến Jackie. Khi đó, nụ hôn dài của nhà tài phiệt vào cả hai má Jackie khiến nhân viên mật vụ đi cùng phải báo động.
Nhưng rồi, mối tình đầy say mê cuồng nhiệt cũng dần nguội lạnh, chỉ vì bà Jackie có lối sống xa hoa, chi rất nhiều tiền cho quần áo, đồ trang sức và đồ đạc. 2 năm rưỡi gắn bó với nhau, ông Warnecke phải thừa nhận rằng đang nợ gần 1 triệu USD, thậm chí còn cắt tiền thưởng cho nhân viên công ty để theo kịp phong cách sống của bà.
Vào mùa hè năm 1967, tỷ phú Onassis mời bà Jackie đến hòn đảo Skorpios của Hy Lạp. Vào mỗi bữa tối, bà mở khăn ăn và một viên ngọc quý lớn rơi ra. Onassis khiến Jackie mê muội vì sự giàu có của ông ta, giống như đã từng chinh phục em gái bà nhiều năm trước đó. Sau chuyến đi đó, Jackie và Warnecke đường ai nấy đi.
Khi đó, bà Janet linh cảm rằng tỷ phú Onassis có thể khiến 2 con gái của bà chia rẽ nên nói với ông ta hãy tránh xa cả 2 người. Điều đó đã bị bỏ qua, ông ta và Jackie quyết định kết hôn năm 1968. Khi ấy, Lee nổi điên, trách người chị đã đánh cắp Onassis, rằng bà đã phải rời bỏ ông ta để rồi mắc kẹt với Radziwill chỉ vì sợ gây ra tai tiếng cho chị mình, Đệ nhất phu nhân nước Mỹ.
Đến chết vẫn chưa hàn gắn
Bà Jackie và tỷ phú Onassis duy trì cuộc hôn nhân tới khi ông ta mất năm 1975, nhưng tỷ phú Onassis vẫn chỉ coi Jackie như một “tài sản đã tậu được” và tiếp tục qua lại với người khác. Trong khi đó, bà Lee có 2 con với Radziwill và ly dị năm 1974. Người phụ nữ này sau đó có quan hệ với một loạt người nổi tiếng, như chính trị gia Roy Jenkins hay Mark Shand, anh của Công tước Cornwall.
Vào những năm 1980, hai chị em họ ít gặp nhau hơn. Năm 1983, bà Janet được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Mặc dù Jackie trở thành người chăm sóc tận tụy cho mẹ nhưng trớ trêu thay, Lee lại là người mà bà Janet yêu quý nhất dù con gái út chỉ gọi điện cho mẹ một tháng một lần.
Sự oán giận của Jackie tăng lên khi bà biết rằng vào năm 1987, bà Janet đã cho Lee 750.000 USD, gọi là món quà đền bù cho sự thiên vị thời nhỏ. Nhưng hiển nhiên số tiền đó không đáng là bao bởi khi tỷ phú Onassis qua đời, bà Jackie nhận được hơn 25 triệu USD tiền thừa kế.
Khi bà Janet từ giã cõi đời, có lẽ bà vẫn nghĩ là 2 con gái mình không thể hàn gắn được tình chị em do liên quan đến tỷ phú Onassis. Đúng vậy, người mẹ ra đi, 2 chị em còn đi xa nhau hơn. Bà Jackie sau đó sống với nhà buôn kim cương Maurice
Tempelsman, người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 1994. Cũng năm đó, bà qua đời ở nhà tại New York, có em gái Lee bên cạnh. “Em yêu chị rất nhiều, luôn như vậy. Hy vọng chị biết điều đó”, bà nói với chị gái mình trong khi người chị mê man do sử dụng morphine giảm đau.
Triệu phú Jackie đã không để lại của cải gì cho em gái mình. Tin tức đó giống như một cú sốc lớn cho bà Lee và hàng triệu người hâm mộ “Jackie O” trên toàn thế giới. Nhưng với những ai biết cả hai chị em họ, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.
Theo Yến Chi
An ninh thủ đô
Quê nhà 'thay da đổi thịt' nhờ danh tiếng Melania Trump
Người dân ở một thị trấn thuộc miền trung Slovenia kinh doanh phát đạt nhờ danh tiếng của Đệ nhất Phu nhân nước Mỹ.
Biển quảng cáo với dòng chữ "Chào mừng đến với thị trấn quê hương của Đệ nhất Phu nhân" ở Sevnica, Slovenia. Ảnh: NPR
Trước năm 2016, Sevnica, một thị trấn nhỏ với dân số 5.000 người ở miền trung Slovenia, được ít người biết đến. Nhưng kể từ khi bà Melania Trump trở thành Đệ nhất Phu Nhân Mỹ, Sevnica bỗng trở thành điểm thu hút khách du lịch, NPR đưa tin.
"Bà Melania đã khiến (Sevnica) xuất hiện trên bản đồ thế giới", ông thị trưởng Srecko Ocvirk phấn khởi cho biết.
Nằm sâu trong thung lũng xanh mướt gần sông Sava, bao quanh bởi những đồi thông trùng điệp, Sevnica trước kia nổi tiếng với những nhà máy sản xuất đồ lót, lễ hội xúc xích và các cuộc thi câu cá.
"Khí hậu ở đây rất tuyệt vời", hướng dẫn viên du lịch Lidija Ogorevc nói với giọng đầy tự hào, "Bạn phải nếm thử rượu và xúc xích của chúng tôi".
Cô Ogorevc đột nhiên dừng lại trước một tòa nhà trông bình thường như bao tòa nhà khác và dõng dạc tuyên bố: "Đây là một công trình văn hóa".
Hóa ra đây là một nhà máy sản xuất quần áo trẻ con nơi bà Amalija Knavs, mẹ của Đệ nhất Phu nhân Melania Trump, từng làm việc.
"Thơm lây" người nổi tiếng
Phu nhân của Tổng thống Mỹ đương nhiệm sinh ra và lớn lên ở Sevnica. Cả tuổi thơ, bà sống cùng cha mẹ, ông Viktor và bà Amalija Knavs, trong một khu tập thể. Theo người dân, gia đình Knavs hiện vẫn sở hữu một ngôi nhà hai tầng màu trắng lợp mái ngói tối màu trong trung tâm thị trấn.
Người dân Sevnica rất thức thời khi tận dụng sự quan tâm của công chúng về bà Melania Trump để phát triển các dịch vụ du lịch.
Trong một tour đi bộ kéo dài 5 giờ có giá khoảng 90 USD cho hai người do chính quyền địa phương tổ chức, khách du lịch được tới thăm những địa điểm gắn liền với tuổi ấu thơ của Đệ nhất Phu nhân Mỹ ví dụ như ngôi trường cấp một nơi bà từng theo học.
Tiếp theo, khách du lịch dừng chân tại một tiệm bánh ngọt để thưởng thức bánh táo "Đệ nhất Phu Nhân" hay bánh mousse sô-cô-la phủ các loại hạt có tên Melanija, tên của bà Melania Trump trong tiếng Slovenia.
"Chúng tôi muốn tạo ra những chiếc bánh mang cả hương vị Mỹ và đặc trưng của Sevnica", chủ tiệm bánh Maja Kozole Popadic nói.
Maja Kozole Popadic, chủ tiệm bánh địa phương, cầm chiếc bánh táo kiểu Mỹ có tên "Đệ nhất Phu nhân". Ảnh: NPR
Tại điểm dừng chân tiếp theo, cửa hàng bán giày Kopitarna, với $60, khách du lịch có thể mua một đôi dép đi trong nhà được gọi "Bạch Ốc", tên nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ.
"Chúng tôi sản xuất 300 đôi và đã bán gần hết rồi", chủ tiệm nói và cho biết thêm không chỉ khách du lịch mà người dân thị trấn cũng rất thích.
Chính quyền địa phương ước tính nhu cầu mua những tour du lịch tương tự như vậy đã tăng 30% kể từ đầu năm đến nay.
"Khách du lịch đến từ các nước châu Âu xung quanh, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ", thị trưởng Ocvirk nói. "Từ một thị trấn nhỏ vô danh, bây giờ chúng tôi đã xuất hiện trên bản đồ du lịch thế giới".
"Bà Melania lớn lên ở đây, bà ấy từng là hàng xóm của chúng tôi," ông Ocvirk giới thiệu. "Người ta chủ yếu biết đến bà ấy với tư cách là vợ của Tổng thống Mỹ nhưng chúng tôi muốn tập trung vào con người của bà Melania".
Kể từ khi Melania Trump, tên thời con gái là Melanija Knavs, rời Slovenia vào những năm 1990 để theo đuổi nghề người mẫu ở Mỹ, bà chưa bao giờ quay lại thị trấn quê hương.
An Hồng
Theo VNE
Vợ Trump "khổ sở" với vai trò Đệ nhất Phu nhân Sự không thoải mái khiến bà Trump ngày càng sống kín hơn, theo một nguồn tin thân cận. Melania Trump, Đệ nhất Phu nhân nước Mỹ Melania Trump được cho là đang "khổ sở" trong vai trò Đệ nhất Phu nhân mới của mình vì với trò này, bà luôn trở thành tâm điểm của phương tiện truyền thông, Independent đưa tin. Thật...